Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu một chú thỏ thường xuyên lui tới trong vườn hoặc bạn tìm thấy một chú thỏ hoang trên trang trại, bạn có thể muốn bắt lại và thuần hóa nó. Nên biết rằng thỏ hoang thường khó thuần phục, dù được huấn luyện nhiều.[1] Ngoài ra, hầu hết các địa phương đều có luật cấm nuôi nhốt động vật hoang dã để làm thú cưng trừ khi bạn đang làm trong trung tâm cứu trợ động vật hoang dã.[2] Nếu không chắc chắn, hãy hỏi bác sĩ thú y để hiểu về những điều luật. Nếu muốn bắt thỏ lại để di chuyển đến một nơi an toàn hơn, có nhiều cách giúp bạn thuần hóa nó.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Giúp thỏ làm quen với bạn

  1. 1
    Sẵn sàng để thỏ chạy. Thỏ là con mồi trong tự nhiên, vì vậy chúng thường chịu nhiều căng thẳng hơn các loài động vật khác. Điều này có nghĩa là thỏ hoang có thể sẽ chạy trốn nếu bạn cố tiếp cận nó. Phản xạ phòng vệ trước tiên của nó là bỏ chạy đến nơi an toàn.
    • Đừng cố ngăn thỏ chạy trốn. Việc này chỉ khiến thỏ căng thẳng hơn. Thỏ có thể chết vì nó sẽ lên cơn đau tim hoặc bị sốc, làm cho ruột bị tắc và dẫn đến chết đói.[3]
  2. 2
    Nằm xuống với thỏ. Để thỏ quen dần với bạn và không xem bạn là kẻ thù, hãy hạ thấp người khi tiếp cận nó. Cách này sẽ làm thỏ cảm thấy ít bị đe dọa. Nếu thỏ tiến đến bạn, ban đầu đừng đáp trả lại. Hãy ngồi im càng lâu càng tốt, có thể là hàng tiếng đồng hồ. Bạn có thể phải thử nhiều lần trong nhiều ngày để thỏ dần quen với bạn.[4]
  3. 3
    Tránh mùi của những động vật khác. Nếu bạn có mùi của những loài động vật chuyên săn thỏ, chẳng hạn như chó hoặc mèo, thỏ sẽ không đến gần bạn. Mặc quần áo mới giặt và rửa tay trước khi ra ngoài để đảm bảo không còn vương mùi của động vật khác.[5]
  4. 4
    Để lại một mẩu thức ăn. Muốn thỏ tin tưởng mình, hãy để lại một mẩu thức ăn ngon có thể dẫn dụ thỏ về phía bạn. Có thể kể đến các loại rau có lá xanh như cải xoong, lá bồ công anh và vài lát cà rốt. Cách này sẽ giúp thỏ tin tưởng bạn và chuyển sang thuần hóa nó.[6]
  5. 5
    Trò chuyện nhỏ nhẹ với thỏ. Khi bạn ra sức thuần hóa thỏ, hãy trò chuyện với nó bằng tông giọng thấp, dịu dàng, nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp trấn an và không gây hoảng sợ thêm cho thỏ.
    • Đừng bao giờ la lớn hoặc làm ồn. Điều này sẽ khiến thỏ tháo chạy và bỏ trốn.
  6. 6
    Đối diện với chú thỏ đang sợ hãi. Nếu bạn làm cho thỏ sợ, nó có thể cứng đơ toàn thân. Thỏ thường dùng phản xạ này để đánh lừa những kẻ săn mồi rằng nó đã chết hoặc để giúp nó ẩn nấp. Nếu thỏ tiếp cận bạn theo cách này, nghĩa là nó không vui khi thấy bạn và không muốn bạn nhấc nó lên. Nó đang thực sự hoảng sợ.[7]
    • Bạn cảm thấy rất muốn và dự định bế thỏ lên trong trạng thái căng trương lực, tuy nhiên đây không phải là cách hay để giúp thỏ. Thỏ có thể sẽ bị sốc và gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Thỏ có thể bị đau tim hoặc sốc và tử vong ngay sau đó.[8]
  7. 7
    Tránh bế thỏ lên. Nếu nhấc thỏ, đừng nhấc lên cao. Vì thỏ là loài vật sống trên mặt đất, nên nó sẽ vô cùng hoảng sợ khi bị nhấc lên. Việc này cũng có thể dẫn đến hội chứng đau tim hoặc sốc cho thỏ.[9]
    • Bạn cũng có thể làm chân của thỏ bị thương vĩnh viễn nếu nhấc nó lên.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Sử dụng bẫy nhân đạo

  1. 1
    Chọn bẫy phù hợp. Nếu bạn muốn bắt thỏ mà không cần dùng tay giữ nó, đây có thể là một lựa chọn tối ưu hơn và ít gây hoảng sợ, hãy nghĩ về việc tự chế một cái bẫy nhân đạo cho thỏ. Hãy hỏi hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã địa phương hoặc tổ chức phúc lợi động vật xem họ có sẵn bẫy hay không. Bạn cũng có thể mua một cái bẫy tại cửa hàng thú cưng.
    • Bạn cũng có thể tự chế một cái bẫy dạng hộp đơn giản bằng hộp các tông có thể đóng lại khi thỏ vào bên trong. Để làm loại bẫy này, hãy dùng một que củi chống chiếc hộp lên và chọc một lỗ trên hộp các tông. Sau đó, dùng một sợi dây buộc cà rốt hoặc thức ăn khác và xỏ qua lỗ và buộc nó vào que củi. Khi thỏ vào hộp và tóm lấy thức ăn, que củi sẽ bị dây giật mạnh và chiếc hộp sẽ rơi xuống.[10]
  2. 2
    Đặt món khoái khẩu vào bên trong. Để nhử thỏ vào chuồng, hãy đặt một vài món khoái khẩu của chúng vào trong. Chẳng hạn như cà rốt, các loại rau có lá xanh hoặc lá bồ công anh.[11]
  3. 3
    Đặt bẫy ở một vị trí an toàn. Nếu muốn thỏ đến gần bẫy, bạn nên đặt nó ở một nơi yên tĩnh và được che chắn. Điều này sẽ khiến thỏ cảm thấy đủ an toàn để đến gần bẫy và ăn thức ăn đã được để lại trong đó.[12]
  4. 4
    Đặt bẫy đúng thời điểm. Loài thỏ thường năng động nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn, vì vậy hãy đảm bảo chiếc bẫy luôn sạch sẽ và sẵn sàng ở những thời điểm này. Nhớ kiểm tra bẫy sau khoảng thời gian này để xem liệu bạn có bắt được chúng không.[13]
  5. 5
    Di chuyển bẫy. Khi đã bắt được thỏ, hãy phủ một cái chăn lên bẫy để thỏ cảm thấy an toàn. Xách bẫy lên và sau đó chuyển đến vị trí mới mà bạn muốn thỏ ở đó và mở bẫy ra để nó có thể chạy ra ngoài.
    • Đảm bảo các địa điểm mà thỏ được thả ra đều an toàn. Bạn có thể hỏi tổ chức cứu trợ động vật hoang dã tại địa phương hoặc trung tâm kiểm soát động vật để được tư vấn.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Bắt giữ động vật hoang dã làm vật nuôi, kể cả thỏ hoang thường là hành vi bất hợp pháp. Ở nhiều nơi, bạn không được phép "thuần hóa" một con thỏ hoang làm thú cưng.
  • Đừng bao giờ bắt thỏ con rời khỏi hang của chúng! Hành động này thực sự có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí là tử vong cho thỏ. Ít hơn 10% thỏ hoang còn nhỏ có thể sống sót khi bị bắt ra khỏi hang.

Bài viết wikiHow có liên quan

Chăm sóc Cua ẩn sĩChăm sóc Cua ẩn sĩ
Nuôi ThỏNuôi Thỏ
Nhận biết chuột hamster sắp chếtNhận biết chuột hamster sắp chết
Nhận biết Rùa Đực và Rùa CáiNhận biết Rùa Đực và Rùa Cái
Nhận biết chuột hamster mang thaiNhận biết chuột hamster mang thai
Điều trị gãy chân cho chuột HamsterĐiều trị gãy chân cho chuột Hamster
Xác định giới tính cá BettaXác định giới tính cá Betta
Cho thỏ ăn đúng loại rauCho thỏ ăn đúng loại rau
Ẵm thỏẴm thỏ
Xử lý khi chuột hamster không cử độngXử lý khi chuột hamster không cử động
Chăm sóc Chuột LangChăm sóc Chuột Lang
Nuôi rùa nướcNuôi rùa nước
Xác định giới tính của chuột langXác định giới tính của chuột lang
Chăm sóc chuột conChăm sóc chuột con
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 2.258 lần.
Chuyên mục: Thú cưng
Trang này đã được đọc 2.258 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo