Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Hiện tượng nghẹt mũi xảy ra khi bạn bị cảm lạnh hay dị ứng khiến hốc mũi sưng lên và làm tích tụ dịch nhầy, do đó bạn sẽ khó thở hơn. Tình trạng này không chỉ làm bạn khó chịu mà còn khiến cơ thể mệt mỏi thấy rõ. Nhưng may mắn là chúng ta có nhiều cách trị nghẹt mũi khi không may bị cảm lạnh hay dị ứng. Bài viết dưới đây chỉ cho bạn biết cách trị nghẹt mũi bằng phương pháp tự nhiên hoặc bằng cách dùng thuốc.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Cách Chữa trị Nhanh

  1. 1
    Xì mũi. Cách nhanh nhất để làm mũi thông thoáng là đẩy dịch nhầy ra ngoài. Với phương pháp này bạn nên mang theo mình một gói khăn giấy hay nhiều khăn tay khi ra ngoài làm việc.
  2. 2
    Ăn thức ăn cay. Bạn có bao giờ lỡ ăn quá nhiều mù tạt và bị hơi cay xộc lên mũi? Đó là bởi vì thức ăn cay có thể làm loãng lớp dịch nhầy và thông thoáng mũi, dù cảm giác đó chỉ là nhất thời. Khi bị nghẹt mũi nặng thì bạn nên thử các thực phẩm sau:
    • Các loại tiêu cay
    • Ớt hay mù tạt
    • Gừng cay
    • Hạt Methi
    • Hành hay tỏi
  3. 3
    Bôi thuốc mỡ có chứa bạc hà vào mũi. Loại thuốc thoa có chứa bạc hà có thể bốc hơi sẽ tạm thời trị nghẹt mũi và giúp bạn thở dễ hơn trong một hoặc hai giờ. Hãy thoa một ít chất sáp vào mép trên bên trong mũi, hương bạc hà bốc ra sẽ mang lại hiệu quả trong giây lát.
  4. 4
    Giữ đầu thẳng đứng. Bạn có thể dùng vài chiếc gối để chống cơ thể nằm cao hơn vào ban đêm, đừng nằm thẳng trên mặt giường, như vậy nghẹt mũi sẽ đỡ hơn. Dù cách này không thể làm thông mũi nhưng giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thở dễ hơn.
  5. 5
    Mát xa các xoang. Đây là cách trị nghẹt mũi dân gian mà không cần dùng thuốc hay các chất kích thích, chỉ cần bạn dùng các ngón tay để tự mát xa, rất đơn giản nhưng hiệu quả. Đây là ba bước mát xa mà bạn có thể làm tại nhà, tại chỗ làm việc hay đang ở nơi công cộng.
    • Đặt hai ngón tay trỏ lên hai phía của hốc mắt, ngay bên trên mũi và bên dưới hàng lông mi. Bắt đầu mát xa các xoang xung quanh mũi bằng cách di chuyển các ngón tay theo vòng tròn hướng ra ngoài. Hãy thực hiện động tác này từ 20 tới 30 giây.
    • Đặt hai ngón tay trỏ ngay bên dưới mắt và tiếp tục xoay theo vòng tròn hướng ra để mát xa các xoang xung quanh mắt. Hãy thực hiện động tác này từ 20 tới 30 giây.
    • Cuối cùng bạn đặt hai ngón tay cái lên hai bên xương gò má, xoay hai ngón tay theo vòng tròn hướng ra để mát xa cho xương gò má. Liên tục xoay hai ngón tay trong thời gian 20 tới 30 giây. Hãy lập lại cách mát xa trên cho đến khi các xoang đã thông thoáng đáng kể.
  6. 6
    Đặt miếng vải ấm lên mặt. Nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm và vắt cho đến khi khăn chỉ còn ẩm mà không còn sũng nước. Ngồi xuống và đặt chiếc khăn lên mặt trong vài phút. Miếng khăn ấm có thể giúp bạn thấy dễ chịu hơn và làm thông khoang mũi.
  7. 7
    Tắm nước nóng. Hơi nước nóng sẽ đi qua phổi và vào khoang mũi, làm lỏng dịch nhờn và hết nghẹt mũi.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Phương pháp Tự nhiên

  1. 1
    Sử dụng hơi nước để làm lỏng dịch nhầy. Nếu bạn có nhiều thời gian thì ngoài việc tắm nước nóng hãy áp dụng cách điều trị bằng phương pháp xông để trị nghẹt mũi. Trong nhiều thế kỷ, xông mũi vốn là cách trị bệnh chủ yếu của nhiều người trên thế giới khi mắc bệnh có kèm nghẹt mũi.
    • Hứng 3 cốc nước vào nồi và nấu cho tới khi sôi, sau đó đem nồi nước đang sôi xuống khỏi bếp.
    • Cho vào nồi nước nóng một ít trà hoa cúc (tùy ý).
    • Khi hơi nước bớt nóng để bạn có thể di chuyển tay qua lại trên mặt nồi mà không bị phỏng thì hãy rót nước vào chiếc tô.
    • Thận trọng với hơi nước nóng khi đưa mặt lên trên tô nước, dùng một chiếc khăn phủ lấy đầu và hít sâu. Ban đầu nếu bạn không thể hít vào qua mũi thì hãy thở bằng miệng.
  2. 2
    Cấp nước cho cơ thể! Uống nước lọc hay nước ép càng nhiều càng tốt. Nếu muốn mau hết nghẹt mũi thì bạn nên uống 6-8 cốc nước, vì nước làm tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tình trạng sưng tấy bên trong khoang mũi.
  3. 3
    Sử dụng máy tạo hơi ẩm. Máy tạo hơi ẩm (nói chung là hơi nước) được khuyến khích làm phương pháp điều trị cho bệnh nghẹt mũi, vì không khí khô làm kích ứng các vách của xoang, khiến triệu chứng nghẹt mũi càng thêm nặng.[1] Vì vậy các bác sĩ khuyến khích phương pháp làm ẩm không khí.
    • Nếu bạn không có hay không muốn mua một chiếc máy tạo ẩm thực thụ thì có thể tự mình chế tạo một chiếc thô sơ, bằng cách dùng những vật dụng có sẵn trong nhà. Nấu sôi một lượng nước vừa đủ trong chiếc chảo lớn, tắt bếp và đem chảo đặt vào một nơi nào đó an toàn trong phòng. Hơi nước bốc lên từ chảo sẽ làm ẩm không khí trong phòng. Lập lại một lần nữa nếu thấy cần.
    • Nếu sử dụng máy tạo hơi ẩm thì chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải là hiệu quả nhất. Nếu để máy hoạt động nhiều, môi trường trong phòng trở nên quá ẩm ướt và biến căn phòng thành một cánh rừng nhiệt đới. Do đó tất cả những gì bạn cần là một ít hơi ẩm trong không khí.
  4. 4
    Tự pha chế dung dịch muối rửa mũi. Nước muối đóng vai trò như một dung dịch rửa mà không cần dùng thuốc. Bạn hãy cho một muỗng muối vào cốc nước và khuấy đến khi tan. Sau đó hãy cho nước muối vào một ống nhỏ giọt và bắt đầu nhỏ vài giọt vào một bên mũi trong khi nghiêng đầu về phía sau. Tiếp theo bạn xỉ hết dung dịch đã nhỏ vào mũi ra ngoài và lập lại tương tự cho mũi bên kia.
  5. 5
    Thông rửa khoang mũi bằng bình rửa chuyên dụng. Đối với một số người thông rửa mũi là cách chữa trị tức thời dành cho các triệu chứng của bệnh viêm xoang mà không cần dùng đến thuốc.[2] Bình rửa mũi hoạt động trên nguyên tắc làm loãng dịch nhầy và đẩy nó ra khỏi khoang mũi.
    • Tất cả các loại bình rửa mũi đều được bán kèm theo hướng dẫn sử dụng. Nói chung, ban đầu bạn sẽ phải điều chế một dung dịch rửa bằng cách pha nửa lít nước hơi ấm (được vô trùng) cùng với 1 thìa cà phê muối. Sau đó đổ dung dịch nước muối vào bình rửa.
    • Nghiêng đầu một góc 45 độ và đưa đầu xịt của bình vào lỗ mũi trên. Bạn bắt đầu bơm nước muối vào mũi trên, dung dịch sẽ theo đó chảy qua khoang mũi và đi ra ở lỗ mũi dưới. Nếu nước muối nhỏ xuống cổ họng thì bạn nhổ nó ra. Xì sạch mũi và lập lại cách rửa này cho mũi còn lại.
    • Bạn nên rửa mũi bao lâu một lần? Những người bị viêm xoang nặng hay bị dị ứng cảm thấy rất tốt nếu rửa mũi hằng ngày.[2] Do đó nếu tình trạng được cải thiện thì khuyến cáo nên rửa mũi ba lần một tuần.
  6. 6
    Tập thể dục. Dù đây là phương pháp cuối cùng bạn muốn chọn nhưng sự thật là vận động sẽ giúp cơ thể phục hồi. Cách dễ nhất để chữa nghẹt mũi là hít đất hai mươi lần và nhớ thở bằng mũi. Não bộ biết khi nào cần phải tiếp thêm không khí nên nó sẽ ra tín hiệu để làm giảm sưng bên trong mũi và làm loãng dịch nhầy.
  7. 7
    Tắm trong nước pha tinh dầu. Một số loại tinh dầu có thể làm tan dịch nhầy để giúp các xoang thông thoáng hơn. Vì vậy khi tắm bạn nên pha vào bồn nước ấm khoảng mười giọt tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu hương thảo hay tinh dầu trà xanh. Sau đó nằm thư giãn trong bồn cho đến khi các khoang mũi thông thoáng và thở dễ hơn.
  8. 8
    Ngủ. Nghe có vẻ hơi nghiêm trọng hóa vấn đề nhưng thực sự bạn nên nghỉ làm hay nghỉ học để ngủ vùi suốt ngày. Khi ngủ cơ thể có thời gian để tự lành bệnh, tăng sức đề kháng chống lại cảm cúm. Nếu bạn khó ngủ vì nghẹt mũi thì nên nhỏ thuốc, dùng miếng dán mũi hay thở bằng miệng (Dùng son dưỡng môi nếu muốn thở bằng miệng để tránh làm khô môi).
  9. 9
    Thư giãn. Khi căng thẳng hệ thống miễn dịch của bạn sẽ yếu đi, mà khi bạn càng căng thẳng thì các xoang mũi càng khó làm sạch hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Giải pháp Dùng thuốc

  1. 1
    Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi không cần kê toa. Bạn có thể mua thuốc trị nghẹt mũi tại các tiệm thuốc gần nhà, và hiện nay có một số dạng thuốc như sau:
    • Các loại thuốc phun có thành phần chính là naphazoline (Rhinex), oxymetazoline (Coldi-B), hay phenylephrine (Polydexa, Sinex, Rhinall).[1]
    • Thuốc dạng viên có thành phần là phenylephrine (Panadol, Sudafed PE, Sudogest PE) và pseudoephedrine ( Sudafed, Sudogest).[1]
    • Đừng dùng thuốc phun quá ba ngày vì nghẹt mũi có thể còn tồi tệ hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống thuốc quá bảy ngày mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Nói chung bạn nên tuân theo các hướng dẫn sử dụng thuốc không kê toa.
  2. 2
    Dùng chất antihistamine. Thuốc có chứa antihistamine và các thuốc chống dị ứng khác có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Bạn nên chọn loại thuốc antihistamine đồng thời có chứa thuốc trị nghẹt mũi để trị sổ mũi và hắt hơi có kèm dịch nhầy hay đau do tăng áp lực xoang. Hãy thử dùng các chất antihistamine có nguồn gốc thiên nhiên sau:
    • Cây tầm ma. Một số bác sĩ khuyên dùng cây tầm ma đã được chế biến bằng cách đông khô, nó có khả năng giảm lượng histamine do cơ thể sinh ra.[3]
    • Cây hoa chân ngựa cũng là nguồn cung cấp chất antihistamine hiệu quả. Người dân châu Âu đã từ rất lâu sử dụng loại cây này để trị các căn bệnh về da.[4] Lá của chúng có thể được nghiền ra để tạo thuốc đắp, hoặc lấy chiết xuất chế tạo thành viên uống.
    • Một nguồn cung cấp chất antihistamine khác là từ cây húng quế. Hãy cho vài nhánh cây húng quế vào nồi nước sôi và hít hơi nước đang bốc lên, chất antihistamine trong cây húng quế sẽ góp phần hạn chế lượng histamine mà cơ thể sinh ra, từ đó giảm nghẹt mũi.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Những điều Cần làm khi Gặp Bác sĩ

  1. 1
    Sẵn sàng trả lời nhiều câu hỏi căn bản. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi, và bạn sẽ không thể trị được nó nếu không trả lời thành thật. Bác sĩ thường hỏi các câu như sau:
    • Đã bị nghẹt mũi bao lâu. Nếu thời gian nghẹt mũi nhiều hơn bảy ngày thì nên đi khám bệnh ngay lập tức.
    • Màu của dịch nhầy.
    • Các triệu chứng khác bao gồm đau nhức, sốt, ho v.v...
    • Có bị dị ứng gì không.
    • Bạn có hút thuốc không.[6]
  2. 2
    Đầu tiên bác sĩ có thể cho bạn uống kháng sinh và các loại thuốc kê toa khác. Tình trạng nghẹt mũi thường là triệu chứng của bệnh cảm hay các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó bác sĩ luôn luôn kê thuốc để chống lại tình trạng nhiễm trùng.
    • Hãy nhớ cho bác sĩ biết bạn đang uống bất kì loại thuốc nào khác.
  3. 3
    Sẵn sàng cho việc nội soi, nghĩa là bác sĩ sẽ đặt một máy quay vào trong mũi để chẩn đoán bệnh. Phương pháp này nghe có vẻ hơi đáng sợ nhưng thuốc gây tê cục bộ sẽ làm bạn không cảm thấy đau và quá trình diễn ra dễ dàng. Họ sẽ luồn một chiếc máy quay rất nhỏ vào trong khoang mũi để tìm chỗ sưng, lệch lạc của vách ngăn hay chỗ nhiềm trùng. Nếu tình trạng nghẹt mũi tiếp tục kéo dài sau khi uống thuốc thì bạn nên chuẩn bị tinh thần cho việc nội soi.
    • Một cách khác để thay thế nội soi là chụp x-quang, nhưng cách này tốn nhiều chi phí và không thực tế lắm, tuy nhiên trong một số ca rất nặng thì có thể phải áp dụng.
  4. 4
    Tham khảo về phương pháp nhiệt điện cực để trị các ca nghẹt mũi mãn tính. Đây là một thủ thuật chỉ kéo dài 15 phút rất dễ làm, mục đích nhằm hâm nóng cho các xoang mũi mở ra và thông nghẹt. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và trong vòng một tiếng toàn bộ khu vực gây tê không còn cảm thấy gì.
    • Họ đặt hai chiếc kim nóng vào trong hai lỗ mũi nhưng hầu hết các bệnh nhân đều không cảm thấy đau.
    • Bạn cần phải chờ từ 1-2 tuần để hết nghẹt mũi.
    • Nếu lần đầu không phát huy hiệu quả thì phải làm lại nhiều tuần sau đó.
    • Phương pháp điều trị này thường do bác sĩ tai mũi họng thực hiện ngay tại phòng khám của họ, không cần tới bệnh viện.[7]
  5. 5
    Bạn nên hiểu bác sĩ chỉ đề nghị phẫu thuật trong trường hợp bệnh rất nặng. Nếu bạn bị nhiễm trùng nặng hay bị nghẹt nặng thì có thể phải phẫu thuật nội soi xoang mũi. Họ sẽ đưa một chiếc máy quay nhỏ vào trong lỗ mũi để thu hình ảnh hướng dẫn cho bác sĩ phẫu thuật, các khu vực nhiễm trùng sẽ được loại bỏ hay khai thông những hốc nghẹt trong mũi.
    • Bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi không bao giờ phải nằm lại viện, bạn sẽ được cho về nhà ngay hôm đó.
    • Chỉ hơi có cảm giác đau và bạn sẽ trở lại hoàn toàn bình thường chỉ trong một tuần hoặc ít hơn.
    • Đôi khi cần có biện pháp điều trị bổ sung, nhưng tỉ lệ phẫu thuật thành công khá cao.[8]
  6. 6
    Tham khảo về phẫu thuật xoắn mũi bằng tia laser (LTS), đây là phương pháp ít xâm phạm và có hiệu quả nhanh hơn. Các xoắn mũi là những cấu trúc bên trong gây ra tình trạng nghẹt mũi. Công nghệ tia laser CO2 hay KTP làm các xoắn mũi co lại sau 20 phút. Sau phẫu thuật không cần băng vết thương và bạn có thể quay lại làm việc ngay trong ngày.
    • Tình trạng nghẹt mũi vẫn còn chút ít trong một tuần sau đó trước khi khỏi hẳn.
    • Bạn sẽ được gây tê cục bộ nhẹ, nhưng không cần dùng đến kim tiêm.
    • Yếu điểm của phương pháp LTS là chi phí cao, do đó không phải phòng khám nào cũng trang bị công nghệ này.[9]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng ăn các sản phẩm chế biến từ sữa hay sô-cô-la, cả hai đều khiến dịch nhầy tích lũy nhiều hơn.
  • Tránh tiếp xúc với nước được khử trùng bằng clo. Ví dụ, chất clo trong nước hồ bơi có thể kích thích các màng nhầy và làm mũi nghẹt nặng hơn.
  • Nếu bạn bị đau đầu do viêm xoang thì có thể uống thuốc giảm đau (như Tylenol, Advil, v.v...).
  • Bạn có thể dùng miếng dán mũi nếu thấy tiện, hầu hết các tiệm thuốc đều có bán miếng dán trị nghẹt mũi.

Cảnh báo

  • Đừng thoa loại thuốc mỡ bay hơi vào mũi nếu nó gây đau khi có gió lùa vào, thuốc có thể làm bạn bị nhói như kim chích.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Travis Boylls
Cùng viết bởi:
Tác giả & Biên tập viên viết về công nghệ
Bài viết này có đồng tác giả là người viết bài của wikiHow, Travis Boylls. Travis Boylls là tác giả và biên tập viên làm việc cho wikiHow. Travis có kinh nghiệm viết các bài liên quan đến công nghệ, cung cấp dịch vụ khách hàng phần mềm và thiết kế đồ họa. Anh có chuyên môn về các hệ điều hành Windows, macOS, Android, iOS và Linux. Anh học thiết kế đồ họa tại Đại học Cộng đồng Pikes Peak. Bài viết này đã được xem 7.047 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 7.047 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo