Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 7.232 lần.
Bong bóng được sử dụng phổ biến ở các lễ hội, tiệc sinh nhật, và nhiều sự kiện vui chơi khác. Nhưng thổi bong bóng thì không vui như vậy, vì bạn phải có hai lá phổi tốt hoặc ống bơm chuyên dụng, đó là chưa kể cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Cho dù bạn chỉ cần một quả bong bóng hay cả trăm quả dùng để trang trí hay thí nghiệm khoa học, sẽ luôn có nhiều cách khác nhau để thổi bong bóng dễ dàng hơn - thậm chí là thích thú!
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:Thổi bong bóng bằng miệng
-
1Kéo giãn bong bóng theo tất cả các hướng. Nếu bạn kéo giãn bong bóng bằng tay trước khi thổi, việc thổi bong bóng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chất liệu cao su của bong bóng sẽ giãn ra và kháng lực khi thổi sẽ giảm đi đáng kể.[1]
- Kéo giãn bong bóng theo tất cả các hướng nhưng phải cẩn thận để tránh làm rách cao su. Nhớ đừng kéo giãn bong bóng quá mức, nếu không nó sẽ dễ nổ khi bạn thổi. Kéo giãn vài lần ở các vị trí khác nhau là đạt yêu cầu.
-
2Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm kéo phần vòi của bong bóng. Bước này sẽ giúp giữ yên quả bong bóng khi bạn thổi. Cầm phần vòi của bong bóng tại vị trí cách miệng vòi khoảng 1 cm. Ngón trỏ nên đặt bên trên và ngón cái đặt bên dưới.
-
3Hít một hơi thở sâu và bắt đầu “thổi” bong bóng. Sử dụng môi tạo thành một vòng tròn khép kín quanh phần vòi của bong bóng. Hai môi nên ngậm vượt qua miệng vòi một chút và dùng ngón trỏ và ngón cái ép vào vòi.
-
4Đẩy không khí từ phổi vào quả bong bóng. Động tác này tương tự như khi bạn thổi căng hai má, nhưng không khí sẽ đi vào bong bóng và hai má được thả lỏng.
- Cố gắng giữ hai môi ngậm sát vòi bong bóng trong khi bạn thổi. Hai bên má sẽ chứa một ít không khí nhưng không căng phồng, mà quả bóng mới là nơi chứa không khí!
- Bạn hãy tưởng tượng ra cách người ta thổi kèn: Duy trì cách đặt môi hoặc độ căng cơ mặt phù hợp, nhất là khi phổi của bạn yếu hoặc bạn gặp khăn trong việc thổi bong bóng.
- Ngậm chặt môi xung quanh vòi bong bóng để giữ áp suất.
-
5Cố gắng vượt qua kháng lực ban đầu. Vì những lý do có liên quan nhiều đến vấn đề khoa học hơn là bạn nghĩ,[2] hơi thổi đầu tiên vào bong bóng luôn chịu kháng lực mạnh nhất.[3] Nhưng bong bóng sẽ nở ra dần sau trở lực ban đầu. Một số người cần thời gian để làm quen với điều này, vậy nên bạn hãy thổi tiếp cho đến khi bong bóng phồng lên, và sử dụng kinh nghiệm đó để thổi các quả tiếp theo.
- Nếu bạn vẫn gặp khó khăn khi thổi sau nỗ lực ban đầu, hãy kéo dài phần vòi bong bóng trong khi thổi hơi thứ hai.
- Nếu bạn gặp khó khăn, hãy kéo dài phần vòi bong bóng, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ làm kín quanh miệng vòi trong lúc thổi.
-
6Bóp chặt vòi bong bóng nếu bạn cần nghỉ ngơi. Nếu bạn cần nghỉ ngơi trong lúc thổi, hãy làm kín miệng vòi bằng ngón cái và ngón trỏ. Sau đó, buông tay ra sau khi bạn đã đặt bong bóng lại vào miệng.
-
7Ngừng thổi trước khi bong bóng nổ. Khi bạn cảm thấy bong bóng không còn giãn ra đáng kể, quá trình thổi khi đó đã hoàn thành. Nếu vòi bong bóng phồng lên khá lớn, nghĩa là bạn đã thổi bong bóng quá căng và cần xả một ít không khí ra ngoài cho đến khi vòi xẹp bớt.
-
8Thắt chặt vòi bong bóng. Khi bong bóng bắt đầu kháng lại sự giãn nở, đó là lúc bạn cần thắt nút bong bóng. Bây giờ bong bóng đã được thổi xong. Bạn sẽ tiếp tục thổi quả tiếp theo!
- Dùng ngón giữa và ngón trỏ cầm ở phần gốc của vòi bong bóng.
- Kéo giãn vòi và quấn nó quanh ngón trỏ và ngón cái.
- Đưa miệng vòi qua vòng tròn bạn vừa tạo ra và thắt nút trong khi bạn đồng thời rút ngón tay ra.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:Thổi bong bóng bằng ống bơm
-
1Gắn miệng vòi bong bóng vào đầu vòi ống bơm. Đầu vòi bơm phải có rãnh để bám chắc vào miệng vòi bong bóng.
-
2Bắt đầu bơm. Đối với ống bơm cầm tay, kéo cần bơm ra và nhấn vào. Đối với bơm đạp chân, đạp vào bàn đạp và thả ra. Không cần phải kéo giãn bong bóng trước khi bơm.
-
3Thắt vòi bong bóng sau khi bơm xong. Một lần nữa, hãy xem hướng dẫn của wikiHow!Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:Sử dụng bình khí heli
-
1Gắn vòi bơm vào bình khí heli. Vòi bơm là ống bằng kim loại có ren ở một đầu và đầu kia là chỗ kết nối với vật cần bơm. Vặn chặt vòi bơm vào miệng có ren trên đỉnh bình khí heli.[4]
-
2Gắn đúng loại đầu chuyển đổi vào đầu vòi bơm. Đa số các vòi bơm được bán cùng hai đầu chuyển đổi bằng nhựa có hình nón. Loại nhỏ dùng để bơm bong bóng kiếng; loại lớn dùng để bơm bong bóng cao su. Gắn loại đầu chuyển đổi phù hợp vào vòi bơm.[5]
-
3Mở van. Xoay tay cầm trên bình khí heli ngược chiều kim đồng hồ để mở van và xả khí heli vào vòi bơm. Bạn sẽ nghe thấy tiếng “phụt” một cái khi van được mở, nhưng nếu có tiếng xì liên tục thì đã có chỗ rò rỉ. Đóng van và liên hệ với nhà cung cấp bình khí.[6]
-
4Kết nối bong bóng với đầu chuyển đổi. Lồng miệng vòi bong bóng vào đầu chuyển đổi đủ sâu để tạo độ kín phù hợp. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp quanh miệng vòi bong bóng để đảm bảo kín khí.[7]
-
5Nhấn vào đầu chuyển đổi. Dùng ngón tay đang cầm miệng bong bóng để nhấn nhẹ vào đầu chuyển đổi. Động tác này sẽ mở khí heli vào bong bóng. Ngừng nhấn khi bong bóng đủ căng.[8]
- Hãy cẩn thận vì bình khí heli có thể bơm căng bong bóng rất nhanh. Đừng ngạc nhiên nếu bạn làm nổ vài quả bong bóng khi mới tập bơm bằng bình khí heli!
-
6Thắt nút bong bóng. Với bong bóng cao su, bạn sẽ thắt nút theo cách thường làm: tạo một vòng tròn quanh hai ngón tay, sau đó đưa miệng vòi bong bóng qua vòng tròn đó và thắt nút. Tuy nhiên, đa số bong bóng kiếng có cơ cấu tự đóng, vì vậy điều bạn cần làm là bóp miệng bơm lại.[9]
-
7Đóng van trên bình khí heli. Sau khi bơm bong bóng xong, làm theo quy trình sau để đưa bình khí heli về trạng thái chờ an toàn:[10]
- Đóng van trên đỉnh bình (bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ).
- Nhấn vào đầu chuyển đổi để xả lượng khí heli còn sót trong vòi bơm.
- Rút đầu chuyển đổi và vặn tháo vòi bơm ra.
Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:Tiến hành thí nghiệm khoa học
-
1Đong hai thìa canh muối nở vào một quả bong bóng chưa thổi. Luồn đầu phễu vào miệng vòi bong bóng để dễ đổ muối nở vào hơn. Hai thìa canh tương đương 30 gam.[11]
-
2Rót 120 ml giấm vào một chai sô-đa nhỏ. Sử dụng một cái chai rỗng đã vệ sinh khô ráo. Tiếp tục sử dụng phễu để dễ rót giấm vào chai (nhưng nhớ rửa sạch muối nở trước đó).[12]
-
3Trùm miệng bong bóng lên đầu chai. Kéo giãn miệng vòi của bong bóng để trùm chặt lên đầu chai. Thả tự do phần còn lại của quả bong bóng để muối nở không rơi vào chai.[13]
-
4Để muối nở rơi vào chai. Nâng phần bụng bong bóng lên trên đỉnh chai và kéo nhẹ lên để muối nở rơi thẳng vào chai. Cẩn thận tránh kéo mạnh tay khiến miệng bong bóng tuột khỏi chai.[14]
-
5Quan sát phản ứng hóa học xảy ra. Bạn có thể thổi bong bóng bằng muối nở và giấm vì khí cacbon đi-ô-xít sinh ra từ phản ứng hóa học giữa hai thành phần này. Trẻ em rất thích xem thổi bong bóng theo cách này!Quảng cáo
Lời khuyên
- Bong bóng rất lớn hoặc rất nhỏ sẽ tạo ra kháng lực ban đầu rất nặng, nên bạn cần lấy hai hơi thổi để vượt qua giai đoạn này. Bong bóng dài và gầy được dùng để tạo ra các hình thù sẽ rất khó thổi.
- Đôi khi bạn nên cắn nhẹ vào miệng vòi bong bóng trong lúc thổi để giữ bong bóng cố định.
- Cân nhắc mua ống bơm nếu bạn thường xuyên phải thổi bong bóng. Dụng cụ này đáng để bạn đầu tư. Cất ống bơm ở nơi thuận tiện dễ tìm.
- Nếu bạn cần thổi rất nhiều bong bóng ở trường học hoặc hoàn cảnh tương tự, hãy tìm một nhóm trẻ nhỏ để hỗ trợ bạn trong việc này. Đa số trẻ em ở lứa tuổi này rất thích thổi bong bóng và sẽ vui vẻ giúp bạn!
Cảnh báo
- Người ta có thể cảm thấy chóng mặt khi phải thổi quá nhiều bong bóng. Nếu bạn cảm thấy choáng thì nên nghỉ ngơi một lúc để lấy hơi.
- Nên nhớ một số người không thể thổi bong bóng vì vấn đề sức khỏe. Nếu bạn thuộc trường hợp này thì đừng cố gắng. Tìm ống bơm để bơm bong bóng hoặc nhờ người khỏe hơn hỗ trợ. Không phải ai cũng đủ sức khỏe để thổi bong bóng.
- Đừng thổi bong bóng quá căng. Nó sẽ phát nổ! Bạn sẽ sớm biết được khi nào bong bóng bị thổi quá căng.
- Đừng thổi quá mạnh (dấu hiệu rõ ràng đó là “hai má căng phồng”) vì việc này có thể làm tăng áp suất trong các xoang.
Tham khảo
- ↑ https://www.europhysicsnews.org/articles/epn/pdf/2010/01/epn20101p31.pdf
- ↑ https://physics.stackexchange.com/questions/122505/why-is-filling-a-balloon-from-your-mouth-much-harder-initially
- ↑ https://www.europhysicsnews.org/articles/epn/pdf/2010/01/epn20101p31.pdf
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dYKWeuw0Fl0
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dYKWeuw0Fl0
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dYKWeuw0Fl0
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dYKWeuw0Fl0
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dYKWeuw0Fl0
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dYKWeuw0Fl0
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dYKWeuw0Fl0
- ↑ https://www.education.com/science-fair/article/balloon-gas-chemical-reaction/
- ↑ https://www.education.com/science-fair/article/balloon-gas-chemical-reaction/
- ↑ https://www.education.com/science-fair/article/balloon-gas-chemical-reaction/
- ↑ https://www.education.com/science-fair/article/balloon-gas-chemical-reaction/