Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Pseudomonas là chi vi khuẩn thường chỉ gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở những người có hệ miễn dịch yếu. Điều đó có nghĩa người dễ nhiễm loại vi khuẩn này nhất là các bệnh nhân ốm yếu hay phải nằm viện. Các trường hợp nhiễm trùng như vậy thường được chữa bằng kháng sinh, nhưng cũng không dễ tìm được loại kháng sinh hiệu quả vì vi khuẩn ngày càng trở nên kháng với nhiều loại thuốc kê toa phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn gởi mẫu vi khuẩn tới phòng thí nghiệm kiểm tra thì có khả năng tìm được cách điều trị.[1]

Phần 1
Phần 1 của 2:

Nhận diện và Điều trị Ca nhiễm Pseudomonas nhẹ

  1. 1
    Nhận diện trường hợp nhiễm vi khuẩn Pseudomonas nhẹ. Pseudomonas thường chỉ gây triệu chứng nhẹ ở người khỏe mạnh có hệ miễn dịch tốt, và có thể lây lan qua đường nước uống. Đã có các báo cáo về:[2]
    • Nhiễm trùng mắt ở người thường xuyên sử dụng kính đeo áp tròng. Để tránh nhiễm trùng bạn phải chọn các giải pháp khác bên cạnh việc đeo kính áp tròng, tránh thường xuyên đeo loại kính này. Không đeo kính áp tròng lâu hơn thời gian bác sĩ khuyến cáo hay theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Nhiễm trùng tai ở trẻ em sau khi bơi trong nước ô nhiễm. Điều này có thể xảy ra nếu hồ bơi không có đủ clo để sát khuẩn cho nước.
    • Phát ban ngoài da sau khi tắm bồn nước nóng ô nhiễm. Ban thường xuất hiện dưới dạng các chỗ sưng màu đỏ và ngứa, hoặc phồng rộp xung quanh lỗ chân lông. Ban nổi nặng hơn ở những vùng da được quần áo tắm che chắn.[3]
  2. 2
    Nhận biết triệu chứng của các trường hợp nhiễm khuẩn Pseudomonas. Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas phụ thuộc vào vị trí xảy ra nhiễm trùng.
    • Nhiễm trùng máu có đặc điểm gây sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ và khớp, và tình hình sức khỏe rất nghiêm trọng.[4]
    • Nhiễm trùng phổi (viêm phổi) bao gồm các triệu chứng như ớn lạnh, sốt, ho có đờm, khó thở.[5]
    • Nhiễm trùng da có thể gây phát ban ngứa, loét chảy máu và/hay nhức đầu.[6]
    • Nhiễm trùng tai xuất hiện dưới dạng sưng, đau tai, ngứa trong tai, tai rỉ nước và nghe không rõ.[7]
    • Nhiễm trùng mắt bao gồm các triệu chứng như sau: viêm, có mủ, sưng, ửng đỏ, đau mắt và tầm nhìn hạn chế.[8]
  3. 3
    Gặp bác sĩ để chẩn đoán. Bác sĩ phải trực tiếp nhìn ban và lấy mẫu vi khuẩn gởi tới phòng thí nghiệm trước khi đưa ra chẩn đoán chính xác. Việc này có thể làm bằng hai cách:[9]
    • Lấy mẫu bằng tăm bông tại chỗ nhiễm trùng trên da.
    • Lấy mẫu sinh thiết, nhưng việc này ít khi cần thiết.
  4. 4
    Thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn điều trị. Nhưng nếu bạn khỏe mạnh thì việc điều trị có thể không cần thiết, hệ miễn dịch sẽ tự nó kháng lại vi khuẩn. Tuy nhiên bác sĩ có thể đề nghị:[10]
    • Kê thuốc trị ngứa nếu bạn bị phát ban.
    • Kê thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng nặng. Khả năng bạn phải dùng thuốc kháng sinh cao hơn nếu bạn bị nhiễm trùng ở mắt.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Nhận diện và Điều trị Ca nặng

  1. 1
    Cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có nguy cơ này. Vi khuẩn Pseudomonas nguy hiểm nhất đối với những người đang nằm viện và có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn. Nếu là người lớn, bạn vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi: [11] [12]
    • Đang điều trị bệnh ung thư.
    • Bị nhiễm HIV/AIDS.
    • Đang thở máy.
    • Trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật.
    • Đang đặt ống thông đường tiểu.
    • Trong giai đoạn phục hồi sau khi trị bỏng.
    • Mắc bệnh tiểu đường.
    • Mắc bệnh xơ nang.
  2. 2
    Cảnh báo cho bác sĩ biết nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm vi khuẩn. Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết càng sớm càng tốt để được theo dõi. Vi khuẩn Pseudomonas biểu hiện dưới dạng nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí chúng xâm nhập trên cơ thể mà bạn có thể mắc:[13] [14]
    • Viêm phổi khi bạn sử dụng máy trợ thở bị nhiễm trùng.
    • Nhiễm trùng mắt
    • Nhiễm trùng tai
    • Nhiễm trùng đường tiểu khi đặt ống thông tiểu
    • Vết thương nhiễm trùng sau phẫu thuật
    • Vết loét bị nhiễm trùng, xảy ra với bệnh nhân nằm lâu trên giường và phát sinh lở loét
    • Nhiễm trùng máu thông qua tiêm tĩnh mạch
  3. 3
    Thảo luận việc dùng thuốc với bác sĩ. Bác sĩ lấy mẫu bằng tăm bông và gởi tới phòng thí nghiệm để xác định chắc chắn bạn đang nhiễm chủng vi khuẩn nào. Phòng thí nghiệm cũng có thể xác định nên dùng loại thuốc nào để trị trường hợp nhiễm trùng đó. Vi khuẩn Pseudomonas thường kháng với nhiều loại thuốc kê toa phổ biến. Để tìm được loại thuốc hữu hiệu bác sĩ phải biết toàn bộ tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt khi bạn cho rằng mình đang mang thai hay bị suy thận. Bác sĩ có thể kê những thuốc sau:[15] [16] [17] [18]
    • Ceftazidime. Thuốc này thường hiệu quả với chủng vi khuẩn phổ biến là Pseudomonas aeruginosa. Thuốc được tiêm vào cơ hoặc tiêm tĩnh mạch, có thể không thích hợp cho bệnh nhân dị ứng với penicillin.[19]
    • Piperacillin/Tazobactam (Tazocin). Thuốc cũng hiệu quả với chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Nó có thể tương tác với các loại thuốc khác nên bạn phải cho bác sĩ một danh sách những loại thuốc bạn đang uống, bao gồm cả thuốc không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng.[20]
    • Imipenem. Đây là một kháng sinh phổ rộng thường được tiêm cùng với thuốc cilastatin. Thuốc cilastatin giúp kéo dài thời gian bán thải của kháng sinh imipenem và giúp kháng sinh hấp thu vào tế bào tốt hơn.[21]
    • Aminoglycosides (Gentamicin, Tobramycin, Amikacin). Liều dùng của những loại thuốc này cần được điều chỉnh theo trọng lượng cơ thể và sức khỏe của thận. Bác sĩ cần theo dõi máu và mức độ thủy hóa trong quá trình điều trị.[22] [23] [24]
    • Ciprofloxacin. Đây là thuốc uống hay tiêm tĩnh mạch, bạn phải cho bác sĩ biết nếu hay bị động kinh, suy thận, hay đang mang thai.[25]
    • Colistin. Đây là thuốc uống, tiêm tĩnh mạch hay dùng phương pháp xông.[26]
  4. 4
    Thay đổi chế độ ăn và cường độ hoạt động theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số bệnh nhân, chẳng hạn những người bị xơ nang, có thể phải thay đổi chế ăn và cường độ hoạt động để đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường lành bệnh.[27] [28]
    • Nếu bạn đang phải thở máy thì bác sĩ có thể khuyến nghị chế độ ăn giàu chất béo và ít cacbohydrat. Cacbohydrat làm tăng hàm lượng cacbon điôxít do cơ thể sản xuất ra, khiến bạn khó thở hơn khi đang sử dụng máy trợ thở.
    • Nếu bạn bị nhiễm trùng toàn diện cơ thể thì cần phải giới hạn cường độ hoạt động, đây không giống như trường hợp nhiễm trùng cục bộ.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Cho bác sĩ biết nếu bạn nghĩ mình đang mang thai trước khi uống bất kì loại thuốc nào.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo
  1. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001460.htm
  2. http://www.cdc.gov/hai/organisms/pseudomonas.html
  3. https://www.gov.uk/government/collections/pseudomonas-aeruginosa-guidance-data-and-analysis
  4. https://www.wales.nhs.uk/sites3/page.cfm?orgid=379&pid=13011
  5. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/pseudomonas/
  6. http://www.cdc.gov/hai/organisms/pseudomonas.html
  7. https://www.gov.uk/government/collections/pseudomonas-aeruginosa-guidance-data-and-analysis
  8. https://www.wales.nhs.uk/sites3/page.cfm?orgid=379&pid=13011
  9. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/pseudomonas/
  10. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/ceftazidime/
  11. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/tazocin/
  12. http://livertox.nih.gov/Imipenemcilastatin.htm
  13. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/gentamicin/
  14. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/tobramycin/
  15. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/amikacin/
  16. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/ciprofloxacin/
  17. http://www.nuh.nhs.uk/healthcare-professionals/antibiotics/a-z-of-bugs-and-drugs/colistin/
  18. http://emedicine.medscape.com/article/970904-treatment# d8
  19. http://emedicine.medscape.com/article/970904-treatment#d9

Về bài wikiHow này

Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 3.452 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 3.452 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo