Bài viết này đã được cùng viết bởi Neal Blitz, DPM, FACFAS. Neal Blitz là bác sĩ bộ khoa và bác sĩ phẫu thuật bàn chân & mắt cá chân, điều hành các phòng khám tư nhân tại Thành phố New York và Beverly Hills, California. Bác sĩ Blitz là người sáng tạo ra Thủ thuật Bunionplasty® (phẫu thuật tạo hình xử lý biến dạng ở ngón chân cái) giúp cách mạng hóa kỹ thuật phẫu thuật này. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm điều trị bệnh bàn chân và chuyên về phẫu thuật xâm lấn tối thiểu ở bàn chân và mắt cá chân. Ông nhận bằng bác sĩ bộ khoa của Đại học Y học Bộ khoa New York, sau đó hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về Phẫu thuật Chọn lọc & Tạo hình Bàn chân & Mắt cá chân tại Trung tâm Y tế Swedish, được trao học bổng tiến sĩ tại Dresden, Đức, chuyên về chấn thương và kỹ thuật tạo hình. Ông được chứng nhận có chuyên môn về Phẫu thuật Bàn chân và Phẫu thuật Tạo hình Gót chân & Mắt cá chân, được Ủy ban Phẫu thuật Bàn chân & Mắt cá chân Hoa Kỳ cấp bằng hành nghề và là thành viên của Hội đồng Bác sĩ Phẫu thuật Bàn chân & Mắt cá chân Hoa Kỳ.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Trời ơi! Bàn chân mà bị đau thì quả là tệ. Không như khi bị thương ngón tay hoặc bàn tay, bạn vẫn phải sử dụng bàn chân bị đau để đi lại. Nếu bạn bị đau mu bàn chân do bị thương hoặc do viêm gân thì thật phiền toái. May mắn thay, có một số việc mà bạn có thể làm để trị đau mu bàn chân và cảm thấy dễ chịu hơn.
Các bước
Làm thế nào để giãn mu bàn chân?
-
1Thử uốn duỗi ngón chân. Ngồi trên ghế và đặt bàn chân muốn giãn ngang qua đầu gối bên kia. Một tay nắm gót chân để giữ cố định bàn chân, tay kia từ từ đẩy ngón chân cái xuống cho đến khi bạn cảm thấy mu bàn chân giãn ra. Giữ tư thế này trong 15-30 giây, sau đó thả ra. Bạn có thể lặp lại bài tập này 2-4 lần.[1]
-
2Giãn bàn chân ở tư thế đứng. Đứng tì tay lên tường hoặc bàn để giữ thăng bằng. Uốn các ngón chân và đặt mu bàn chân muốn giãn úp trên sàn. Từ từ gập đầu gối và nghiêng về phía trước cho đến khi bạn có cảm giác kéo giãn trên mu bàn chân. Giữ tư thế này trong 3-5 giây và lặp lại động tác 10-25 lần.Quảng cáo
Làm sao bạn biết mu bàn chân bị gãy xương?
-
1Mu bàn chân sẽ bị sưng, bầm tím hoặc đau. Nếu mu bàn chân bị gãy, các triệu chứng có thể hơi khác nhau tùy vào mức độ tổn thương. Thông thường, bạn sẽ bị sưng và bầm tím trên mu bàn chân. Vùng này cũng sẽ rất đau và càng đau nhiều hơn khi bạn cố bước đi. Nếu bạn nghĩ mình bị gãy mu bàn chân, hãy đến bệnh viện để được điều trị.[3]
-
2Bạn sẽ có cảm giác đau nhói đột ngột và bàn chân trông như bị biến dạng. Nếu xương bị gãy nặng, mu bàn chân có thể bị biến dạng hoặc trông như có một khối u dưới da. Bạn cũng sẽ cảm thấy đau dữ dội và nhói ở bàn chân đến mức không thể đặt trọng lượng lên bàn chân. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chăm sóc y tế.[4]Quảng cáo
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ vì đau mu bàn chân?
-
1Khi bạn bị đau hoặc sưng. Sưng và đau dữ dội là một dấu hiệu của tình trạng gãy xương hoặc chấn thương nặng ở bàn chân. Hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra và chẩn đoán. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc và đưa ra phương pháp điều trị để giúp bạn trị đau bàn chân.[5]
-
2Khi bạn có vết thương hở hoặc bị nhiễm trùng. Nếu bạn có vết loét hoặc vết thương hở không lành, đây có thể là một dấu hiệu của một vết thương nặng hoặc một bệnh tiềm ẩn. Bên cạnh đó, nếu vết thương sưng đỏ, rỉ mủ hoặc nếu bạn bị sốt trên 38 độ C thì có thể là bạn đã bị nhiễm trùng và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Tình trạng nhiễm trùng là không thể xem nhẹ vì nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác, thế nên bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. [6]
-
3Khi bạn không thể đi lại hoặc đặt một chút trọng lượng nào lên bàn chân. Đi và đứng khó khăn có thể là một dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn hoặc chấn thương kín. Cho dù bàn chân của bạn trông vẫn bình thường hoặc bạn không nhớ là chân bị đau lúc nào, nhưng nếu bạn không thể dùng bàn chân đau khi đi lại thì hãy đến gặp bác sĩ.[7]Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu bạn bị đau mu bàn chân mà dường như không khỏi sau 2 tuần, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể thực hiện một số xét nghiệm để đảm bảo không có vấn đề gì nghiêm trọng.
Cảnh báo
- Không uống bất cứ loại thuốc nào để trị đau bàn chân mà không nói chuyện với bác sĩ trước để đảm bảo an toàn.
Tham khảo
- ↑ https://myhealth.alberta.ca/Health/aftercareinformation/pages/conditions.aspx?hwid=bo1628
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000652.htm
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-foot/symptoms-causes/syc-20355492
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/broken-foot/symptoms-causes/syc-20355492
- ↑ https://www.mayoclinic.org/symptoms/foot-pain/basics/when-to-see-doctor/sym-20050792
- ↑ https://www.mayoclinic.org/symptoms/foot-pain/basics/when-to-see-doctor/sym-20050792
- ↑ https://www.mayoclinic.org/symptoms/foot-pain/basics/when-to-see-doctor/sym-20050792
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/foot-pain/pain-in-the-top-of-the-foot/
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2009/1115/p1107.html