Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi tương tác với người đến từ các nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ được mở mang hiểu biết và tiếp cận với những góc nhìn khác nhau. Việc trò chuyện với ai đó nói ngôn ngữ khác hoặc sống theo các phong tục xã hội khác nhau thoạt nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nếu bạn thể hiện rằng mình đang cố gắng hết sức, mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ. wikiHow hôm nay sẽ tổng hợp một số lời khuyên có thể giúp bạn tránh gây hiểu lầm và tìm thấy điểm chung với mọi người (đặc biệt là người nước ngoài).

1
Lịch sự giữ khoảng cách cho đến khi bạn biết về người đó.

  1. Các nền văn hóa có quan niệm khác nhau về không gian cá nhân. Nhìn chung, việc nói chuyện sát mặt hoặc đứng/ngồi quá gần người mà bạn không quen được xem là bất lịch sự. Hãy giữ khoảng cách tầm một cánh tay (đủ không gian để cúi đầu hoặc bắt tay) cho đến khi bạn biết được khoảng cách mà đối phương cảm thấy thoải mái.[1]
    • Chẳng hạn, người Mỹ Latinh có xu hướng đứng gần và thường xuyên chạm vào nhau. Tuy nhiên, nếu bạn làm điều này với người chỉ vừa mới gặp, họ có thể cảm thấy không thoải mái.
    Quảng cáo

2
Nói chuyện từ tốn và thận trọng.

  1. Phát âm và nói từng từ một cách rõ ràng để người đối diện có thể theo kịp. Nếu bạn đang nói chuyện với ai đó mà tiếng mẹ đẻ của họ không phải là tiếng bản ngữ của bạn, hãy chắc chắn rằng họ hiểu từng từ. Bạn không nhất thiết phải cao giọng (trừ khi đối phương thực sự gặp khó khăn khi nghe), chỉ cần phát âm chính xác và đọc rõ ràng từng âm tiết của mỗi từ. Giữa mỗi câu, hãy tạm dừng một chút để họ có thời gian hiểu những gì bạn nói.[2]
    • Duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi trò chuyện nhằm xác định liệu đối phương có hiểu những gì bạn nói hay không. Nếu người này bắt đầu bối rối, hãy dừng lại và hỏi xem họ không hiểu điều gì để bạn có thể làm rõ hơn.

3
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu.

  1. Tránh sử dụng những phép ẩn dụ, thành ngữ và tiếng lóng khi nói chuyện với người nước ngoài. Người sử dụng ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của bạn có xu hướng hiểu các từ theo nghĩa đen, chính vì vậy mà những phép tu từ sẽ trở nên khó dịch hơn với họ. Nhằm giảm hiểu tình huống hiểu sai, bạn nên nói chính xác ý của mình.[3]
    • Một số từ lóng có thể ăn sâu vào tiềm thức đến nỗi thậm chí bạn không nhận ra đó là tiếng lóng. Giả sử, nếu bạn hỏi một người nước ngoài rằng: "Cậu đã có gấu chưa?" thì câu hỏi tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ khiến họ bối rối, bởi vì trong trường hợp này, "gấu" là từ lóng chỉ người yêu.
    • Tránh nói những lời chế nhạo vì nội dung này rất khó để giải thích - đặc biệt là nếu bạn đang nói chuyện với người đến từ nền văn hóa không quen sử dụng lối châm biếm hoặc óc hài hước khô khan (khả năng nói điều gì đó thái quá và buồn cười nhưng theo một cách vô cảm, thực tế).
    Quảng cáo

4
Tiết chế những cử chỉ và dấu hiệu bằng tay.

  1. Duy trì tư thế trang trọng, dè dặt bằng cách đan tay phía trước hoặc buông thõng hai bên. Những cử chỉ (đặc biệt là bằng tay) có thể dẫn đến hiểu lầm trong giao tiếp giữa những người thuộc các nền văn hóa khác nhau. Việc "trò chuyện với ngôn ngữ cử chỉ của bàn tay" vốn rất phổ biến ở nhiều nước, nhưng lại có thể trở nên quá thân mật và suồng sã đối với một số nền văn hóa.[4]
    • Một số cử chỉ bình thường trong nền văn hóa của bạn có thể trở nên thô lỗ đối với người nước ngoài. Chẳng hạn, việc chỉ tay vào mặt ai đó là hành động thô lỗ trong nhiều nền văn hóa. Ngay cả một cái gật đầu tế nhị không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa là "có", bởi vì đối với người Hy Lạp và người Bulgaria, hành động này có nghĩa là "không".[5]
    • Thông thường, bạn sẽ an toàn khi bắt chước tư thế của người đối diện. Ví dụ, nếu anh ấy/cô ấy chắp tay sau lưng và bạn cũng làm tương tự, nhiều khả năng bạn sẽ không làm phật ý hay khiến anh ấy hiểu sai ý của bạn.
    • Khi ngồi, hãy giữ bàn chân nằm phẳng trên sàn hoặc bắt chéo ở mắt cá chân và cố gắng không di chuyển quá nhiều. Hành vi để lộ lòng bàn chân hoặc hướng mũi chân vào người khác bị một số xã hội Ấn Độ và Trung Đông xem là thô lỗ.[6]

5
Xưng hô lịch sự bằng cách gọi họ của người đó.

  1. Nhiều nền văn hóa rất câu nệ hình thức đối với người lạ. Một số đất nước khác tuy thoải mái hơn nhưng với thái độ lịch sự hết mức, bạn sẽ không bao giờ có thể gây hiểu lầm. Nếu bạn đang tỏ ra trang trọng thái quá, người đối diện sẽ nhắc cho bạn biết, nhưng chắc chắn họ sẽ không khó chịu vì điều đó.[7]
    • Nhìn chung, bạn nên xưng hô với người lạ bằng "Ông" hoặc "Bà" và họ của người đó. Trong nhiều nền văn hóa, việc gọi ai đó bằng tên riêng là bất lịch sự. Nếu đối phương muốn được bạn gọi bằng tên riêng hay biệt danh nào đó, họ sẽ chủ động nói với bạn.
    • Nhớ cư xử cho phải phép! Thường xuyên sử dụng những từ như "làm ơn", "cám ơn", "thứ lỗi cho tôi", "xin thứ lỗi" và "tôi xin lỗi". Anh ấy/cô ấy sẽ càng đánh giá cao nếu bạn nói những lời này bằng tiếng mẹ đẻ của họ.
    Quảng cáo

6
Thường xuyên giao tiếp bằng mắt trong thời gian ngắn.

  1. Duy trì giao tiếp bằng mắt ngắn để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng. Giao tiếp bằng mắt mang ý nghĩa khác nhau giữa các nền văn hóa, vì thế tốt nhất là giữ cho mọi thứ diễn ra thật nhanh nếu như không muốn bị hiểu lầm. Ở một số cộng đồng người châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi, giao tiếp bằng mắt kéo dài được xem là thô lỗ và thách thức.[8]
    • Trong những nền văn hoá có mức độ phân cấp cao, chẳng hạn như nhiều quốc gia ở châu Á, bạn nên hạn chế giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc có thẩm quyền. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với vị trí của họ.
    • Trong các nền văn hóa Trung Đông, việc giao tiếp bằng mắt kéo dài với người cùng giới là bình thường, nhưng nếu bạn đang nói chuyện với người khác giới thì cần tránh nhìn vào mắt đối phương quá lâu.

7
Biểu thị những việc cần làm khi hướng dẫn.

  1. Biểu thị những việc cần làm nhằm đảm bảo rằng không có thông tin nào bị sót. Mặc dù bạn nên tiết chế những cử chỉ bằng tay nói chung, nhưng như vậy hoàn toàn khác với việc bạn hướng dẫn cho đối phương cách làm điều gì đó. Người ta thường dễ làm theo hướng dẫn bằng hành động hơn là chỉ dẫn bằng lời, đặc biệt là nếu bạn không sử dụng tiếng bản ngữ của họ.[9]
    • Chẳng hạn, nếu bạn đang nói về cách nướng bánh, hãy mô phỏng hành động khuấy bằng thìa và bát rỗng. Bạn cũng có thể vẫy tay trên bánh để mô tả cách rải đá lên sau khi bánh nguội.
    • Nếu bạn đang hướng dẫn cho ai đó cách sử dụng, hãy tự mình tiến hành từng bước cho họ thấy.
    • Biểu thị bằng cơ thể cũng hữu ích khi bạn cố gắng giao tiếp bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ và không nhớ từ vựng. Nếu bạn có thể diễn tả ý của mình, đối phương thường sẽ hiểu rất nhanh.
    Quảng cáo

8
Hỏi người đó nếu bạn không hiểu.

  1. Sử dụng những câu hỏi mở để biết thêm các chi tiết hoặc được giải thích rõ hơn. Mặc dù câu hỏi có/không sẽ giúp người đối diện dễ đối đáp hơn, nhưng một số nền văn hóa lại không đánh giá cao những câu trả lời phủ định. Chính vì lẽ đó, có khả năng bạn sẽ nhận được hàng loạt những câu trả lời "có" kể cả khi đối phương không có ý như vậy, và điều này có thể dẫn đến hiểu lầm. Những câu hỏi mở sẽ mang đến đủ thông tin để bạn xác định liệu đối phương đang nói gì.[10]
    • Tương tự, nếu như muốn chắc chắn rằng người đối diện hiểu bạn, hãy yêu cầu họ lặp lại điều bạn vừa nói thay vì chỉ hỏi họ đã hiểu chưa.
    • Bạn cũng có thể lặp lại những từ hoặc cụm từ có nhiều nghĩa như một cách để làm rõ ý.[11] Chẳng hạn, nếu người đó cứ liên tục nhắc đến trợ lý của bạn trong khi bạn không hề có trợ lý, hãy hỏi lại rằng: "Assistant?" Đối phương sẽ đưa thêm thông tin về người mà họ đang nói về và khi đó bạn có thể giải thích rõ vai trò của người này.

9
Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nền văn hóa khác.

  1. Tìm hiểu thông tin về các quy tắc ứng xử của nền văn hóa cụ thể trước khi gặp người nào đó. Chỉ cần tìm với từ khóa đơn giản như "nghi thức văn hóa", "chuẩn mực xã hội" hay "phong tục và chuẩn mực" cùng với tên của nền văn hóa hoặc đất nước của người mà bạn sắp gặp. Nếu bạn sắp nói chuyện với ai đó trong một bối cảnh cụ thể, hãy tìm hiểu về những quy tắc ứng xử có thể áp dụng của nền văn hóa đó.[12]
    • Bạn cần nhớ rằng văn hóa là cực kì đa dạng, vì thế hãy tìm hiểu càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn, mặc dù chúng ta có thể tìm được một số thông tin bằng cách tìm với từ khóa "văn hóa châu Á", nhưng bạn sẽ nắm được những thông tin cụ thể hơn nếu sử dụng từ "văn hóa Trung Quốc", "văn hóa Hàn Quốc" hay "văn hóa Nhật Bản".
    • Ví dụ: nếu bạn sắp sửa gặp người đại diện một doanh nghiệp để thảo luận về hợp đồng, hãy tìm kiếm thông tin về các chuẩn mực văn hóa trong kinh doanh lẫn khi thương thảo hợp đồng.
    • Việc học một số từ và cụm từ thông dụng trong tiếng mẹ đẻ của người đó cũng giúp ích rất nhiều! Chẳng hạn, những từ và cụm từ lịch sự như "Tôi xin lỗi", "làm ơn" và "cảm ơn" có thể giúp bạn vượt qua sơ suất (nếu có).
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn đang nói chuyện với người đến từ nền văn hóa khác và lỡ nói/làm điều gì đó thất lễ, hãy thật lòng xin lỗi và hỏi họ cách để xử lý tình huống tương tự trong tương lai. Như vậy, đối phương sẽ có cơ hội truyền đạt cho bạn về văn hóa của họ.
  • Nếu ai đó nhắc đến một khái niệm về văn hóa mà bạn không hiểu, đừng ngần ngại hỏi! Người đó có thể vui vẻ giải thích và bạn sẽ được tìm hiểu thêm kiến thức mới.[13]

Cảnh báo

  • Không nên nói đùa, đặc biệt là trong ngữ cảnh công việc. Khi giao tiếp với ai đó đến từ nền văn hóa khác, lời nói đùa của bạn sẽ rất dễ bị hiểu nhầm, thậm chí tệ hơn là nguy cơ gây phản cảm.[14]

Bài viết wikiHow có liên quan

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Đưa ra câu hỏi mởĐưa ra câu hỏi mở
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Nháy mắt
Biểu tượng hai ngón tay bắt chéo có ý nghĩa gìEmoji 🤞(biểu tượng hai ngón tay bắt chéo) có ý nghĩa gì?
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jeffrey Fermin
Cùng viết bởi:
Giám đốc tiếp thị , AllVoices
Bài viết này có đồng tác giả là Jeffrey Fermin, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 3.202 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 3.202 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo