Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chấy là loài côn trùng rất nhỏ không có cánh, chỉ sống ký sinh trên da đầu người bằng cách bám và đẻ trứng trên tóc. Ngược lại với suy nghĩ của nhiều người, chấy không lây truyền bệnh và vệ sinh kém không phải là nguyên nhân làm xuất hiện chấy trên đầu. Chúng lây lan qua sự tiếp xúc giữa người với người. Nếu bạn hay con bạn bị lây chấy thì có thể trị bằng tinh dầu cây trà.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Nhận diện và Giảm thiểu Khả năng lây Chấy

  1. 1
    Nhận diện dấu hiệu có chấy. Có nhiều nguyên nhân khiến da đầu ngứa và bạn rất dễ nhầm lẫn tình trạng đầu có gàu với đầu có chấy.[1] Điều quan trọng là bạn phải biết dấu hiệu cho thấy đầu có chấy để có thể điều trị hiệu quả:
    • Sử dụng lược có răng khít để kiểm tra tóc và da đầu tìm chấy và trứng của nó. Khi còn sống chấy có kích thước cỡ hạt mè (dài từ 2-3mm), trong khi đó trứng chấy thường có màu trắng ngả vàng bám trên thân tóc gần với da đầu. Trứng hơi nhỏ hơn kích thước của chấy trưởng thành.[2]
    • Tìm trứng bám trên tóc. Những quả trứng bám trên thân tóc cách da đầu khoảng hơn 5mm là có khả năng nở thành chấy nhiều nhất. Lý do là vì chấy phải hút một lượng máu rất nhỏ từ da đầu để tồn tại, ngoài ra hơi ấm tỏa ra từ da đầu giúp chúng phát triển tốt hơn. Các quả trứng nằm xa hơn về phía đầu cọng tóc thường sẽ chết hoặc đã nở thành chấy.[3]
    • Sử dụng kính lúp để kiểm tra da đầu và tóc. Các hạt bụi và gàu thường dễ bị nhầm lẫn với chấy, vì vậy bạn phải dùng kính lúp để xác định xem đó có phải là chấy hay trứng chấy. Nếu bạn không thấy chấy hay chỉ có trứng bám trên thân tóc và cách xa da đầu, thì tình trạng nhiễm chấy có thể đã hết.[4]
    • Quan sát phía sau tai và tại đường chân tóc. Chấy và trứng chấy dễ dàng phát hiện ở các khu vực này vì mật độ tóc khá mỏng.[5]
  2. 2
    Kiểm tra tình trạng lây chấy của mọi người trong nhà. Mặc dù chúng không thể bay hay nhảy nhưng chấy cực kỳ dễ lây và có thể lây qua mọi thành viên trong gia đình.[6] Nếu trong nhà có một người có chấy thì bạn phải kiểm tra tóc và da đầu của tất cả những người còn lại để tìm dấu hiệu của loài côn trùng này.
    • Chấy dễ lây nhất qua việc sử dụng chung lược chải đầu, mũ hay ngủ chung giường với người bị nhiễm. Nếu bạn có con ngủ chung giường hay chung phòng, hoặc thường xuyên mặc chung quần áo thì bạn phải kiểm tra tất cả những người đó tìm chấy.
  3. 3
    Thay quần áo sạch. Nếu phát hiện ai đó trong nhà có chấy thì bạn nên yêu cầu họ thay quần áo sạch, vì có khả năng trứng chấy đang bám trên quần áo, đặc biệt là áo sơ mi, khăn quấn cổ hay mũ.[7]
  4. 4
    Giặt sạch các vật dụng trong nhà mà đã được người có chấy sử dụng. Vệ sinh kém không phải là nguyên nhân làm phát sinh chấy nhưng chúng có thể bám vào vải vóc và vật dụng, từ đó lây sang người khác. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải vệ sinh và vô trùng hoàn toàn các vật dụng đó.[8]
    • Giặt bằng máy và sấy khô quần áo, ga giường, mũ, khăn tắm và tất cả vải vóc đã tiếp xúc với người bị chấy. Sử dụng nước nóng và sấy khô với nhiệt độ cao. Nếu vật đó không thể giặt bằng máy thì bạn gói vào túi nhựa và cất đi trong 2 tuần, chấy sẽ bị chết ngạt trong đó.[9]
    • Nhúng lược và bàn chải vào nước nóng (ít nhất 50°C) trong 5-10 phút, hoặc cho vào máy rửa bát bằng nước nóng.
    • Hút bụi sàn nhà và thay vải bọc nội thất. Chấy không thể sống lâu nếu chúng không được hút máu người, nhưng việc hút bụi sẽ loại bỏ những con chấy vương vãi để ngăn chúng không lây sang người khác.
  5. 5
    Cùng lúc trị chấy cho mọi người trong nhà. Bất kì ai có dấu hiệu nhiễm chấy hay những người ngủ chung phòng với người bị chấy đều phải được điều trị ngay. Nếu không một đợt chấy khác sẽ bùng phát khi chúng còn tồn tại trên tóc một người nào đó.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Sử dụng Tinh dầu cây Trà trị Chấy

  1. 1
    Mua tinh dầu cây trà. Tinh dầu cây trà có tính kháng vi sinh vật, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm và kháng virus.[10] Mặc dù người ta vẫn chưa hiểu cơ chế tác động của các tính chất này nhưng tinh dầu cây trà đã cho thấy hiệu quả trong việc diệt trứng chấy, và giảm số lượng chấy ký sinh trên đầu. Ngoài ra nó cũng có khả năng xua đuổi chấy.[11]
    • Hỗn hợp tinh dầu cây trà và tinh dầu oải hương cho thấy có tác dụng diệt chấy và trứng của nó.[12] Bạn nên tìm mua tinh dầu oải hương nguyên chất.
    • Trong khi nhiều loại dầu gội đầu và dầu xả có chứa tinh dầu cây trà, nhưng hàm lượng thường không đủ đậm đặc để phát huy hiệu quả. Tối thiểu hàm lượng tinh dầu phải chiếm 2% để có thể diệt trứng chấy.[13]
    • Tìm mua loại tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà (Melaleuca alternifolia) được sản xuất bằng kỹ thuật “chưng cất với nước”.
  2. 2
    Mua lược chải chấy. Loại lược này có răng rất khít nên có thể kiểm tra tóc ở chỗ gần với da đầu.
    • Nếu chưa có thì bạn cũng nên mua một chiếc kính lúp, để hỗ trợ kiểm tra da đầu sau khi điều trị.
  3. 3
    Pha tinh dầu trà với dầu gội đầu. Vì tinh dầu trà có thể gây kích ứng da đầu nên tốt nhất hãy pha nó với dầu gội đầu trước khi sử dụng.
    • Dùng ống thuốc nhỏ mắt và nhỏ từ 2-4 giọt tinh dầu vào chiếc bát nhỏ.
    • Cho vào đó 2-4 giọt tinh dầu oải hương.
    • Nhỏ tiếp từ 96-98 giọt dầu gội đầu, loại có hàm lượng sút nhẹ. (Nếu bạn muốn ước chừng bằng mắt thì rót đủ lượng dầu gội để tạo thành một vũng nhỏ có kích thước cỡ đồng xu.)
    • Cho thêm vài giọt dầu ôliu hay dầu dừa để giúp làm ngạt thở chấy.[14]
    • Trộn đều hỗn hợp cho đến khi hòa lẫn hoàn toàn.
  4. 4
    Bôi hỗn hợp dầu gội đầu lên tóc. Chú ý kỹ hơn tới phần da đầu vì đó là nơi chấy và trứng trú ngụ, sau đó cuộn tóc vào mũ trùm đầu khi tắm hay bơi. Để yên như vậy trong 30 phút.
    • Nếu xuất hiện triệu chứng ngứa hay nóng trong khi điều trị thì đó có thể là do phản ứng dị ứng của cơ thể.[15] Bạn phải nhanh chóng gội sạch đầu bằng nước ấm và gội lại lần nữa bằng một loại dầu gội đầu thật nhẹ. Dùng khăn tắm lau tóc và để khô tự nhiên trong không khí. Gội lại lần nữa nếu da đầu vẫn ngứa hay ửng đỏ.
  5. 5
    Khuấy dầu gội đầu thành bọt và rửa sạch với nước. Thoa bọt dầu gội lên tóc và dùng các ngón tay vuốt qua tóc để cố gắng loại bỏ càng nhiều chấy càng tốt. Gội sạch đầu hoàn toàn bằng nước ấm.
  6. 6
    Thoa dầu xả tóc. Vì dầu xả rất sệt nên nó có thể làm ngạt những con chấy còn sống mà tinh dầu trà chưa thể tiêu diệt. Ngoài ra dầu xả cũng giúp bạn chải lược bắt chấy qua tóc dễ hơn, bạn nhớ không được dùng nước gội sạch dầu xả trên tóc.
  7. 7
    Dùng lược bắt chấy chải qua tóc. Bắt đầu chải từ chỗ da đầu vì đây là nơi trứng bám và nở. Nếu người bị chấy để tóc dài thì bạn chia tóc thành từng phần nhỏ để chải từng ít một.
    • Đây là công đoạn phải làm từ từ! Nếu bạn không bắt được dù chỉ một ít trứng thì chúng sẽ nở ra trong vòng vài ngày và bắt đầu đợt chấy mới.
  8. 8
    Lập lại các Bước 3-7 mỗi ngày và thực hiện trong 7 ngày. Việc này thực sự cần thiết dù dường như quá cẩn thận. Vì trứng chấy cần khoảng một tuần để nở và phát triển thành chấy trưởng thành, do đó bạn nên duy trì biện pháp điều trị trong thời gian đủ một tuần để đảm bảo giết sạch số trứng còn rải rác đâu đó.
  9. 9
    Thường xuyên dùng dầu gội đầu chứa tinh dầu cây trà. Cho vài giọt tinh dầu trà vào dầu gội tương tự với tỷ lệ dùng để trị chấy, hay mua loại dầu gội đã có sẵn tinh dầu trà. Mỗi tuần bạn nên dùng loại dầu gội này một lần để ngăn ngừa chấy tái phát.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu con bạn có chấy thì phải thông báo cho nhà trường nơi bé học biết để họ cảnh báo các phụ huynh khác. Trẻ nhỏ lây chấy rất dễ nên cần có biện pháp phòng ngừa trên diện rộng nhằm đảm bảo chấy không bùng phát trở lại.[16]
  • Chấy chỉ sống trên da đầu người và chúng không lây qua đường thú nuôi trong nhà.
  • Tránh để con bạn tiếp xúc “đầu với đầu” tối đa có thể (không nằm đụng đầu, không nằm chung gối khi ngủ lại nhà người khác v.v…). Nhắc nhở bé không mặc chung quần áo, mũ hay các vật dụng khác với bạn bè. Như vậy khả năng con bạn bị lây chấy từ người khác sẽ thấp hơn.[17]

Cảnh báo

  • Tinh dầu cây trà có thể gây ngộ độc nếu uống phải, không thoa tinh dầu gần miệng và cũng không được uống.
  • Tinh dầu trà chưa được kiểm nghiệm về tính an toàn với phụ nữ đang mang thai hay cho con bú, do đó không khuyến cáo sử dụng với những đối tượng này.
  • Một số người dị ứng với tinh dầu trà nên nếu xuất hiện triệu chứng ửng đỏ, kích ứng hay ngứa thì bạn phải dừng sử dụng ngay.
  • Tinh dầu trà có thể gây ra tác dụng phụ liên quan tới hóc môn ở bé trai trước tuổi dậy thì, chẳng hạn như làm vú phát triển bất thường (chứng vú to ở nam giới). Mặc dù chưa thể xác định chắc chắn mối quan hệ giữa tinh dầu trà và tình trạng sức khỏe này, nhưng lời khuyên cho bạn là không nên dùng tinh dầu trà cho bé trai.[18]

Những thứ bạn cần

  • Tinh dầu cây trà
  • Lược chải chấy
  • Kính lúp
  • Dầu gội đầu có hàm lượng sút nhẹ và dầu xả

Bài viết wikiHow có liên quan

Đi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinhĐi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinh
Nhịn tiểu khi bạn không thể sử dụng nhà vệ sinhNhịn tiểu khi bạn không thể sử dụng nhà vệ sinh
Làm sạch sâu cơ thểLàm sạch sâu cơ thể
Cạo lông Vùng kínCạo lông Vùng kín
Sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổmSử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm
TắmTắm
Loại bỏ vết mực bút lông trên da
Sử dụng Băng vệ sinh Đúng cáchSử dụng Băng vệ sinh Đúng cách
Tỉa Lông MuTỉa Lông Mu
Xóa Hình xăm Tạm thời
Khử mùi xăng trên tayKhử mùi xăng trên tay
Tẩy Thuốc nhuộm tóc Dính trên DaTẩy Thuốc nhuộm tóc Dính trên Da
Loại bỏ trứng chấy khỏi tócLoại bỏ trứng chấy khỏi tóc
Loại bỏ lông ở hậu mônLoại bỏ lông ở hậu môn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007. Bài viết này đã được xem 2.999 lần.
Trang này đã được đọc 2.999 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo