Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Cheung, DPM. Catherine Cheung là bác sĩ chữa bệnh chân sống tại San Francisco, California. Cheung chuyên điều trị tất cả các bệnh về bàn chân và mắt cá chân, bao gồm tạo hình phức tạp. Bác sĩ Cheung liên kết với Brown & Toland Physicians và Sutter Medical Network. Cô có bằng bác sĩ bộ khoa của Đại học Y học Bộ khoa California, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Encino Tarzana và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente San Francisco. Cô được chứng nhận bởi Ủy ban Phẫu thuật Chân Hoa Kỳ.
Bài viết này đã được xem 3.140 lần.
Khi mụn cóc mọc ở bàn chân chúng không chỉ gây đau, khó chịu, mà còn khiến bạn xấu hổ, vì vậy bạn nên tìm hiểu cách trị mụn cóc trên bàn chân để vừa hết đau vừa tránh được tiếng xấu vốn thường đi kèm với tình trạng này. Thời gian điều trị có thể kéo dài, nhưng nếu bạn kiên trì thì bệnh sẽ được kiểm soát và thậm chí chữa khỏi mụn cóc hoàn toàn.
Các bước
Đánh giá Tình trạng
-
1Nhận biết sự phổ biến của mụn cóc và không chỉ mình bạn mắc bệnh này. Vì mọc trên lòng bàn chân nên người ta còn gọi là mụn cóc bàn chân.
- Virus HPV (human papillomavirus) là nguyên nhân gây ra mụn cóc, nó xâm nhập vào lớp ngoài của da và tạo ra cục thịt dày trông giống như da chai.[1]
- Mụn cóc thường mọc ở chỗ da rách hoặc ẩm ướt, nhưng cũng có thể xuất hiện trên phần da khô khỏe mạnh.
- Sau khi tiếp xúc với virus khoảng 6 tháng mụn cóc mới xuất hiện, vì vậy rất khó nhớ lại mình bị lây virus trong tình huống nào.[2]
-
2Mụn cóc phổ biến nhất ở trẻ em và thanh niên mới lớn, đây là yếu tố giúp chẩn đoán mụn cóc. (Tuy nhiên mụn có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào.)
- Bệnh cũng phổ biến ở những người có hệ miễn dịch yếu vì một số lý do khác, ví dụ như người mắc các bệnh mãn tính về da như bệnh chàm, hoặc người được cấy ghép nội tạng hay nhiễm HIV/AIDS.[3]
-
3Bệnh dễ điều trị hơn với những trường hợp mụn mọc ít và nhỏ. Một số người áp dụng phương pháp "ngồi chờ" để xem mụn có thể tự hết hay không, nhưng nếu bạn không thấy có tiến triển nào sau vài tuần, hoặc khi mụn mọc lan ra hay phát triển lớn hơn thì bạn phải tìm cách trị càng sớm càng tốt.[4]Quảng cáo
Sử dụng Cách Điều trị tại Nhà
-
1Tự mình dùng axít salicylic hay nhờ một nhân viên y tế hỗ trợ nếu bạn muốn được hướng dẫn kỹ hơn.[5]
- Trước khi trị bằng axít salicylic, bạn dùng giũa móng tay hay đá bọt mài lớp ngoài của mụn để loại bỏ tế bào da chết (phần da chai).[6] Chắc chắn bạn sẽ nhận ra khi nào mài hết phần da chai vì da bên dưới đó khá nhạy cảm, gây đau nếu tiếp tục mài.
- Nhúng ướt bàn chân (nhúng cả hai bàn nếu mụn mọc trên cả hai chân) trong nước ấm từ 10-20 phút trước khi điều trị.[7] Nước làm mềm da và nâng cao hiệu quả khi dùng axít chữa trị. Sau đó bạn nhớ lau khô chân hoàn toàn để miếng dán axít salicylic có thể bám tốt vào đó.
- Ép miếng dán axít salicylic vào chỗ có mụn trên bàn chân,[8] thời gian tốt nhất để đắp miếng dán là trước giờ ngủ vào mỗi tối. Để qua đêm và tháo ra vào buổi sáng. Tiếp tục biện pháp điều trị cho tới khi mụn cóc không còn và kéo dài thêm một tới hai tuần sau đó để đảm bảo virus HPV đã được loại bỏ tận gốc.
- Lưu ý với người mắc bệnh "thần kinh ngoại biên" (là bệnh liên quan tới tổn hại ở dây thần kinh) thì không nên sử dụng axít salicylic. Lý do vì sự suy giảm cảm giác có thể khiến những người này không thể cảm nhận được nếu axít salicylic đang làm tổn thương da họ.
-
2Dùng băng keo vải - một phương pháp hiệu quả khác có thể làm ở nhà. Người ta vẫn chưa hiểu rõ vì sao băng keo vải có thể trị được mụn cóc bàn chân, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rất nhiều người đã thành công với phương pháp này, vì vậy bạn cũng nên thử.[9]
- Băng keo vải màu bạc có bán ở các cửa hàng đồ gia dụng tốt hơn băng keo trong, đơn giản vì nó có khả năng bám dính vào da tốt hơn. [10]
- Ép miếng băng keo lên lòng bàn chân (đủ lớn để che tất cả số mụn) và để yên như vậy trong sáu ngày. Nếu nó rơi ra trước thời hạn này thì dán lại bằng miếng băng keo mới càng sớm càng tốt, vì mục đích là phải che kín mụn cóc 6 ngày liên tục. Sau đó gỡ băng keo ra một ngày để chỗ da có mụn tiếp xúc với không khí. Sau khi tháo băng keo bạn phải nhúng ướt chân trong nước ấm từ 10-20 phút để làm mềm da, dùng giũa hay đá bọt mài hết tế bào chết trên bề mặt. [11]
- Một điểm lưu ý là những người thành công với phương pháp dùng băng keo đều thấy có tiến triển tốt sau hai tuần đầu, và thường kết thúc điều trị trong vòng bốn tuần. Nếu bạn không thấy dấu hiệu này thì tốt nhất nên chuyển sang phương pháp khác. [12]
- Không sử dụng băng keo vải trị mụn cóc đối với các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, tuần hoàn máu đến tay chân kém (y học gọi là "bệnh động mạch biên"), có vấn đề ở dây thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên) hoặc bất kì bệnh mãn tính nào về da, vì băng keo có thể gây kích ứng da đối với những người này.[13]
-
3Để mụn cóc tiếp xúc với nhiệt độ cao (gọi là "thân nhiệt cao"). Với phương pháp này bạn nhúng bàn chân có mụn cóc vào nước ở xấp xỉ 45°C, trong 30-45 phút và làm hai tới ba lần mỗi tuần.[14]
-
4Sử dụng tép tỏi.[15] Bằng cách chà và đắp tỏi lên chỗ da có mụn mỗi tối (sau đó dùng băng hay băng keo phủ lên lớp tỏi), một số người đã trị thành công mụn cóc.
- Tỏi có tính kháng virus, có lẽ đó là lý do nó được dùng để trị mụn cóc.
- Nếu không thấy tình hình cải thiện sau hai tới ba tuần thì bạn nên chuyển sang cách điều trị khác.
-
5Bôi tinh dầu cây trà.[16] Tinh dầu cây trà có tính kháng vi sinh vật, do đó bạn có thể dùng làm phương pháp "chữa trị tại nhà" bằng cách thoa vào chỗ da có mụn hằng đêm rồi dùng băng quấn che kín.
- Tương tự, nếu không thấy tình hình cải thiện sau hai tới ba tuần thì bạn nên chuyển sang cách điều trị khác.
Quảng cáo
Điều trị theo Liệu trình/Dùng Thuốc
-
1Yêu cầu bác sĩ dùng liệu pháp lạnh (còn gọi là nitơ lỏng).[17] Đây là cách cho chất lỏng cực lạnh tiếp xúc với da nhằm đông lạnh và phá hủy mụn cóc.[18]
- Thông thường bạn phải tái khám nhiều lần để nhận đủ liệu trình điều trị bằng nitơ lỏng trước khi bệnh khỏi hoàn toàn,[19] bác sĩ sẽ cho bạn biết thời gian cụ thể của các lần tái khám sau đó. Sau khi đã hết mụn cóc bạn nên dùng axít salicylic từ một tới hai tuần để chắc chắn chúng không tái phát. [20]
- Vì liệu pháp chữa trị bằng nitơ lỏng hơi gây đau nên không được khuyến nghị dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên với trẻ lớn hơn hoặc người lớn thì hầu như không có vấn đề gì. [21]
- Đối với người có màu da tối phương pháp này có khả năng làm mất sắc tố tại chỗ da điều trị (làm sáng màu da).[22] Nếu lo ngại về mặt thẩm mỹ thì bạn có thể nhờ bác sĩ gợi ý một phương pháp điều trị khác.
- Nếu bạn thấy có sự biến đổi sắc tố sau lần điều trị đầu tiên bằng nitơ lỏng mà cảm thấy không thích thì có thể dừng lại giữa chừng. Tổn hại do một lần điều trị gây ra rất nhỏ (thậm chí chưa chắc có), nhưng nó sẽ tồn tại mãi mãi nên bạn cần dừng ngay nếu không thích.
-
2Trị mụn cóc bằng phương pháp xén bỏ. Đây là thủ thuật do bác sĩ thực hiện nếu phương pháp dùng nitơ lỏng không thành công.
- Nếu bác sĩ cho rằng thủ thuật này cần thiết, đầu tiên họ tiêm một ít thuốc tê cục bộ (tác nhân đông lạnh) vào vùng da xung quanh mụn cóc.[23]
- Tác nhân đông lạnh đảm bảo cho quá trình thực hiện không làm bạn quá đau.
- Sau khi hoàn tất việc đông lạnh, bác sĩ dùng dao phẫu thuật nhỏ cắt mụn khỏi da.[24]
- Sau khi cắt xong họ còn đề xuất thêm biện pháp điều trị bổ sung để đảm bảo chắc chắn mụn cóc không tái phát.
-
3Hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị khác. Có một số thuốc trị mụn cóc như Cantharidin, 5-Fluorouracil, Imiquimod và các thuốc khác thuộc loại "miễn dịch".[25] Các thuốc này thường là lựa chọn cuối cùng nhưng chắc chắn bạn và bác sĩ nên thảo luận về việc sử dụng chúng.Quảng cáo
Lời khuyên
Cảnh báo
- Bạn nên nhớ nếu mình mắc các bệnh mãn tính về da, có vấn đề về tuần hoàn máu hay dây thần kinh, hoặc mắc bệnh khác làm suy yếu hệ miễn dịch, bạn phải đi khám bệnh trước khi cố gắng thử điều trị bằng bất kì cách nào (tự trị ở nhà hay dùng thuốc kê toa).
Tham khảo
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/plantar-warts-palmer-warts
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/plantar-warts/basics/treatment/con-20025706
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/plantar-warts-palmer-warts
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1133317-treatment
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1133317-treatment
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1133317-treatment
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/plantar-warts/basics/treatment/con-20025706
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/plantar-warts/basics/treatment/con-20025706
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1133317-treatment
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1133317-treatment
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics
- ↑ http://www.uptodate.com/contents/skin-warts-beyond-the-basics