Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cảm lạnh và dị ứng có thể khiến chất nhầy tích tụ trong xoang và khoang mũi, có thể gây đau và dẫn đến nhiễm trùng. Hỉ mũi chỉ có hiệu quả tạm thời, còn nhiều thuốc thông mũi có thể gây buồn ngủ và các tác dụng phụ khác. Nhiều người chuyển sang cách rửa xoang (hay súc rửa mũi) cho nhanh chóng, hiệu quả và không hóa chất.[1] Súc rửa mũi đôi khi có thể giúp loại bỏ các chất cặn từ bên ngoài, ví dụ như phấn hoa và bụi bẩn.[2] Nghiên cứu cho thấy dùng dụng cụ súc rửa mũi đều đặn có thể giúp giảm đáng kể tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng xoang ở người dễ bị tình trạng này.[3] Tìm hiểu cách rửa xoang có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giảm triệu chứng nhiễm trùng xoang.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Chuẩn bị dụng cụ

  1. 1
    Chọn dụng cụ rửa mũi. Trên thị trường có nhiều loại dụng cụ rửa mũi khác nhau. Các dụng cụ này có bán sẵn ở các hiệu thuốc, cửa hàng chuyên về thiên nhiên liệu pháp và bán trực tuyến. Dụng cụ đa dạng về kích thước, hình dạng và thời hạn sử dụng (một số loại dùng một lần) nhưng về cơ bản đều chung một mục đích là rửa sạch xoang. Dụng cụ rửa xoang thông thường bao gồm:
    • Bình Neti[4]
    • Ống bơm cao su[5]
    • Bình bóp[6]
  2. 2
    Dùng nước an toàn. Hầu hết nhà có máy bơm trong nhà đều có nước máy an toàn để uống. Tuy nhiên, một số nguồn nước máy chứa một lượng nhỏ vi sinh vật như vi khuẩn, amip và các động vật đơn bào khác. Các sinh vật này thường an toàn khi uống phải vì axit dạ dày tiêu diệt chúng khi tiếp xúc. Tuy nhiên, không nên để các sinh vật này tiếp xúc với các màng mỏng như bên trong xoang.[7]
    • Dùng nước máy không an toàn để súc rửa mũi có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm màng não do amip - một tình trạng nghiêm trọng thường gây tử vong.[8]
    • Nước cất hoặc nước tiệt trùng là lý tưởng nhất. Có thể mua các loại nước này tại hầu hết các cửa hàng và chúng thường được dán nhãn "chưng cất" hoặc "tiệt trùng". [9]
    • Bạn có thể tạo nước tiệt trùng tại nhà. Đun sôi nước máy khoảng 3-5 phút rồi để cho nguội bớt. Không dùng nước nóng để tránh gây bỏng đau đớn và nghiêm trọng.[10]
    • Nước đã qua bộ lọc có kích thước lỗ tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng một micron là an toàn để sử dụng. Các bộ lọc này đủ nhỏ để giữ lại vi sinh vật, tạo ra nguồn nước máy an toàn để sử dụng. Bạn có thể mua thiết bị lọc nước máy ở cửa hàng dụng cụ hoặc bán trực tuyến.[11] Tìm hiểu thêm về các thiết bị lọc tại trang mạng của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật.
  3. 3
    Mua hoặc pha dung dịch muối sinh lý. Bạn có thể mua dung dịch muối sinh lý dạng không kê đơn dùng để súc rửa mũi tại hầu hết các hiệu thuốc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự pha nước muối sinh lý tại nhà.
    • Đong 3 thìa muối. Chỉ nên dùng muối ăn, muối nguyên chất hoặc muối tinh không I-ốt. Không dùng muối chứa I-ốt, chất chống đông hoặc chất bảo quản vì chúng kích ứng khoang mũi và xoang.[12]
    • Hòa muối với 1 thìa cà phê muối nở trong bát hoặc hũ đựng sạch.[13]
    • Cho thêm 1 cốc nước ấm đã chưng cất, tiệt trùng, đun sôi và để nguội hoặc được lọc đúng cách.[14]
    • Khuấy đến khi muối và muối nở hòa tan vào nước. Đổ đầy hỗn hợp vào dụng cụ súc rửa mũi.[15] Cần đảm bảo dùng dụng cụ tiệt trùng để khuấy hỗn hợp.
  4. 4
    Áp dụng biện pháp phòng ngừa vệ sinh. Bạn cần có biện pháp phòng ngừa an toàn khi xử lý, làm vệ sinh và cất trữ dụng cụ rửa mũi. Bước này giúp ngăn vi khuẩn và các vi trùng khác làm nhiễm bẩn dụng cụ rửa mũi và tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào khoang xoang.[16]
    • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi xử lý hoặc dùng dụng cụ rửa mũi. Dùng khăn giấy khô, dùng một lần để lau khô tay.[17]
    • Rửa dụng cụ rửa mũi bằng nước máy chưng cất, nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội nhằm đảm bảo dụng cụ không bị nhiễm bẩn trong quá trình rửa. Để dụng cụ khô tự nhiên hoặc dùng khăn giấy sạch (loại dùng một lần) để lau khô bên trong. [18]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Thông xoang mũi

  1. 1
    Đổ dung dịch vào dụng cụ súc rửa mũi. Dù dùng bình Neti, ống bơm cao su hay dụng cụ súc rửa nào khác thì bạn cùng cần đảm bảo dụng cụ được rửa sạch. Sau đó, đổ dung dịch muối sinh lý (mua sẵn hoặc tự pha tại nhà bằng nước tinh khiết) vào dụng cụ.[19]
  2. 2
    Vào tư thế. Sau khi hút nước vào dụng cụ rửa mũi, bạn cần vào tư thế. Dựa người vào bồn rửa để tránh nước bắn tung tóe (đặc biệt là nước đã chảy qua xoang).
    • Nghiêng đầu qua một bên trên bồn rửa.[20] Một số chuyên gia khuyến nghị nên nghiêng đầu một góc 45 độ để giúp nước dễ lưu thông mà không chảy vào miệng.[21]
    • Khi đã sẵn sàng, nhẹ nhàng đặt vòi của dụng cụ rửa mũi vào lỗ mũi gần trần nhà (lỗ mũi "ở trên" khi nghiêng đầu). Không đưa vòi vào sâu trong mũi hoặc chạm vào vách ngăn mũi để tránh gây cảm giác khó chịu hoặc thương tổn.[22]
  3. 3
    Rửa xoang. Sau khi vào đúng tư thế và đưa dụng cụ rửa vào mũi, bạn có thể bắt đầu rửa mũi. Rửa từ từ và cẩn thận, đặc biệt là nếu đây là lần đầu bạn rửa xoang.
    • Hít thở bằng miệng. Dù ở bất kỳ tình huống nào bạn cũng không được cố hít thở bằng mũi vì như vậy sẽ khiến nước chảy vào phổi và có thể gây nghẹt thở. [23]
    • Từ từ nâng cao tay cầm của dụng cụ rửa mũi. Nếu dùng ống bơm cao su, bạn có thể bắt đầu từ từ bóp cho nước muối sinh lý chảy ra. Nếu dùng bình Neti, chỉ cần để nước từ từ chảy vào lỗ mũi.[24]
  4. 4
    Đổi bên. Sau khi rửa một bên xoang, bạn cần lặp lại toàn bộ quy trình với lỗ xoang bên kia. Đổi góc nghiêng đầu để cho lỗ mũi bên kia "ở trên" lỗ mũi vừa được rửa.[25]
  5. 5
    Làm sạch xoang. Sau khi dùng hết nước muối để rửa hai bên mũi, bạn cần thở ra bằng hai lỗ mũi trước khi hít vào. Ngoài ra, nên thử hỉ mũi để đẩy toàn bộ dung dịch muối và dịch nhầy/cặn bẩn còn sót lại.[26]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Luôn thông xoang mũi trên bồn rửa. Lượng chất nhầy trong xoang mũi có thể nhiều hơn bạn nghĩ.
  • Một ít muối nở thường được dùng để tăng độ đệm của dung dịch muối và nước. Nếu không thể tìm đúng loại muối, bạn có thể dùng nước lọc, nhưng muối sẽ giúp xoa dịu màng trong khoang mũi.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để trao đổi thêm xem rửa xoang có phù hợp với bạn hay không. Bác sĩ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình tìm hiểu cách rửa xoang.
  • Có thể tiến hành súc rửa xoang mũi 1-4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghẽn xoang kéo dài sau khi hết cơn cảm lạnh được một thời gian, bạn nên đến bác sĩ khám để loại trừ các căn bệnh nghiêm trọng hợn.

Cảnh báo

  • Không dùng muối tinh bình thường để pha dung dịch. Muối tinh thường chứa I-ốt nên có thể kích ứng bên trong mũi. Muối ăn hoặc muối tinh không I-ốt là lựa chọn an toàn hơn vì chúng thường không chứa hóa chất tiềm ẩn nguy cơ gây hại hoặc kích ứng khoang mũi.
  • Tuyệt đối không súc rửa mũi cho trẻ sơ sinh vì làm vậy có thể khiến trẻ bị nghẹt thở hoặc sặc nước. Súc rửa mũi là phương pháp an toàn cho người lớn vì người lớn biết cách không hít vào bằng mũi trong khi súc rửa. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa trước khi dùng bình Neti hoặc các dụng cụ khác để rửa mũi cho trẻ nhỏ.
  • Cần đảm bảo chỉ dùng nước sạch. Chất nhiễm bẩn trong nước máy có thể gây nguy nhiễm cho khoang mũi. Nếu nghi ngờ về độ sạch của nước máy, bạn nên đun sôi một thời gian dài để loại bỏ tạp chất.

Những thứ bạn cần

  • Nước muối không I-ốt
  • Muối nở
  • Nước ấm tinh khiết/khử trùng
  • Dụng cụ rửa mũi (bình Neti, ống bơm cao su hoặc bình bóp)
  1. http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm316375.htm
  2. http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm316375.htm
  3. http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/library/allergy-library/saline-sinus-rinse-recipe.aspx
  4. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf
  5. http://healthywa.wa.gov.au/Healthy-WA/Articles/N_R/Nasal-irrigation-is-it-safe
  6. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf
  7. http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm316375.htm
  8. http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm316375.htm
  9. http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm316375.htm
  10. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf
  11. http://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm316375.htm
  12. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf
  13. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf
  14. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf
  15. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf
  16. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf
  17. http://www.fammed.wisc.edu/sites/default/files/webfm-uploads/documents/research/nasalirrigationinstructions.pdf

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 2.152 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 2.152 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo