Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Gần ba triệu người tại Hoa Kỳ sử dụng insulin để trị bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2[1] . Ở người bị tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để kiểm soát cacbohydrat, đường, chất béo, và protein trong thực phẩm. Việc sử dụng insulin ở người bị tiểu đường loại 1 là hết sức cần thiết để duy trì sự sống. Nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 thường không thể kiểm soát mức đường huyết bằng thuốc, ăn kiêng, và tập luyện, do đó họ bắt đầu quá trình điều trị sử dụng insulin. Việc điều trị bằng insulin đòi hỏi phải có sự hiểu biết đúng đắn về loại insulin đang sử dụng, cách thức sử dụng, và cam kết tuân theo chỉ dẫn an toàn để phòng tránh thương tích hoặc tổn hai. Tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm thông tin đầy đủ trước khi sử dụng insulin.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 6:

Theo dõi mức đường huyết

  1. 1
    Kiểm tra mức đường huyết. Thực hiện theo các bước để kiểm tra và ghi chép mức đường huyết.[2]
  2. 2
    Ghi chép. Kiểm tra mức đường huyết là công cụ chính yếu để bạn và bác sĩ xác định liều lượng insulin cần sử dụng phù hợp.[10]
    • Bằng việc ghi chép mức đường huyết, và những cách khác như là thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tiêm trước khi ăn hoặc sự kiện đặc biệt phải dùng nhiều đồ ngọt, bác sĩ có thể giúp bạn cải thiện khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.[11]
    • Mang theo sổ ghi chép mỗi khi đi khám bác sĩ.[12]
  3. 3
    So sánh kết quả đo lường với phạm vi mục tiêu. Bác sĩ có thể cung cấp phạm vi mục tiêu mức đường huyết cụ thể cho tình trạng của bạn.[13]
    • Phạm vi mục tiêu chung bao gồm 80 đến 130mg/dl khi kiểm tra trước bữa ăn, và thấp hơn 180mg/dl nếu kiểm tra từ một đến hai tiếng sau khi ăn.[14]
    • Ghi nhớ rằng việc theo dõi mức đường huyết là cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập kế hoạch điều trị tổng thể, nhưng đây không phải là cách để xác định bạn đang chăm sóc sức khỏe của mình như thế nào. Không nên để cho kết quả làm bạn khó chịu.[15]
    • Trao đổi với bác sĩ nếu mức đường huyết cao hơn so với quy định để bạn và bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng insulin hợp lý.[16]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 6:

Dùng ống tiêm insulin

  1. 1
    Thu thập dụng cụ cần thiết. Dùng ống tiêm insulin là một trong những phương pháp phổ biến để nạp insulin vào cơ thể.
    • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bao gồm ống và kim tiêm insulin, gạc cồn, insulin, và bình đựng.
    • Lấy lọ insulin ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi sử dụng để insulin giảm xuống nhiệt độ phòng.[17]
    • Kiểm tra hạn sử dụng của lọ insulin trước khi sử dụng. Không dùng insulin đã hết hạn hoặc insulin đã mở nắp hơn 28 ngày.[18]
  2. 2
    Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước. Lau khô bằng khăn sạch.[19]
    • Vùng tiêm phải sạch và khô. Vệ sinh bằng xà phòng và nước trước khi tiến hành.[20]
    • Không dùng cồn lau vùng da sắp tiêm. Nếu có, bạn nên để da khô ráo trước khi tiêm.[21]
  3. 3
    Kiểm tra insulin. Nhiều người sử dụng hơn một loại insulin. Lưu ý nhãn mác để chắc rằng bạn đang dùng đúng loại sản phẩm với liều lượng được quy định.[22]
    • Nếu lọ insulin nằm trong bình đựng hoặc có vỏ bọc, tháo ra và lau kỹ phần lọ bằng gạc cồn. Sau đó để khô tự nhiên, và không được thổi lên lọ.[23]
    • Kiểm tra thành phần insulin. Kiểm tra những cục nhỏ hoặc hạt nổi trong lọ. Lọ phải còn nguyên vẹn, không bị nứt hoặc hư hỏng.[24]
    • Không lắc hoặc lăn insulin trong suốt. Bạn nên sử dụng insulin ở trạng thái này thay vì trộn lẫn thành phần.[25]
    • Một vài loại insulin có màu đục tự nhiên. Bạn có thể lăn nhẹ để thành phần hòa tan đều. Không lắc mạnh insulin.[26]
  4. 4
    Bơm đầy ống tiêm. Xác định lượng insulin cần dùng. Tháo nắp ra khỏi kim, cẩn thận không chạm đầu kim hay để tiếp xúc với bề mặt khác nhằm tránh nhiễm khuẩn.[27]
    • Kéo pít-tông của ống tiêm đến vạch tương ứng với lượng insulin cần hút ra khỏi lọ.[28]
    • Đẩy kim qua miệng lọ, và đẩy pít-tông để phun lượng khí có trong ống tiêm.[29]
    • Giữ kim tiêm trong lọ và ống theo chiều thẳng đứng, úp ngược chai xuống đất.[30]
    • Giữ lọ và ống bằng một tay, nhẹ nhàng dùng tay kia kéo pít-tông để hút lượng insulin.[31]
    • Kiểm tra bọt khí bên trong ống chất lỏng. Vẫn giữ kim tiêm trong lọ và úp ngược xuống, vỗ nhẹ để chuyển bọt khí lên phần đầu ống. Đẩy không khí lại vào trong lọ, và rút thêm insulin cần thiết để có đủ liều lượng trong ống.[32]
    • Nhẹ nhàng kéo kim tiêm ra khỏi chai, và đặt ống lên bề mặt sạch và tránh để kim tiếp xúc với bất kỳ thứ gì.[33]
  5. 5
    Không hút nhiều loại insulin vào cùng một ống. Nhiều người sử dụng kết hợp các loại insulin để giải quyết vấn đề đường huyết trong thời gian dài.[34]
    • Nếu dùng nhiều loại insulin cho mỗi lần tiêm, bạn cần hút từng loại insulin vào ống theo thứ tự do bác sĩ quy định.[35]
    • Nếu bác sĩ hướng dẫn sử dụng nhiều loại insulin trong một lần tiêm, bạn nên rút insulin chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    • Biết rõ lượng insulin của từng loại cần dùng, loại nào cho vào ống trước, và tổng liều lượng insulin tối đa cho vào ống tiêm sau khi đã rút xong.[36]
    • Loại insulin có tác dụng nhanh, màu trong suốt, được rút vào ống trước, sau đó là loại có tác dụng chậm, có màu đục.[37] Bạn nên theo thứ tự từ trong suốt đến đục khi trộn các loại insulin với nhau.
  6. 6
    Tiêm insulin. Tránh vết sẹo và nốt ruồi khoảng 2,5 cm, và không tiêm insulin gần rốn trong phạm vi khoảng cách 5 cm.[38]
    • Tránh vùng da bị bầm tím, sưng phù hoặc đau đớn.[39]
  7. 7
    Véo da. Insulin phải được tiêm vào lớp mỡ dưới da. Đây gọi là tiêm dưới da. Tạo nếp gấp da bằng cách véo nhẹ da để tránh tiêm vào mô cơ.[40]
    • Đưa đầu kim theo góc 45 hoặc 90 độ. Góc kim tùy thuộc vào vùng tiêm, độ dày của da, và chiều dài kim tiêm.
    • Trong một số trường hợp da hoặc mô mỡ dày hơn, bạn có thể đẩy kim tiêm ở góc 90 độ.[41]
    • Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu những vùng da trên cơ thể có thể véo được và góc đẩy kim tiêm đối với từng vùng tiêm .[42]
  8. 8
    Tiêm thuốc theo chuyển động ném lao nhanh. Đẩy kim tiêm vào da và nhẹ nhàng đẩy pít-tông để truyền thuốc vào cơ thể. Pít-tông cần được đẩy hết cỡ.[43]
    • Giữ nguyên đầu kim trong vòng năm giây sau khi tiêm, sau đó kéo kim tiêm ra khỏi da theo góc ban đầu.[44]
    • Thả nếp gấp da. Trong một số trường hợp, bác sĩ khuyến cáo nên thả nếp gấp da ngay sau khi tiêm. Trao đổi với bác sĩ về cách thức tiêm insulin phù hợp với cơ thể của bạn.[45]
    • Đôi lúc insulin sẽ chảy ra ngoài vùng tiêm. Khi đó bạn nên ấn nhẹ da trong vài giây. Nếu insulin vẫn chảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.[46]
  9. 9
    Đặt kim và ống tiêm vào bình đựng. Bảo quản ở nơi an toàn tránh tầm với của trẻ em và thú cưng.[47]
    • Kim và ống tiêm chỉ được dùng một lần.[48]
    • Mỗi lần kim chạm vào nắp lọ và da chúng sẽ bị cùn. Kim tiêm cùn sẽ gây ra đau đớn, kèm theo nguy cơ viêm nhiễm cao.[49]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 6:

Sử dụng bút tiêm insulin

  1. 1
    Chuẩn bị bút tiêm. Nhỏ vài giọt insulin ra khỏi đầu kim để loại trừ bọt khí và dị vật làm tắc nghẽn insulin.[50]
    • Sau khi chuẩn bị xong, xác định liều lượng cần dùng.[51]
    • Dùng kim tiêm mới, bút đã chuẩn bị sẵn, và liều lượng chính xác nạp vào thiết bị để sẵn sàng tiêm thuốc.[52]
    • Tuân theo chỉ dẫn bác sĩ khi véo da và góc đẩy đầu kim để tiêm insulin hiệu quả.
  2. 2
    Tiêm insulin. Sau khi nhấn nút xong, đếm chậm đến mười trước khi rút kim tiêm.[53]
    • Nếu tiêm liều lớn, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn đếm hơn mười để thuốc ngấm vào cơ thể hoàn toàn.[54]
    • Đếm đến mười hoặc hơn để toàn bộ lượng thuốc được đưa vào cơ thể và tránh bị chảy ra ngoài khi rút kim tiêm.[55]
  3. 3
    Sử dụng riêng bút tiêm. Không nên dùng chung bút tiêm và lọ insulin với người khác.[56]
    • Ngay cả với kim tiêm mới, bạn vẫn có nguy cơ bị truyền tế bào da, bệnh tât, hoặc viêm nhiễm của người khác.[57]
  4. 4
    Vứt kim tiêm. Sau khi tiêm thuốc, bạn cần loại bỏ kim tiêm ngay lập tức.[58]
    • Không để sót đầu kim gắn vào bút. Tháo kim tiêm để tránh insulin chảy ra ngoài bút.[59]
    • Tháo đầu kim cũng phòng ngừa không khí và chất gây ô nhiễm xâm nhập vào trong bút tiêm.[60]
    • Trước khi vứt kim tiêm phải gói kỹ vào trong bình đựng.[61]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 6:

Thay đổi vị trí tiêm

  1. 1
    Lập sơ đồ. Nhiều người cho rằng việc lập sơ đồ các vị trí tiêm khá hữu ích vì họ có thể dùng sơ đồ để thay đổi vị trí tiêm thường xuyên.[62]
    • Vùng cơ thể phù hợp nhất để tiêm insulin đó là bụng, đùi, và mông. Vùng cánh tay trên có thể dùng để tiêm nếu có đủ mô mỡ.[63]
  2. 2
    Thay đổi vị trí tiêm theo chiều kim đồng hồ. Phát triển hệ thống có hiệu quả để xoay vị trí tiêm liên tục. Tiếp tục di chuyển xung quanh cơ thể với mỗi lần tiêm ở vị trí khác nhau.[64]
    • Sử dụng chiến lược chiều kim đồng hồ là cách hiệu quả để thay đổi vùng tiêm.
    • Sử dụng sơ đồ hoặc hình vẽ cơ thể để xác định những vùng mới tiêm hoặc chuẩn bị tiêm. Bác sĩ có thể giúp bạn phát triển hệ thống chuyển đổi vị trí tiêm.[65]
    • Tiêm lên bụng, cách rốn 5 cm và không quá xa hai bên cơ thể. Nhìn vào gương, bắt đầu ở phần trên bên trái vùng tiêm, di chuyển tiếp theo đến vùng trên bên phải, sau đó là phần dưới bên phải, rồi phần dưới bên trái.[66]
    • Di chuyển sang phần đùi. Bắt đầu ở vùng gần thân trên, sau đó chuyển xuống phần dưới.[67]
    • Trên vùng mông, bắt đầu ở phía bên trái và gần thân bên, sau đó chuyển sang đường phân giác, sau đó sang phía bên phải và hướng về đường phân giác, tiếp tục sang khu vực gần phần thân bên phải.[68]
    • Nếu bác sĩ chỉ định tiêm cánh tay, bạn nên di chuyển theo hệ thống vùng tiêm ở trên hoặc dưới.
    • Ghi lại các vị trí tiêm đã sử dụng một cách hệ thống.[69]
  3. 3
    Giảm thiểu đau đớn. Một cách để hạn chế đau đớn khi tiêm thuốc đó là tránh tiêm lên chân lông.[70]
    • Sử dụng kim tiêm ngắn và có đường kính nhỏ. Kim ngắn giúp giảm đau và phù hợp với hầu hết bệnh nhân.[71]
    • Chiều dài kim ngắn lý tưởng là 4,5 mm, 5 mm, hoặc 6 mm.[72]
  4. 4
    Véo da đúng cách. Một số vùng tiêm hoặc chiều dài kim tiêm sẽ phát huy hiệu quả nếu bạn véo nhẹ để tạo nếp gấp da.[73]
    • Chỉ dùng ngón cái và ngón trỏ để kẹp phần da. Nếu dùng toàn bộ bàn tay có thể nâng mô cơ và làm tăng nguy cơ tiêm insulin và mô cơ.[74]
    • Không ép chặt nếp gấp da. Nhẹ nhàng giữ cố định vùng da để tiêm thuốc. Nếu tạo lực ép có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc tiêm insulin vào cơ thể.[75]
  5. 5
    Chọn kim tiêm phù hợp. Kim ngắn phù hợp với hầu hết bệnh nhân, dễ dàng sử dụng, và ít đau đớn.[76] Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại kim tiêm phù hợp.
    • Mục đích của việc dùng kim ngắn, véo da, và tiêm góc 45 độ đó là tránh tiêm insulin vào mô cơ.[77]
    • Cân nhắc sử dụng nếp gấp da khi thay đổi vị trí tiêm. Việc tiêm vào những vùng có lớp da mỏng và nhiều mô cơ thường yêu cầu phải véo da và tiêm theo một góc.[78]
    • Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn về các khu vực trên cơ thể cần véo da để tạo nếp gấp da ngay cả khi chỉ dùng kim ngắn.
    • Trong nhiều trường hợp, bạn không cần nâng hoặc véo da khi dùng kim ngắn.[79]
    • Khi dùng kim ngắn, bạn nên tiêm một góc 90 độ ở vùng chứa đủ mô mỡ.[80]
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 6:

Sử dụng phương pháp khác để tiêm insulin

  1. 1
    Cân nhắc dùng máy bơm insulin. Máy bơm insulin có chứa ống thông nhỏ được đưa vào da bằng kim nhỏ, được gắn bằng keo đặc biệt. Ống thông được gắn vào máy bơm giữ cố định, và truyền insulin thông qua máy bơm. Thiết bị này có ưu và khuyết điểm. Lợi ích của việc sử dụng máy bơm insulin bao gồm:[81]
  2. 2
    Nhận biết khuyết điểm của máy bơm insulin. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, tuy máy bơm insulin có một số nhược điểm, nhưng hầu hết bệnh nhân đều đồng ý rằng ưu điểm của chúng vẫn vượt trội hơn.[89] Một số khuyết điểm của việc sử dụng máy bơm insulin bao gồm:[90]
  3. 3
    Điều chỉnh theo ống bơm. Việc sử dụng máy bơm insulin có thể làm thay đổi hoạt động thường ngày của bạn.[96]
    • Hình thành thói quen để hạn chế thời gian tắt hoặc tháo thiết bị.
    • Dự phòng bút tiêm hoặc lọ insulin và kim tiêm trong trường hợp máy bơm không hoạt động.[97]
    • Tìm hiểu tính toán mức độ cacbohydrat bổ sung nhằm điều chỉnh lượng insulin trong máy bơm.[98]
    • Ghi chép mức đường huyết một cách chính xác. Bạn nên ghi chép hằng ngày và lưu ý thêm thời gian tập luyện cũng như lượng thức ăn bổ sung. Một số bệnh nhân ghi lại thông tin ba lần một tuần, dàn trải suốt cả tuần, để duy trì cân bằng thông tin.[99]
    • Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin để điều chỉnh liều lượng insulin và cải thiện điều trị bệnh nói chung.[100] Thông thường, bác sĩ sẽ dựa mức đường huyết trung bình trong ba tháng để xác định mức độ kiểm soát tiểu đường của bệnh nhân.
  4. 4
    Tham khảo ý kiến bác sĩ về dụng cụ phun. Dụng cụ phun insulin không dùng kim để truyền insulin vào da.[101] Thay vào đó, dụng cụ phun insulin dùng áp suất không khí, hoặc lực khí để phun insulin vào da.[102]
    • Dụng cụ phun có giá thành rất cao và khó sử dụng. Loại hình công nghệ này vẫn còn mới mẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang cân nhắc áp dụng phương pháp truyền insulin này.[103]
    • Ngoài mức chi phí cao, dụng cụ này còn có một số rủi ro bao gồm truyền sai liều lượng insulin và tổn thương da.[104]
    • Nghiên cứu đang được tiến hành nhằm xác định nguy cơ và lợi ích của việc truyền insulin theo phương pháp này.[105]
  5. 5
    Sử dụng ống hít insulin. Một số loại insulin tác dụng nhanh có sẵn ở dạng ống hít, tương tự như ống hít dùng để trị hen suyễn.[106]
    • Insulin dạng hít được sử dụng trước khi ăn.[107]
    • Bạn vẫn cần tiêm insulin tác dụng chậm bằng phương pháp khác.[108]
    • Tại Hoa Kỳ có bán ống hít insulin trên thị trường, nhưng vẫn cần tiến hành nghiên cứu thêm. Hiện vẫn còn nhiều rủi ro và lợi ích của việc sử dụng insulin ở dạng hít cần được tìm hiểu thêm.[109]
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 6:

Tuân theo hướng dẫn phòng ngừa an toàn

  1. 1
    Đề nghị bác sĩ hướng dẫn. Không nên chỉ dựa vào các bài báo hoặc video trực tuyến hướng dẫn cách tiêm insulin bằng ống tiêm, ống hít, hoặc thiết bị khác. Bác sĩ có thể trả lời câu hỏi và chỉ dẫn cách dùng thiết bị chính xác (ví dụ, nếu dùng ống tiêm bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tạo góc tiêm). Ngoài ra bác sĩ cũng khuyến cáo liều lượng phù hợp và kê toa cần thiết.
  2. 2
    Tránh sử dụng insulin gây dị ứng. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn bị phản ứng dị ứng.
    • Một số loại insulin có nguồn gốc từ đông vật, đặc biệt là lợn, và có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người.[110]
    • Các dạng phản ứng dị ứng thường gặp bao gồm phản ứng cục bộ và hệ thống. Phản ứng cục bộ xảy ra với hiện tượng đỏ tấy, sưng nhẹ, và ngứa ngáy ở vùng tiêm. Loại phản ứng da này hồi phục trong vài ngày đến vài tuần.[111]
    • Các phản ứng dị ứng toàn thân có thể xuất hiện dưới dạng phát ban hoặc mề đay khắp cơ thể, khó thở, hụt hơi, thở khò khè, giảm huyết áp, tăng nhịp tim, và đổ mồ hôi.[112] Đây là trường hợp khẩn cấp và bạn cần gọi cứu thương hoặc nhờ người đưa đến phòng cấp cứu gần nhất.
  3. 3
    Không tiêm insulin nếu bạn bị hạ đường huyết. Tình trạng này xảy ra khi mức đường huyết giảm nghiêm trọng.[113] Insulin khiến cho chứng hạ đường huyết trở nên nghiêm trọng hơn; thay vào đó, bạn cần hấp thụ cacbohydrat tác dụng nhanh hoặc đường đơn.
    • Hạ đường huyết tác động đến chức năng hoạt động của não.
    • Các triệu chứng hạ đường huyết có thể bao gồm chóng mặt, run rẩy, đau đầu, mờ mắt, mất tập trung, bối rối, và khó phát ngôn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm rùng mình, đổ mồ hôi nhiều, tăng nhịp tim, cảm thấy lo âu, và đói bụng.[114]
    • Sử dụng insulin tác dụng nhanh trong lúc hạ đường huyết sẽ làm cho mức đường huyết giảm nhiều hơn và gây ra tình trạng mất phương hướng, không thể nói chuyện, và mất ý thức.[115]
    • Nếu tiêm insulin nhầm khi đang bị hạ đường huyết, bạn cần thông báo ngay cho bạn bè hoặc gia đình để tìm kiếm sự trợ giúp y tế, hoặc gọi cấp cứu nếu bạn ở một mình. Tình trạng hạ đường huyết nặng rất nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.[116]
    • Bạn có thể đảo ngược phản ứng bằng cách uống nước cam, dùng viên nén hay gel glu-cô, hoặc nạp đường ngay lập tức.[117]
  4. 4
    Theo dõi tình trạng da nhằm phát hiện chứng rối loạn chuyển hóa mỡ. Đây là phản ứng thỉnh thoảng xảy ra trên da khi tiêm insulin thường xuyên.[118]
    • Các triệu chứng của rối loạn chuyển hóa mỡ bao gồm thay đổi mô mỡ ngay dưới bề mặt da. Những thay đổi hiện trạng này bao gồm mô mỡ dày lên hoặc mỏng đi tại vị trí tiêm.[119]
    • Kiểm tra tình trạng da thường xuyên để phát hiện rối loạn chuyển hóa mỡ cũng như viêm nhiễm, sưng tấy, hoặc bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.[120]
  5. 5
    Vứt kim tiêm đã qua sử dụng đúng cách. Không vứt ống và kim tiêm vào thùng rác thông thường.[121]
    • Vật nhọn, bao gồm kim tiêm, lưỡi trích, và ống tiêm đã qua sử dụng được xem là chất thải sinh học nguy hiểm vì chúng tiếp xúc trực tiếp với da hoặc máu người.[122]
    • Luôn vứt kim tiêm đã sử dụng hoặc hư hỏng vào bình đựng vật nhọn. Loại bình này được thiết kế dùng để tiêu hủy ống và kim tiêm.[123]
    • Bình đựng vật nhọn có bán tại hiệu thuốc hoặc trực tuyến.[124]
    • Tìm hiểu hướng dẫn xử lý chất thải sinh học tại địa phương. Nhiều tỉnh thành đưa ra khuyến cáo và chương trình cụ thể giúp bạn phát triển hệ thống xử lý chất thải sinh học nguy hiểm thông thường.[125]
    • Sử dụng bộ gửi lại. Một vài công ty cung cấp kích cỡ bình đựng vật nhọn phù hợp, và thỏa thuận với khách hàng gửi trả lại công ty khi bình đựng đã đầy. Công ty sẽ tiêu hủy chất thải sinh học nguy hiểm theo đúng trình tự, và quy định tại địa phương.[126]
  6. 6
    Không sử dụng lại hoặc dùng chung kim tiêm. Sau khi tiêm thuốc, bạn cần vứt kim tiêm và ống vào bình đựng vật nhọn. Khi dùng hết bút tiêm insulin, vứt chúng vào bình đựng vật nhọn.
    • Kim tiêm khi tiếp xúc với da bạn hoặc người khác không chỉ bị cùn mà còn nhiễm bệnh nguy hiểm và dễ lây truyền.
  7. 7
    Không thay đổi nhãn hiệu insulin. Một vài sản phẩm insulin có vẻ tương tự nhau nhưng không hoàn toàn giống nhau. Bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi loại insulin.[127]
    • Ngay cả khi các loại insulin tương tự nhau, bác sĩ đã chọn loại phù hợp nhất với bạn, và liều lượng đã được điều chỉnh phản ứng trong cơ thể.[128]
    • Sử dụng ống và kim tiêm cùng loại. Bạn có thể bị bối rối và tiêm sai lượng insulin nếu ống và kim tiêm không trùng khớp nhau.
  8. 8
    Không bao giờ dùng insulin đã quá hạn. Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng trên sản phẩm. Tránh dùng insulin đã hết hạn.[129]
    • Mặc dù hạn sử dụng có thể khá gần ngày mua, nhưng bạn vẫn có thể không nhận đủ lượng insulin khi dùng sản phẩm đã hết hạn, có dấu hiệu nhiễm bẩn, hoặc xuất hiện cục nổi bên trong lọ.[130]
  9. 9
    Loại bỏ insulin đã mở nắp 28 ngày. Sau khi dùng liều đầu tiên, lọ insulin được xem đã mở ra.[131]
    • Chúng bao gồm insulin bảo quản đúng cách trong tủ lạnh hoặc ở ngoài nhiệt độ phòng. Do nắp lọ insulin đã hở, thành phần bên trong có thể bị nhiễm bẩn cho dù đã bảo quản kỹ càng.[132]
  10. 10
    Nhận biết sản phẩm và liều lượng. Nắm rõ nhãn hiệu insulin, liều lượng, và tên dụng cụ đang sử dụng.[133]
    • Bảo đảm dùng liên tục ống và kim tiêm cùng kích cỡ do bác sĩ chỉ định.[134]
    • Sử dụng ống U-100 thay cho U-500 rất nguy hiểm, và ngược lại.
    • Trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi trong sản phẩm hoặc có thắc mắc cần giải đáp.[135]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo
  1. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/checking-your-blood-glucose.html
  2. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/checking-your-blood-glucose.html
  3. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/checking-your-blood-glucose.html
  4. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/checking-your-blood-glucose.html
  5. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/checking-your-blood-glucose.html
  6. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/checking-your-blood-glucose.html
  7. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/checking-your-blood-glucose.html
  8. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  9. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  10. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  11. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  12. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  13. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  14. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  15. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  16. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  17. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  18. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  19. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  20. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  21. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  22. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  23. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  24. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  25. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  26. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  27. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  28. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  29. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  30. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  31. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  32. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  33. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  34. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  35. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  36. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  37. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  38. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  39. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  40. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  41. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  42. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  43. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  44. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  45. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  46. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  47. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  48. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  49. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  50. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  51. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  52. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=3866
  53. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  54. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  55. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  56. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  57. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  58. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  59. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  60. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  61. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  62. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  63. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  64. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  65. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  66. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  67. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  68. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  69. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  70. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  71. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  72. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  73. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  74. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  75. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  76. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  77. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  78. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  79. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  80. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  81. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  82. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  83. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  84. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  85. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  86. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  87. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  88. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  89. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  90. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  91. http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/medication/insulin/insulin-pumps.html
  92. http://www.fda.gov/ForConsumers/ByAudience/ForWomen/WomensHealthTopics/ucm216233.htm
  93. http://www.fda.gov/ForConsumers/ByAudience/ForWomen/WomensHealthTopics/ucm216233.htm
  94. http://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/insulin-jet-injectors
  95. http://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/insulin-jet-injectors
  96. http://www.fda.gov/ForConsumers/ByAudience/ForWomen/WomensHealthTopics/ucm21623.htm
  97. http://www.drugs.com/
  98. http://www.drugs.com/
  99. http://www.drugs.com/
  100. http://www.drugs.com/
  101. http://www.drugs.com/
  102. http://www.drugs.com/
  103. http://www.drugs.com/
  104. http://www.drugs.com/
  105. http://www.drugs.com/
  106. http://www.drugs.com/
  107. http://www.drugs.com/
  108. http://www.drugs.com/
  109. http://www.drugs.com/
  110. http://www.drugs.com/
  111. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=24410
  112. http://www.bd.com/resource.aspx?IDX=3866
  113. http://www.fda.gov/MedicalDevices/ProductsandMedicalProcedures/HomeHealthandConsumer/ConsumerProducts/Sharps/
  114. http://www.who.int/occupational_health/activities/1bestprac.pdf
  115. https://www.pfizer.com/files/responsibility/protecting_environment/Used-Sharps-Disposal-FAQ.pdf
  116. http://www.fda.gov/MedicalDevices/ProductsandMedicalProcedures/HomeHealthandConsumer/ConsumerProducts/Sharps/
  117. https://www.stericycle.com/consumer-needle-disposal
  118. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  119. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  120. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  121. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  122. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  123. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  124. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  125. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  126. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm

Về bài wikiHow này

Shari Forschen, NP, MA
Cùng viết bởi:
Bác sĩ y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Shari Forschen, NP, MA. Shari Forschen là y tá của Sanford Health tại Bắc Dakota. Cô đã nhận được bằng thạc sĩ y tá gia đình từ Đại học North Dakota và là y tá từ năm 2003. Bài viết này đã được xem 1.996 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.996 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo