Bài viết này đã được cùng viết bởi Craig Morton. Craig Morton là CEO của Aquarium Doctor Inc. có trụ sở tại Huntington Beach California và cung cấp dịch vụ tại Quận Cam, Hạt Los Angeles và Inland Empire. Với hơn 30 năm kinh nghiệm về hồ cá, Craig chuyên tạo ra các thiết kế hồ cá theo yêu cầu riêng, cùng với bảo dưỡng và lắp đặt hồ cá. Aquarium Doctor hợp tác với các nhà sản xuất và sản phẩm như Clear for Life, Sea Clear, Bubble Magus, Tropic Marine Centre, Salifert, ReeFlo, Little Giant, Coralife và Kent Marine.
Bài viết này đã được xem 11.194 lần.
Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần biết khi nuôi cá xiêm là làm sao để thay nước bể cá đúng cách. Bể cá bẩn không tốt cho cá và có thể gây bệnh, nhưng thay nước không đúng cách cũng có thể gây hại cho cá. Có hai cách để thay nước cho bể cá xiêm: thay nước một phần và thay nước toàn phần. Thay nước một phần thường được ưa thích hơn, vì thay nước mới hoàn toàn có thể gây sốc cho cá.
Chọn phương pháp
- Thay nước một phần: Thay nước ít nhất một tuần một lần. Các hồ hay bể cá nhỏ không có máy lọc sẽ cần thay nước thường xuyên.
- Thay nước toàn phần: Chỉ cần thiết khi bể quá bẩn, hoặc nếu nồng độ amoniac vẫn cao sau vài lần thay nước một phần.
Các bước
Thay nước một phần
-
1Chuẩn bị nước mới.[1] Cho nước sạch vào một bể sạch lớn. Lúc này bạn vẫn để yên bể cá hiện tại. Dùng chất làm mềm nước (có bán tại cửa hàng dụng cụ cho thú cưng) để loại bỏ clo và các chất có hại khỏi bể cá.
- Làm theo hướng dẫn trên bao bì, và dùng chính xác liều lượng cho phép tuỳ vào kích thước bể cá.
-
2Để nước ấm lên. Việc cho cá xiêm vào nước có nhiệt độ khác ngay lập tức có thể gây hại đến cá.[2] Để nước sạch đã qua xử lý ở nhiệt độ phòng trong một giờ để nước an toàn và dễ chịu cho cá.
- Ngoài ra, bạn có thể pha nước nóng với nước lạnh từ vòi nước đến khi nước có cùng nhiệt độ với nước bể cá hiện tại.[3] Nếu bạn thực hiện cách này, hãy dùng nhiệt kế để đảm bảo nước ở cả hai bể có nhiệt độ bằng nhau, sau đó cho chất làm mềm nước như đã hướng dẫn.
-
3Lấy bớt nước ra khỏi bể cá hiện tại. Để thay nước một phần, bạn sẽ phải đổ bớt nước ra khỏi bể cá hiện tại và thay bằng nước sạch đã qua xử lý. Dùng một chiếc ca sạch hoặc vật gì tương tự, múc khoảng 25% đến 50% lượng nước trong bể cá hiện tại.[4] [5] [6] Để cá trong bể khi bạn múc nước ra.
- Để chính xác, bạn có thể đong lương nước khi múc ra. Ví dụ, nếu bạn có bể cá 75 lít, bạn nên đổ đi khoảng 40 lít nước đong bằng bình hoặc các dụng cụ đong khác.
- Bạn cũng có thể dùng ống hút để đưa nước từ bể cá sang xô hoặc bồn. Khi nước bắt đầu chảy, đưa ống hút vào lớp sỏi dưới đáy bể để hút chất thải của cá, thức ăn thừa, và các chất bẩn khác.
-
4Đổ thêm nước cho đầy bể cá. Từ từ đổ nước sạch qua xử lý đã được chuẩn bị trước đó vào bể cá cho đến khi bằng lượng nước ban đầu trong bể.[7] [8] Nếu xô chứa quá nặng để nâng và đổ vào, bạn có thể dùng ca sạch (hay vật tương tự) hoặc ống bơm để đưa nước vào. Có thể bạn không cần chuyển cá xiêm ra khỏi bể khi cho nước mới vào, nhưng phải đổ nước từ từ để không ảnh hưởng đến cá.
-
5Tiếp tục thay nước thường xuyên. Hầu hết các chuyên gia khuyên nên thay nước ít nhất một lần một tuần.[9] [10] [11] Nhưng nếu bể cá của bạn trở nên quá bẩn, bạn có thể thay nước thường xuyên hơn.Quảng cáo
Thay nước toàn phần
-
1Chuẩn bị nước mới.[12] Đổ nước sạch vào một bể sạch lớn. Lúc này vẫn giữ bể cá xiêm bình thường. Dùng viên làm mềm nước (có bán tại cửa hàng vật liệu dành cho thú cưng) để loại bỏ clo và các chất có hại ra khỏi nước.
- Làm theo hướng dẫn trên bao bì, và dùng chính xác liều lượng cho phép tuỳ vào kích thước bể cá.
-
2Để nước ấm lên. Việc cho cá xiêm vào nước có nhiệt độ khác ngay lập tức có thể gây hại đến cá.[13] Để nước sạch đã qua xử lý ở nhiệt độ phòng trong một giờ để nước an toàn và dễ chịu cho cá.
- Ngoài ra, bạn có thể pha nước nóng và nước lạnh từ vòi nước cho đến khi nước có cùng nhiệt độ với nước trong bể cá hiện tại.[14] Nếu bạn làm theo cách này, hãy dùng nhiệt kế để đảm bảo nước ở cả hai bể có cùng nhiệt độ, và cho chất làm mềm nước như đã hướng dẫn ở trên.
-
3Thay nước trong bể cá. Dùng vợt vớt cá, đưa cá ra khỏi bể sang chậu nước sạch.[15] Vớt cá thật nhẹ vì vảy cá rất dễ bị thương.
-
4Làm sạch bể cá.[16] Đổ nước cũ ra khỏi bể. Nhẹ nhàng làm sạch bể, chỉ dùng nước sạch và khăn mềm sạch hoặc miếng bọt biển; xà phòng và các sản phẩm khác có thể gây hại cho cá của bạn. Đảm bảo rửa sạch lớp sỏi trong bể để loại bỏ chất thải, thức ăn thừa,....
-
5Bắt đầu cho nước vào bể cá. Lấy một ít nước sạch trong chậu chứa cá và đổ vào bể.[17] Đổ vừa đủ để cá có thể bơi thoải mái bên trong.
-
6Chuyển cá trở lại bể. Dùng vợt đưa cá từ chậu chứa trở lại bể cũ, bây giờ từ từ cho nước sạch vào.[18] Trước đó bạn hãy thật nhẹ nhàng chuyển cá sang bể.
-
7Đổ phần nước còn lại vào bể cá. Đổ từ từ nước trong bể chứa vào bể cá xiêm. Nếu bể chứa quá nặng để nâng lên và đổ vào, bạn có thể dùng ca sạch (hoặc vật tương tự) hoặc ống bơm đưa nước vào. Điều quan trọng là bạn phải đổ nước thật chậm để không làm ảnh hưởng đến cá.[19]
-
8Thay nước toàn phần khi cần thiết. Thông thường thì chỉ cần thay nước một phần là đủ cho bể cá.[20] [21] [22] Tuy nhiên, hãy thay nước toàn phần nếu bể cá trở nên quá bẩn.Quảng cáo
Lời khuyên
- Liên hệ với bác sĩ thú y hoặc cửa hàng dụng cụ cá cảnh nếu bạn gặp vấn đề khi thay nước, hoặc nếu bạn nghĩ cá bị bệnh hoặc không thích nghi được với nước sạch.
Tham khảo
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ https://www.pijac.org/sites/default/files/pdfs/betta_new.pdf
- ↑ https://www.pijac.org/sites/default/files/pdfs/betta_new.pdf
- ↑ http://nippyfish.net/bettas-101/all-about-water/water-changes/
- ↑ http://aquariuminfo.org/betta.html
- ↑ http://aquariuminfo.org/betta.html
- ↑ https://www.pijac.org/sites/default/files/pdfs/betta_new.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://aquariuminfo.org/betta.html
- ↑ https://www.pijac.org/sites/default/files/pdfs/betta_new.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ https://www.pijac.org/sites/default/files/pdfs/betta_new.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://faculty.etsu.edu/odonnell/2014fall/engl3130/student_essays/Betta_fish_guide.pdf
- ↑ http://aquariuminfo.org/betta.html
- ↑ https://www.pijac.org/sites/default/files/pdfs/betta_new.pdf