Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mắc nghẹn là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi một mẫu thức ăn hoặc vật thể nhỏ mắc kẹt ở cổ họng thì sẽ bị nghẹn. Do đó, hãy dạy trẻ ăn miếng nhỏ, lấy lượng thức ăn phù hợp và nhai kỹ để không bị nghẹn. Hơn nữa, nếu nhà có trẻ 4 tuổi hoặc lớn hơn thì hãy lắp các thiết bị bảo vệ an toàn cho trẻ.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Tránh tiếp xúc với vật thể nhỏ

  1. 1
    Lắp thiết bị an toàn cho trẻ ở trong nhà. Khi bạn có trẻ nhỏ, tốt nhất nên để một số vật dụng ở ngoài tầm với của trẻ. Điều này không có nghĩa là bạn phải bỏ những vật dụng đó. Thay vào đó, hãy đặt chúng trong tủ và dùng khóa an toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng miếng bảo vệ đặc biệt ở tay cầm cửa để ngăn trẻ mở tủ quần áo hoặc cửa một số phòng. Đồ vật nên để xa tầm tay của trẻ gồm có:[1]
    • Bóng bay làm từ nhựa latex
    • Nam châm[2]
    • Tượng đồ chơi
    • Vật trang trí như dây kim tuyến hoặc trái châu treo trên cây thông
    • Nhẫn
    • Hoa tai
    • Nút
    • Pin
    • Đồ chơi có những vật nhỏ (như giày búp bê Barbie, mũ bảo hiểm Lego)
    • Quả bóng nhỏ
    • Viên bi
    • Các loại đinh vít
    • Kim tay[3]
    • Bút chì màu bị gãy[4]
    • Kim bấm
    • Cục tẩy
    • Viên đá nhỏ[5]
  2. 2
    Xem thông tin về độ tuổi trên đồ chơi. Đồ chơi có vật nhỏ thường không dành cho trẻ nhỏ và có thông tin cảnh báo. Hãy tuân theo hướng dẫn về độ tuổi phù hợp cho món đồ chơi đó trên bao bì. Đừng cho trẻ đồ chơi không có bao bì vì bạn sẽ không xem được hướng dẫn cần thiết.[6]
    • Khi chọn bữa ăn trẻ em, hãy báo với nhà hàng để lấy đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  3. 3
    Quét dọn các mảnh mụn hay vật thể nhỏ. Chẳng hạn, khi bạn làm đổ một gói mì ống nhỏ, hãy dọn dẹp ngay lập tức. Kiểm tra kỹ dưới bàn và ghế xem có còn mảnh nhỏ nào xót lại không. Bất kỳ thứ gì trên sàn nhà cũng là thứ để trẻ dễ dàng cho vào miệng.[7]
  4. 4
    Hướng dẫn trẻ biết tự dọn dẹp. Khi trẻ chơi với Lego hoặc giày búp bê Barbie, hãy yêu cầu trẻ tự dọn sau khi đã chơi xong. Giải thích với trẻ về việc phải cẩn thận với những vật thể nhỏ.[8] Biến việc tìm vật thể nhỏ thành trò chơi cho trẻ ở độ tuổi đi học, để xem ai tìm được nhiều vật nhỏ nhất.
  5. 5
    Quan sát khi trẻ chơi. Mặc dù bạn không thể quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi nhưng hãy luôn cảnh giác. Nếu bạn thấy trẻ đến tìm thấy vật gì đó nguy hiểm, hãy ngăn chặn lại ngay. Đưa ra quy luật về những vật mà trẻ có thể và không thể chạm vào.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Tuân thủ an toàn trong ăn uống

  1. 1
    Cắt thức ăn thành miếng nhỏ. Nên nhớ rằng, khí quản của trẻ chỉ to như ống hút thông thường. Hãy lấy hạt ra khỏi thức ăn như dưa hấu và tách hạt của quả đào.[9] Nguyên tắc này áp dụng cho trẻ nhỏ và người lớn.
    • Với bánh hot dog, hãy cắt theo chiều dài. Sau đó tiếp tục cắt nhỏ theo chiều rộng.[10] Lấy lớp vỏ bọc xúc xích ra.[11]
    • Cắt quả nho làm tư.[12]
    • Cực kỳ cẩn thận khi ăn cá có xương (thường chỉ nên dành cho trẻ lớn và người lớn, không dành cho trẻ nhỏ). Nhắc nhở trẻ ăn miếng nhỏ và lấy xương ra trước khi ăn nếu có thể. Đừng nuốt quá nhanh.
  2. 2
    Đưa ra ví dụ về kích thước miếng ăn phù hợp với trẻ. Hướng dẫn trẻ nên cắn miếng thức ăn to như thế nào. Ngoài ra, trẻ chỉ nên xúc thức ăn nên nhỏ hơn kích thước thìa hoặc nĩa dành cho trẻ nhỏ. Trao đổi với trẻ về việc nên ăn chậm để an toàn và lịch sự. Thay vì khen ngợi trẻ vì ăn nhanh, hãy khen trẻ khi ăn chậm, nhai kỹ.
  3. 3
    Giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của việc nhai kỹ. Khi nói với trẻ về nguyên tắc ăn lành mạnh, hãy giải thích tầm quan trọng của việc nhai kỹ thức ăn. Trẻ nên nhai thức ăn đến khi mềm và dễ nuốt. Bạn có thể hướng dẫn trẻ đếm từ 1 đến 10 khi ăn. Sau một khoảng thời gian, trẻ sẽ quen với việc nhai chậm.
    • Đừng cho trẻ ăn thức ăn cứng, dai đến khi các em có răng hàm phát triển đầy đủ. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết quá trình phát triển của trẻ.
    • Trẻ học hỏi qua những gì các em nhìn thấy. Hãy lên kế hoạch để trẻ có đủ thời gian ăn và không phải vội vàng.
    • Luân phiên giữa việc ăn và uống. Hãy dạy trẻ không nên ăn và uống cùng lúc.[13]
    • Nhắc nhở trẻ không nên vừa nhai vừa nói.
  4. 4
    Ăn khi ngồi và không di chuyển. Đừng cho trẻ nhỏ ăn khi đang đi bộ, đang đứng hoặc di chuyển. Nếu có thể, hãy để trẻ ngồi ngay ngắn ở bàn ăn. Trẻ không nên di chuyển loanh quoanh khi ăn. Hơn nữa, nên tránh ăn khi ngồi xe hoặc khi sử dụng phương tiện công cộng.[14] Vì khi xe dừng đột ngột, bạn hoặc trẻ có thể bị nghẹn.
  5. 5
    Tránh thức ăn dễ gây nghẹn. Trẻ dưới 5 tuổi cần phải tránh một số loại thức ăn. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn cho trẻ ăn, bạn nên cắt nhỏ hoặc chế biến thật kỹ (ví dụ như món hot dog). Mặc dù trẻ lớn tuổi hơn và người lớn có thể ăn bình thường nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc an toàn. Thức ăn mà trẻ nhỏ nên tránh gồm có:
    • Bánh hot dog được cắt thành khoanh tròn
    • Cá có xương
    • Phô mai khối vuông
    • Đá viên
    • Một muỗng đầy bơ lạc
    • Lạc
    • Trái cherry
    • Kẹo cứng
    • Hoa quả có vỏ (như táo)
    • Rau cần
    • Bỏng ngô
    • Đậu sống
    • Kẹo ngậm trị ho
    • Các loại hạt[15]
    • Đường caramel[16]
    • Kẹo cao su
  6. 6
    Chế biến rau củ. Thay vì ăn rau củ sống, hãy hấp, luộc hoặc xào để làm mềm.[17] Như vậy, trẻ có thể nhai và nuốt dễ dàng. Hấp là một lựa chọn tốt vì chất dinh dưỡng sẽ không bị mất nhiều như khi luộc.[18]
    Quảng cáo

Lời khuyên

Cảnh báo

  • Trường hợp trẻ trên 2 tuổi bị nghẹn, hãy thực hiện phương pháp đẩy bụng ngay lập tức. Khi bạn bị nghẹn, hãy tự thực hiện động tác này hoặc ra hiệu cho người đứng gần giúp đỡ bạn. Đặt tay lên cổ. Xử lý nhanh chóng có thể cứu sống bạn hoặc trẻ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Khiến mẹ tha thứ sau khi bạn phạm lỗiKhiến mẹ tha thứ sau khi bạn phạm lỗi
Trở thành một đứa trẻ ngoanTrở thành một đứa trẻ ngoan
Dạy trẻ em xem đồng hồDạy trẻ em xem đồng hồ
Rèn luyện Kỷ luật cho TrẻRèn luyện Kỷ luật cho Trẻ
Dạy trẻ tập điDạy trẻ tập đi
Dọn ra ở riêng khi 16 tuổiDọn ra ở riêng khi 16 tuổi
Khiến một Đứa trẻ Cảm thấy Được yêu thươngKhiến một Đứa trẻ Cảm thấy Được yêu thương
Ngăn trẻ vị thành niên ăn trộmNgăn trẻ vị thành niên ăn trộm
Kiên nhẫn với trẻ nhỏKiên nhẫn với trẻ nhỏ
Sinh Con traiSinh Con trai
Đổi sữa công thức cho béĐổi sữa công thức cho bé
Đối xử với trẻ ở lứa tuổi dậy thìĐối xử với trẻ ở lứa tuổi dậy thì
Giúp trẻ đang buồn trở nên vui vẻGiúp trẻ đang buồn trở nên vui vẻ
Thay tã em béThay tã em bé
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Victor Catania, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Victor Catania, MD. Bác sĩ Catania là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Pennsylvania. Ông đã nhận bằng MD của Đại học Y khoa Châu Mỹ năm 2012. Bài viết này đã được xem 2.174 lần.
Trang này đã được đọc 2.174 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo