Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bệnh chàm có thể gây đau và khó chịu trên bất kì bộ phận nào của cơ thể, nhưng chàm trên bàn tay là vấn đề phức tạp hơn nhiều. Bất kể nguyên nhân gây chàm là do chất kích ứng, tác nhân gây dị ứng hay do di truyền, bạn vẫn có cách để trị nó. Một trong những việc đầu tiên cần làm là đi khám bệnh để xác nhận chắc chắn tình trạng của bạn đúng là bệnh chàm. Ngoài ra bác sĩ còn xét nghiệm để biết nguyên nhân của chàm là do chất gì gây ra. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị dùng kem corticosteroid, thuốc kháng sinh, chườm lạnh hoặc thay đổi các sản phẩm bạn sử dụng hằng ngày. Hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây để biết cách trị chàm trên tay.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận diện Bệnh Chàm trên Bàn Tay

  1. 1
    Tìm các triệu chứng của chàm. Chàm trên bàn tay hay ngón tay là tình trạng bệnh khá phổ biến, nếu bạn nghi ngờ mình bị chàm thì nên đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và có cách điều trị phù hợp. Có thể bạn đã bị chàm nếu xuất hiện bất kì triệu chứng nào dưới đây trên bàn tay hay ngón tay:[1]
    • Ửng đỏ
    • Ngứa
    • Đau
    • Da rất khô
    • Nứt nẻ
    • Phồng rộp
  2. 2
    Xác định xem bệnh chàm có phải do chất kích ứng tạo ra. Viêm da tiếp xúc kích ứng là loại bệnh chàm tay phổ biến nhất. Loại chàm này xảy ra khi bạn tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với chất kích ứng da. Sản phẩm gây kích ứng có thể là bất kì chất gì có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với da, bao gồm chất tẩy rửa, hóa chất, thực phẩm, kim loại, nhựa và thậm chí cả nước. Triệu chứng của loại bệnh chàm này bao gồm:[2]
    • nứt nẻ, ửng đỏ trên đầu ngón tay và ở màng da giữa các ngón tay
    • ngứa như kim châm và nóng khi tiếp xúc với chất kích ứng
  3. 3
    Xác định xem bệnh chàm có phải do dị ứng tạo ra. Một số người mắc loại bệnh chàm có tên viêm da tiếp xúc dị ứng. Trong trường hợp này bệnh chàm phát sinh khi bạn dị ứng với một chất nào đó như xà phòng, thuốc nhuộm, hương liệu, cao su hay thậm chí một loại thực vật. Triệu chứng của loại chàm này chủ yếu tập trung ở mặt trong bàn tay và trên đầu ngón tay, nhưng chúng có thể xuất hiện bất kì nơi nào trên bàn tay. Triệu chứng bao gồm:[3]
    • phồng rộp, ngứa, sưng và ửng đỏ không lâu sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
    • bong tróc, tạo vảy và làm nứt da
    • làm thẫm màu và/hoặc làm dày da sau khi tiếp xúc lâu với chất gây dị ứng
  4. 4
    Xác định xem bệnh chàm có phải do viêm da cơ địa gây ra. Chàm trên bàn tay do viêm da cơ địa gây ra phổ biến ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn, nhưng người lớn vẫn có thể mắc bệnh này. Nếu bạn có triệu chứng của bệnh chàm trên bàn tay và các bộ phận khác của cơ thể, viêm da cơ địa có thể là nguyên nhân. Triệu chứng của viêm da cơ địa bao gồm:[4]
    • rất ngứa trong nhiều ngày hay nhiều tuần
    • da dày hơn
    • tổn thương trên da
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều trị Bệnh Chàm trên Bàn tay

  1. 1
    Đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán. Trước khi áp dụng bất kì cách điều trị nào bạn cần gặp bác sĩ để khẳng định triệu chứng mình gặp phải là của bệnh chàm, không phải do một loại bệnh khác, chẳng hạn như bệnh vẩy nến hay nhiễm trùng nấm. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra lộ trình điều trị tốt nhất, hoặc giới thiệu bạn tới một chuyên gia khác nếu tình trạng chàm quá nghiêm trọng. [5]
  2. 2
    Hỏi bác sĩ về xét nghiệm dị ứng áp da. Để xác định nguyên nhân gây ra chàm bác sĩ có thể làm xét nghiệm dị ứng áp da, nhằm tìm ra chất gây dị ứng. Nếu nghi ngờ chất gây dị ứng là nguyên nhân gây ra chàm tay thì bạn nên cho bác sĩ biết để họ làm xét nghiệm áp da. Kết quả xét nghiệm cho bạn biết chất gì gây ra chàm để sau này bạn tránh tiếp xúc với chúng.[6]
    • Với phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ bôi một chất lên miếng dán và dán nó lên da (hoặc dùng nhiều miếng dán cho nhiều chất khác nhau), từ đó tìm ra chất nào gây ra chàm. Bản thân xét nghiệm không làm đau, nhưng bạn có thể cảm thấy đau hay kích ứng do các chất thử, và còn tùy thuộc vào chúng phản ứng thế nào với da bạn.[7]
    • Niken là chất kích ứng phổ biến có khả năng làm bùng phát chàm. Xét nghiệm áp da phát hiện được niken nếu nguyên nhân do nó gây ra.
    • Bạn cũng nên soạn một danh sách các sản phẩm mà mình hay dùng ở gần hoặc trên hai bàn tay. Danh sách này có thể bao gồm xà phòng, chất dưỡng ẩm, sản phẩm lau rửa và bất kì chất đặc biệt nào mà bạn có khả năng đã tiếp xúc trong công việc hay lúc làm việc nhà.
  3. 3
    Cân nhắc sử dụng thuốc mỡ hydrocortisone 1%. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc mỡ hydrocortisone 1% để trị bệnh chàm. Loại thuốc này được bán trực tiếp không cần toa hoặc phải theo toa. Bạn nên nhờ bác sĩ hướng dẫn nếu không chắc mình nên mua loại thuốc nào.
    • Hầu hết các loại thuốc mỡ hydrocortisone đều nên bôi khi da còn ẩm, như sau khi tắm hoặc sau khi rửa tay. Bạn nhớ làm theo hướng dẫn đi kèm với sản phẩm khi mua.[8]
    • Bác sĩ sẽ kê loại thuốc bôi corticosteroid mạnh hơn trong một số trường hợp, nhưng bạn phải mua thuốc bằng toa. [9]
  4. 4
    Chườm lạnh để giảm ngứa. Bệnh chàm thường gây ngứa rất nhiều nhưng bạn nhớ không được dùng tay gãi. Càng gãi bệnh càng nặng hơn và có khả năng làm rách da khi gãi, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Nếu tay quá ngứa thì bạn nên chườm lạnh để làm dịu bớt.[10]
    • Muốn làm túi chườm lạnh bạn chỉ cần bọc chiếc khăn tay hay khăn giấy lớn xung quanh túi nước đá.
    • Đồng thời bạn nên cắt ngắn và giũa phẳng móng tay để đề phòng làm tổn thương da và khiến bệnh chàm nặng hơn khi vô tình gãi.[11]
  5. 5
    Cân nhắc uống thuốc kháng histamin. Trong một số trường hợp thuốc kháng histamin dạng uống có thể trị bệnh chàm trên bàn tay. Bạn nhớ rằng các thuốc này gây buồn ngủ, vì thế không nên uống vào ban ngày khi có rất nhiều nhiệm vụ phải làm. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết liệu uống thuốc kháng histamin có phải là giải pháp tốt cho trường hợp của bạn không.[12]
  6. 6
    Nhờ bác sĩ tư vấn về thuốc kháng sinh. Đôi khi chàm dẫn tới tình trạng nhiễm trùng vì các chỗ phồng rộp và nứt nẻ tạo thành vết thương hở trên da. Nếu da bạn sưng đỏ, nóng và đau, hoặc nếu bệnh không thuyên giảm với các cách điều trị chàm thì khả năng bạn bị nhiễm trùng. Nhưng bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng kháng sinh trị nhiễm trùng do chàm gây ra.[13]
    • Không uống thuốc kháng sinh trừ khi được bác sĩ chỉ định. Uống kháng sinh khi không cần thiết sẽ khiến chúng mất hiệu quả lúc thật sự cần.
    • Uống đủ đợt điều trị bằng kháng sinh mà bác sĩ đã chỉ định. Cho dù nhiễm trùng gần như đã hết, bệnh vẫn có thể tái lại và khó chữa hơn nếu bạn không uống đủ kháng sinh cho đợt điều trị.[14]
  7. 7
    Nhờ bác sĩ tư vấn về thuốc kê toa. Đôi khi chàm bàn tay không thể trị bằng thuốc bôi cục bộ mua không cần toa. Trong trường hợp như vậy bác sĩ cần kê thuốc corticosteroid tác động trên toàn cơ thể (không phải cục bộ), hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Bạn không nên xem xét các lựa chọn này nếu chưa thử qua những biện pháp điều trị khác, vì chúng có thể gây tác dụng phụ tiêu cực.[15]
  8. 8
    Tham khảo về thuốc điều biến miễn dịch bôi cục bộ. Nếu bệnh chàm không thể trị bằng bất kì phương pháp nào khác thì bạn nên hỏi bác sĩ về kem bôi điều biến miễn dịch mua theo toa. Elidel và Protopic là các kem bôi loại này đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận về khả năng trị chàm. Đây là thuốc làm thay đổi cách hệ miễn dịch tương tác với một số chất, vì vậy chúng có thể hữu hiệu nếu các phương pháp khác không cho kết quả.
    • Bình thường kem bôi điều biến miễn dịch an toàn khi sử dụng, nhưng có khả năng gây ra tác dụng phụ dù rất hiếm, vì vậy đó chỉ là giải pháp cuối cùng.[16]
  9. 9
    Tham khảo về liệu pháp quang học. Một số bệnh da liễu, bao gồm cả bệnh chàm, phản ứng tốt với liệu pháp quang học, tức là tiếp xúc với ánh sáng cực tím một cách có kiểm soát.[17] Tốt nhất bạn chỉ áp dụng liệu pháp này sau khi giải pháp bôi cục bộ đã thất bại, nhưng trước khi áp dụng liệu pháp điều trị trên toàn cơ thể.[18]
    • Liệu pháp quang học hiệu quả trên 60-70% số bệnh nhân tham gia nhưng cần kiên trì điều trị nhiều tháng mới thấy được hiệu quả.[19]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Phòng ngừa Bệnh Chàm trên Bàn tay

  1. 1
    Giảm tiếp xúc với tác nhân gây chàm. Sau khi có kết quả xét nghiệm dị ứng áp da bạn sẽ biết chất gì gây ra chàm hoặc khiến chàm nặng hơn. Khi đó bạn phải cố gắng tránh tiếp xúc tối đa với các chất này. Chuyển sang sử dụng loại nước lau chùi khác, nhờ ai đó xử lý loại thực phẩm khiến bạn bị chàm, hoặc đeo găng tay để tạo lớp ngăn cách giữa tay và chất đó.[20]
  2. 2
    Chọn loại xà phòng và chất dưỡng ẩm không chứa hương liệu mạnh và thuốc nhuộm. Thuốc nhuộm, hương liệu trong xà phòng và chất dưỡng ẩm cũng là nguyên nhân gây ra chàm trên bàn tay. Do đó bạn nên tránh xa bất kì loại xà phòng và chất dưỡng ẩm nào chứa chất tạo hương thơm hay màu sắc nhân tạo. Tìm mua loại sản phẩm dùng cho da nhạy cảm hoặc hoàn toàn có nguồn gốc thiên nhiên. Nếu biết chính xác loại xà phòng hay chất dưỡng ẩm nào làm bùng phát chàm thì không được sử dụng.[21]
    • Cân nhắc sử dụng sáp nguyên chất chưng cất từ dầu hỏa (sáp vaseline) thay cho chất dưỡng ẩm, nó ít gây dị ứng và có chức năng dưỡng ẩm tốt hơn.[22]
    • Không rửa tay quá thường xuyên. Mặc dù bạn phải rửa tay để loại bỏ chất kích ứng sau khi tiếp xúc, nhưng rửa tay quá nhiều lại khiến chàm nặng hơn. Tránh rửa tay trừ khi bị lấm bẩn.[23]
  3. 3
    Giữ tay khô ráo. Bàn tay thường xuyên ẩm ướt sẽ có nguy cơ mắc chàm cao hơn. Nếu bạn thường phải dành quá nhiều thời gian cho việc rửa bát hoặc làm những việc khác tiếp xúc với nước, tốt nhất bạn nên giảm các hoạt động này hoặc dùng bất kì cách nào tránh cho tay không ẩm ướt.[24] Ví dụ, bạn có thể dùng máy rửa bát đĩa thay cho rửa bằng tay, hoặc ít nhất phải mang găng tay để giữ tay khô ráo trong lúc rửa.
    • Lau khô tay ngay sau khi rửa hoặc khi tay ướt, và phải chắc chắn hai bàn tay hoàn toàn khô ráo.
    • Tắm nhanh để giảm thời gian hai tay tiếp xúc với nước.[25]
  4. 4
    Thường xuyên dưỡng ẩm tay. Sử dụng chất dưỡng ẩm tốt là yếu tố thiết yếu trong phòng ngừa bệnh chàm. Nhưng bạn phải chọn loại chất dưỡng ẩm không gây kích ứng da. Chất dưỡng ẩm dạng mỡ là lựa chọn tốt nhất cho bệnh chàm tay, chúng giữ ẩm tốt hơn và ít làm ngứa hay nóng khi thoa lên da đã bị kích ứng. Luôn mang theo mình chất dưỡng ẩm để đảm bảo hai bàn tay được giữ ẩm tốt nhất. Thoa kem bất kì khi nào rửa tay hoặc khi bạn thấy hai tay khô.[26]
    • Bạn có thể nhờ bác sĩ kê thuốc giữ ẩm như loại Tetrix.[27] Thuốc này hiệu quả hơn rất nhiều so với các loại chất dưỡng ẩm mua ngoài cửa hàng.
  5. 5
    Mang găng tay lót vải cotton nếu phải tiếp xúc với chất gây kích ứng hay dị ứng. Nếu bạn không thể tránh sử dụng hóa chất và các chất khác gây kích ứng da tay thì nên đeo găng tay cao su lót vải cotton để bảo vệ tay. Mang găng tay bất kì khi nào cần thao tác với những chất này.
    • Nếu cần bạn nên giặt găng tay bằng xà phòng không chứa hương liệu và thuốc nhuộm. Lộn ngược mặt trong ra ngoài và phơi khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.[28]
    • Nếu bạn cần đeo găng tay khi nấu ăn và lau chùi thì phải mua hai đôi riêng biệt cho từng công việc.
  6. 6
    Tháo nhẫn khi phải thao tác với chất kích ứng hay dị ứng. Nhẫn làm mắc kẹt các chất này tại phần tiếp xúc giữa da và nhẫn. Do đó phần da bên dưới nhẫn và khu vực xung quanh nó bị chàm nặng hơn. Bạn phải tháo nhẫn trước khi tiếp xúc với tác nhân gây tràm, trước khi giặt đồ hay thoa chất dưỡng ẩm.[29]
  7. 7
    Hỏi bác sĩ về việc ngâm tay trong dung dịch thuốc tẩy để trị chàm. Sử dụng dung dịch thuốc tẩy pha rất loãng với nước có thể giảm số lượng vi khuẩn trên tay, do đó có lợi cho người đang bị chàm. Dĩ nhiên nếu thuốc tẩy là tác nhân gây chàm thì bạn không được áp dụng cách này. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định rửa tay bằng dung dịch thuốc tẩy trong sinh hoạt hằng ngày.[30]
    • Bạn phải nhớ pha thuốc tẩy thật loãng trước khi sử dụng. Liều lượng pha khoảng 1/2 thìa cà phê thuốc tẩy trong gần 4 lít nước.
    • Cẩn thận không để thuốc tẩy dính vào quần áo, thảm hay bất kì chỗ nào khiến màu sắc bị lem.[31]
  8. 8
    Kiểm soát căng thẳng. Trong một số trường hợp căng thẳng có thể làm bùng phát chàm hoặc khiến chàm nặng hơn. Vì vậy để loại bỏ yếu tố này bạn nên tích hợp kỹ thuật thư giãn vào cuộc sống hằng ngày. Tập thể dục đều đặn và dành ít thời gian mỗi ngày vào việc thư giãn. Bạn nên thử một số hoạt động giúp thư giãn như tập yoga, hít thở sâu hoặc thiền định.[32]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thử trang bị máy làm ẩm cho phòng ngủ, đặc biệt ở nơi có khí hậu khô hay vào mùa khô. Giữ ẩm không khí có thể giảm triệu chứng của chàm.[33]
  • Liên lạc với bác sĩ nếu tình trạng chàm nặng hơn, hoặc khi bệnh không thuyên giảm sau khi điều trị.
  • Bạn nên nhớ trị chàm cần nhiều thời gian và có khả năng bệnh không bao giờ khỏi hoàn toàn. Bạn phải tìm ra cách trị phù hợp nhất cho mình, và theo đuổi nó cho đến khi bệnh giảm bớt.[34]


Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo
  1. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/atopic-dermatitis-eczema?page=2#2
  2. http://www.eczemahelp.ca/en/tips.html
  3. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/understanding-eczema-treatment
  4. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/atopic-dermatitis-eczema?page=2#2
  5. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/using-antibiotics-wisely-topic-overview?page=2
  6. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/understanding-eczema-treatment
  7. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/atopic-dermatitis-eczema?page=2#2
  8. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/atopic-dermatitis-eczema?page=2# 2
  9. http://nationaleczema.org/eczema/treatment/phototherapy/
  10. http://nationaleczema.org/eczema/treatment/phototherapy/
  11. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/eczema-causes
  12. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/treatment-11/eczema-hands-feet
  13. http://nationaleczema.org/eczema/types-of-eczema/hand-eczema/ingredients-to-avoid/
  14. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/treatment-11/eczema-hands-feet
  15. http://nationaleczema.org/eczema/types-of-eczema/hand-eczema/protecting-your-hands-at-home/
  16. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/treatment-11/eczema-hands-feet
  17. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/atopic-dermatitis-eczema?page=3#1
  18. http://www.tetrixcream.com/about-tetrix-cream.html
  19. http://nationaleczema.org/eczema/types-of-eczema/hand-eczema/protecting-your-hands-at-home/
  20. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/treatment-11/eczema-hands-feet
  21. http://www.eczemahelp.ca/en/tips.html
  22. http://www.eczemahelp.ca/en/tips.html
  23. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/understanding-eczema-treatment
  24. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/understanding-eczema-treatment
  25. http://nationaleczema.org/eczema/types-of-eczema/hand-eczema/the-bottom-line/

Về bài wikiHow này

Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 6.152 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 6.152 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo