Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi chồng hoặc vợ bạn không chịu dọn dẹp những thứ họ bày ra, bạn có thể cảm thấy mình như là ô sin vậy. Không phải chỉ mình bạn gặp cảnh này đâu! Lời than phiền này khá phổ biến, nhưng có nhiều cách mà bạn có thể khuyến khích bạn đời phụ giúp bạn làm việc nhà. Hãy đọc các lời khuyên thiết thực của chúng tôi sau đây để có được sự giúp đỡ bạn cần mà không phải càu nhàu.

1

Nói chuyện với bạn đời về các công việc nhà.

  1. Thu xếp thời gian để nói chuyện với bạn đời về những điều bận tâm của bạn. Hãy bình tĩnh nói ra những gì khiến bạn phiền lòng và những điều bạn muốn thay đổi. Bạn có thể nói những câu như “Em thấy rất căng thẳng vì nhà cửa hay bề bộn quá. Có vẻ như chỉ toàn là em dọn dẹp thôi. Em mệt quá rồi.”[1]
    • Bạn có thể nói cụ thể ra, nhất là nếu bạn rất bực bội với thứ gì đó. Ví dụ, bạn có thể nói: “Phòng tắm lúc nào cũng bừa bãi – khăn tắm vương vãi khắp nơi, quần áo bẩn thì vứt trên sàn, còn kem đánh răng thì dính trong bồn rửa mặt.”
    Quảng cáo
2

Tránh kết tội bạn đời.

  1. Đừng phán xét mà hãy tập trung vào những điều bạn muốn thấy. Tránh những cụm từ như “Anh lúc nào cũng” hay “Anh chẳng bao giờ”, vì bạn đời của bạn sẽ ngay lập tức phòng thủ. Bạn có thể nói những câu như “Em ước gì anh nhớ bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt” thay vì “Anh chẳng bao giờ chịu bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt cả.”[2]
    • Vợ/chồng bạn sẽ chịu tiếp thu hơn nhiều nếu bạn không biến vấn đề thành công kích cá nhân. Nếu bạn đang tức giận, hãy dừng lại một chút trước khi tiếp tục nói chuyện.
    • Cuộc trò chuyện này cũng là một dịp tốt để bạn thấy vợ/chồng đang làm được việc gì. Có thể bạn không nhận thấy là họ thường xuyên lau bụi đồ đạc trong nhà cho đến khi họ nói ra.
3

Cùng bạn đời lập danh sách các việc trong nhà.

  1. Viết ra tất cả những việc nhà mà bạn thấy quan trọng. Ngồi xuống cùng bạn đời và lập một danh sách toàn bộ những việc dọn dẹp trong nhà. Đừng quên liệt kê cả những việc chỉ cần làm khoảng mỗi tuần một lần. Bản danh sách của bạn có thể như sau:[3]
    • Phòng ngủ: giặt ga giường, dọn dẹp những thứ bừa bộn, hút bụi, lau đồ đạc
    • Phòng tắm: cọ bồn tắm, bồn rửa mặt và toa lét, lau sàn, thay khăn tắm, lau rửa gương
    • Phòng khách: Hút bụi hoặc lau sàn, xếp dọn đồ lộn xộn, lau bụi đồ đạc
    • Bếp: làm vệ sinh tủ lạnh, lau mặt bàn bếp, cọ bồn rửa, cho bát đĩa vào máy rửa bát và lấy ra, đổ rác
    Quảng cáo
4

Phân chia việc nhà.

  1. Tìm xem bạn đời bạn thích làm những việc gì. Hãy cùng nhau bàn xem ai sẽ làm việc gì trong danh sách vừa lập. Việc này có thể hơi khó, nhưng hai người nên bàn với nhau xem nên chia công việc đồng đều giữa hai bên hay một người nhận nhiều việc hơn. Hai vợ chồng nên trò chuyện để biết cảm giác của người kia. Nếu một trong hai người cảm thấy bất bình thì danh sách phải được điều chỉnh cho phù hợp.[4]
    • Ví dụ, nếu bạn không đi làm bên ngoài nhưng vợ/chồng bạn mỗi tuần đi làm 40 tiếng thì họ sẽ không có nhiều thời gian để làm việc nhà. Trong trường hợp này, bạn hãy chọn vài việc mà bạn thực sự muốn họ làm như bỏ quần áo bẩn của họ vào giỏ giặt, chạy máy rửa bát, giữ vệ sinh phòng làm việc riêng, v.v… Điều mấu chốt ở đây là hai bên phải đồng quan điểm để cả hai cùng thấy vui với sự phân công việc nhà.
    • Ví dụ, nếu vợ/chồng bạn cực ghét những việc như lau sàn nhà, bạn hãy cố gắng tìm một việc khác mà họ có thể sẵn lòng làm hơn như hút bụi hoặc xếp dọn đồ đạc.
5

Đặt ra các mong đợi hợp lý.

  1. Đừng kỳ vọng bạn đời bạn tiến bộ ngay lập tức. Sẽ thực tế hơn nếu bạn bắt đầu bằng những nhiệm vụ nhỏ và dần dần giao thêm việc khác khi họ đã quen. Ví dụ, nếu bạn đời bạn không bao giờ dọn dẹp những thứ họ bày ra thì những việc như tự bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt và dọn dẹp quanh khu vực của họ trong phòng ngủ là bước khởi đầu tuyệt vời.[5]
    • Bạn có thể điều chỉnh tiêu chuẩn của mình sau một thời gian. Nếu cảm thấy mình kỳ vọng qua nhiều lúc ban đầu, có lẽ bạn nên giảm bớt; còn nếu bạn đời bạn làm mọi việc trơn tru một cách hăng hái thì hai vợ chồng bạn có thể thoả thuận phân chia thêm công việc.
    Quảng cáo
6

Cùng chung tay làm việc.

  1. Cố gắng biến công việc dọn dẹp thành một hoạt động vui vẻ cho cả hai vợ chồng. Phải, không ai trong hai vợ chồng bạn thích công việc dọn dẹp cả, nhưng bạn có thể làm cho nó vui hơn. Nếu nhà cửa cần phải tổng vệ sinh, bạn hãy bật nhạc hoặc nghe podcast trong khi lau dọn.[6]
    • Chúc mừng nhau khi công việc đã xong. Hai vợ chồng có thể đi uống cà phê hoặc tự thưởng một buổi đi chơi và xem phim.
7

Lên tiếng nhờ vợ/chồng bạn khi cần họ hỗ trợ thêm.

  1. Nói chuyện với vợ/chồng bạn nếu bạn cần được hỗ trợ nhiều hơn. Có thể bạn bị ốm, bạn quá bận rộn hoặc bạn nghĩ rằng bạn đời bạn có thể giúp bạn nhiều hơn. Dù lý do là gì, bạn cứ nhờ họ giúp những việc cụ thể khi cần. Cách này sẽ tốt hơn là cứ hy vọng bạn đời đọc được suy nghĩ của bạn và rồi bực bội khi họ không hiểu ý.[7]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Tuần này anh có nhiều cuộc họp, ngày mai em có thể chạy máy giặt được không?”
    Quảng cáo
8

Cố gắng đừng sửa chữa những việc bạn đời bạn đã làm.

  1. Làm lại những việc vợ/chồng bạn đã làm là một hành động như muốn nói rằng họ làm không tốt. Nếu cứ tiếp tục thấy bạn làm như vậy, họ sẽ ngừng làm luôn. Rốt cuộc thì tại sao họ lại phải gấp quần áo để rồi bạn lại làm lại chứ?[8]
    • Nếu bạn không ưng cách làm của bạn đời, đừng đợi họ làm xong rồi mới sửa. Thay vào đó, bạn có thể nói “Anh này, em thường chia quần áo thành ba mẻ giặt riêng: đồ trắng, đồ tối màu và khăn tắm.”
9

Ghi nhận những việc vợ/chồng bạn làm được.

  1. Cảm ơn bạn đời vì việc họ đã làm để họ cảm thấy được trân trọng. Thứ nhất, bạn đang làm gương cho một cử chỉ mà bạn cũng mong được thấy từ họ. Hãy nói với bạn đời rằng bạn biết là họ đã tự dọn dẹp hoặc phụ giúp những công việc trong nhà mà không cần bạn lên tiếng. Ai cũng sẽ vui khi cảm thấy được ghi nhận và trân trọng, vì vậy bạn sẽ củng cố được hành vi tốt của họ.[9]
    • Bạn có thể nói “Anh dọn dẹp sau khi ăn sáng đấy à? Cảm ơn anh yêu”. Chỉ đơn giản vậy thôi!
    Quảng cáo
10

Phân chia lại công việc khi cần thiết.

  1. Nói chuyện với bạn đời nếu bạn muốn thay đổi nhiệm vụ. Dù hai bạn đã cùng nhau lên danh sách các công việc thì cũng không có nghĩa là nó bất di bất dịch! Bạn hoàn toàn có thể xét lại và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh.[10]
    • Ví dụ, bạn không nên dọn rửa hộp cát vệ sinh của mèo khi đã có thai, thế nên chồng bạn sẽ phải làm việc này. Đổi lại, bạn có thể nhận công việc rửa bát sau khi ăn mà anh ấy đang làm.

Lời khuyên

  • Nếu bạn đã thử mọi cách mà vẫn không thay đổi được bạn đời, hãy thuê một người giúp việc nhà thỉnh thoảng đến dọn dẹp. Như vậy bạn sẽ nhẹ gánh hơn, đồng thời còn báo hiệu cho bạn đời biết là bạn cần được hỗ trợ.[11]

Bài viết wikiHow có liên quan

Cầu hôn Bạn gáiCầu hôn Bạn gái
Nhận biết nếu Vợ đang Ngoại tìnhNhận biết nếu Vợ đang Ngoại tình
Đánh đòn Trẻ nhỏ An toànĐánh đòn Trẻ nhỏ An toàn
Bỏ chồngBỏ chồng
Ngăn chặn nguy cơ xảy ra cưỡng hiếpNgăn chặn nguy cơ xảy ra cưỡng hiếp
Sinh con tại nhàSinh con tại nhà
Liệu có bình thường không nếu một cặp đôi không bao giờ cãi nhau?Không bao giờ cãi nhau có phải là chuyện bình thường của cặp đôi không
Thuyết phục mẹ đồng ý với bạnThuyết phục mẹ đồng ý với bạn
Trở thành một người anh, người chị tốtTrở thành một người anh, người chị tốt
Mang thaiMang thai
Làm người Cha tốtLàm người Cha tốt
Nói chuyện với mẹ về bạn traiNói chuyện với mẹ về bạn trai
Đối mặt với vấn đềĐối mặt với vấn đề
Tăng Cơ hội Mang Song thai của BạnTăng Cơ hội Mang Song thai của Bạn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Michelle Joy, MA, MFT
Cùng viết bởi:
Nhà trị liệu hôn nhân & gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Michelle Joy, MA, MFT. Michelle Joy là chuyên gia trị liệu hôn nhân và gia đình, thành viên ban quản trị của Couples Institute Counseling Services tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Với gần 20 năm kinh nghiệm huấn luyện trị liệu, Michelle cung cấp cho các cặp đôi giải pháp trị liệu chuyên sâu, hội thảo về kỹ năng giao tiếp, hội thảo chuẩn bị cho hôn nhân. Michelle cũng là giáo viên Enneagram, đã trình bày tại Hội nghị Enneagram Quốc tế thường niên lần thứ 25 và đã hoàn thành chương trình Mô hình Phát triển Liệu pháp Trị liệu Hôn nhân - Trình độ cao cấp. Cô nhận bằng thạc sĩ tâm lý học tham vấn của Đại học Santa Clara.
Chuyên mục: Cuộc sống Gia đình
Trang này đã được đọc 819 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo