Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sau những tổn thương ban đầu mà ai đó gây ra cho bạn, có lẽ bạn đang tự hỏi mình có nên tha thứ không (và bằng cách nào). Việc tha thứ cho người đã từng làm tổn thương mình có thể giúp bạn bỏ bớt những cảm xúc tiêu cực và chữa lành vết thương.[1] Nếu bạn quyết định tha thứ cho ai đó trong cuộc đời mình, hãy đọc các bước dưới đây để biết nên bắt đầu như thế nào.

1

Chấp nhận sự việc đã xảy ra để có thể hướng tới trước.

  1. Chấp nhận tổn thương không có nghĩa là biện minh cho nó hoặc quên nó đi. Hãy thừa nhận rằng chuyện đáng tiếc đã xảy ra và trong lòng bạn vẫn ngổn ngang nhiều cảm xúc. Sự chấp nhận sẽ cho phép bạn khoan dung với những chuyện buồn trong quá khứ, nhờ đó bạn có thể tha thứ cho người kia vì lợi ích của bản thân bạn.[2]
    • Cố gắng đừng giải thích để giảm nhẹ nỗi đau, và đừng bào chữa cho người đã làm tổn thương bạn. Hãy thử nói lên thành tiếng câu “Tôi đã bị tổn thương vì người này, và tôi cần phải cố gắng vượt qua”, bạn sẽ thấy điều này cũng có ích.
    Quảng cáo
2

Cho bản thân thời gian để vượt qua cảm xúc tiêu cực.

  1. Có lẽ bạn sẽ không thể tha thứ cho ai đó ngay lúc này. Bạn sẽ phải mất một thời gian đau buồn và xử lý mọi việc sau khi đã xảy ra tổn thương. Không có mốc thời gian nào cho việc vượt qua cảm xúc tiêu cực, và xử lý nhanh hay chậm là tuỳ ý bạn.[3]
    • Cảm giác buồn phiền, tức giận và bối rối là điều thường thấy sau một sự kiện sang chấn tâm lý.
    • Bạn không cần phải gạt bỏ hoàn toàn các cảm xúc này trước khi sẵn sàng tha thứ cho ai đó. Tha thứ là một quyết định, không phải là cảm xúc.
    • Nghĩ xem sự tha thứ đối với bạn có nghĩa là gì để biết điều mà bạn sẽ hướng đến. Ví dụ, bạn có thể từ bỏ quan niệm rằng người đó cần phải trả giá cho những gì họ đã làm để thôi nghiền ngẫm về việc đó.
3

Viết ra cảm xúc của bạn.

  1. Diễn tả cảm xúc bằng ngôn ngữ là một cách có thể giúp bạn vượt qua nó. Hãy ngồi xuống và viết ra những gì mà bạn từng cảm thấy trước kia, cảm giác hiện giờ của bạn và những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi tha thứ. Giữ lá thư này cho riêng mình và đừng tiết lộ cho bất cứ ai.[4]
    • Sự bao dung có thể đem lại cảm giác nhẹ nhõm, và nó sẽ giúp bạn gột bỏ những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền và oán giận.
    Quảng cáo
4

Tâm sự với một người bạn.

  1. Một ý kiến khách quan có thể giúp bạn tìm được cách tha thứ hiệu quả. Nếu có một người thân thiết mà bạn cảm thấy đủ tin cậy để tâm sự về chuyện này, hãy nói với họ về những gì đã xảy ra và vì sao bây giờ bạn đang cố gắng tha thứ. Họ có thể cho bạn lời khuyên, nhưng có khi họ chỉ cần lắng nghe bạn là đủ.[5]
    • Nếu không muốn tâm sự với người thân quen về chuyện này, bạn có thể cân nhắc tìm đến một chuyên gia sức khoẻ tâm thần.
5

Thông cảm với người đó nếu có thể.

  1. Cố gắng nhìn sự việc từ góc độ của người đó. Nếu ở địa vị của họ, bạn có làm điều tương tự như vậy không? Cho dù bạn không thể hoàn toàn đặt mình vào vị trí của người đó thì việc xem xét sự việc từ góc nhìn của họ sẽ giúp bạn dễ tha thứ hơn. Bạn có thể hiểu vì sao họ đã làm như vậy và nhờ đó bạn có thể thông cảm với họ hơn.[6]
    • Ví dụ, có thể người đã làm tổn thương bạn khi đó đang căng thẳng cực độ. Cũng có thể họ không biết phải bộc lộ cảm xúc như thế nào nên đã trút sang bạn.
    • Điều này không biện minh được cho việc mà họ đã làm và cũng không có nghĩa là bạn cho rằng nó là đúng.
    Quảng cáo
6

Kiên nhẫn với bản thân.

  1. Rất khó để bạn tha thứ cho ai đó trong một sớm một chiều. Đừng quên rằng, tha thứ là một quá trình gồm nhiều bước và phải trải qua thời gian dài. Ngay cả khi đã quyết định tha thứ, có lẽ bạn vẫn có nhiều việc phải làm để đạt được điều đó.[7]
    • Hãy yêu thương bản thân trong suốt quá trình này và đừng đặt ra những tiêu chuẩn không thực tế cho mình.
7

Buông bỏ những kỳ vọng.

  1. Dù bạn có tha thứ thì cũng chưa chắc người đó sẽ thay đổi. Khi chọn cách tha thứ cho ai đó, bạn nên làm vì bản thân bạn. Sự bao dung của bạn có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa bạn và người kia hoặc giúp họ nhẹ nhõm hơn một chút, nhưng điều này cũng chưa chắc chắn. Đừng mong đợi họ xin lỗi hoặc thay đổi hành vi để tránh phải thất vọng nếu mọi chuyện không diễn ra như mong muốn.[8]
    • Việc tha thứ cho ai đó thường có thể cải thiện mối quan hệ giữa bạn và những người khác, vì quá trình vượt qua tổn thương có thể giúp bạn hoàn thiện bản thân.
    Quảng cáo
8

Quyết định nói hay không nói với người kia rằng bạn tha thứ cho họ.

  1. Để sự tha thứ trong lòng đôi khi sẽ tốt hơn cho bạn. Nếu người đã làm tổn thương bạn không hề tỏ ra hối lỗi hoặc thậm chí không nói một lời xin lỗi, họ có thể không phản ứng tốt khi nghe bạn nói rằng bạn tha thứ cho họ. Mặt khác, nếu họ đã từng xin lỗi bạn và bạn muốn hàn gắn mối quan hệ thì đây là việc đáng làm.[9]
    • Nếu đã lâu không liên lạc với người đã làm bạn tổn thương, bạn không cần thiết phải liên lạc chỉ để nói rằng bạn tha thứ cho họ. Nói chuyện với một người như vậy sẽ khiến bạn căng thẳng không đáng có.
    • Không phải cứ tha thứ cho ai đó là bạn phải nối lại quan hệ với họ - nhất là nếu họ không thay đổi hành vi đã làm bạn tổn thương trước đó.
9

Tha thứ cho họ nhưng vạch ranh giới rõ ràng.

  1. Các ranh giới rõ ràng có thể giúp ngăn chặn những xung đột với người đó trong tương lai. Nếu bạn vẫn liên lạc với người đã gây tổn thương cho bạn, hãy cho họ biết rằng không phải chỉ vì bạn tha thứ mà họ có thể làm tổn thương bạn lần nữa. Đặt ra giới hạn và hãy cương quyết bảo vệ bản thân nếu họ vi phạm.[10]
    • Bạn có thể hạn chế liên lạc với người đó, ít nhất là lúc ban đầu. Ví dụ, nếu trước đây bạn thường gặp mặt họ thì bây giờ bạn chỉ nên liên lạc qua điện thoại.
    • Trong trường hợp chấn thương tâm lý nghiêm trọng, có lẽ bạn cần cắt đứt liên lạc với họ mãi mãi. Bạn có thể tự mình tha thứ mà không cần phải nói với người kia.
    • Bạn cũng có thể nhắc người đó rằng bạn đã tha thứ cho họ một lần và không thể tha thứ lần nữa.
    Quảng cáo
10

Nói chuyện với chuyên gia tâm lý nếu cần thiết.

  1. Tha thứ là việc khó khăn và không dễ dàng đạt được. Nếu bạn suy sụp vì oán giận, buồn phiền hoặc day dứt, một chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn vượt qua những cảm xúc tiêu cực với những biện pháp lành mạnh. Họ cũng có thể giúp bạn tìm ra cách tốt nhất để tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn trong quá khứ mà không phải hy sinh các giá trị và niềm tin của bản thân.[11]

Lời khuyên

  • Việc tha thứ cho một người có thể giúp bạn giành lại được quyền kiểm soát tình huống.[12]

Bài viết wikiHow có liên quan

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm
Vượt qua Sự tự tiVượt qua Sự tự ti
Khóc và Giải toả Áp lựcKhóc và Giải toả Áp lực
Giữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn
Vượt qua Sự nhút nhátVượt qua Sự nhút nhát
Tự Thôi miênTự Thôi miên
Nhận biết các dấu hiệu thiếu tôn trọng13 dấu hiệu khẳng định người ta không tôn trọng bạn
Thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiềuThoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều
An ủi người đang khócAn ủi người đang khóc
Trở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mìnhTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình
Cầm Nước mắtCầm Nước mắt
Làm Ai đó Cười
Nhận diện Kẻ Thái nhân cáchNhận diện Kẻ Thái nhân cách
Hết Buồn bãHết Buồn bã
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Asa Don Brown, PhD, DNCCM, FAAETS
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Asa Don Brown, PhD, DNCCM, FAAETS. Tiến sĩ Asa Don Brown là nhà tâm lý học lâm sàng với hơn 25 năm kinh nghiệm. Ông chuyên hỗ trợ các gia đình, trẻ em và cặp đôi, điều trị các vấn đề loại rối loạn tâm lý, sang chấn tâm lý và bạo hành. Bên cạnh đó, ông cũng có chuyên môn đàm phán và thu thập thông tin. Tiến sĩ Brown là diễn giả và tác giả của ba quyển sách, và viết bài cho nhiều tạp chí, tạp chí khoa học và ấn bản phổ biến. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành Thần học và Tôn giáo với chuyên ngành phụ là Marketing, và bằng cử nhân chuyên ngành Tham vấn trong mảng Hôn nhân và Gia đình của Đại học Great Falls. Tiến sĩ Brown còn có bằng tiến sĩ Tâm lý học với chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng của đại học Capella. Ông là chuyên viên của Học viện Chuyên gia Hoa Kỳ về Căng thẳng do Sang chấn và nhà ngoại giao của Trung tâm Quản lý Khủng hoảng Quốc gia. Tiến sĩ Brown tiếp tục công tác tại nhiều hội đồng tâm lý học và khoa học. Bài viết này đã được xem 1.797 lần.
Trang này đã được đọc 1.797 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo