Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bu lông là bộ phận kim loại thường dùng để nối hai hay nhiều vật với nhau. Đáng tiếc là trong quá trình xây lắp, bu lông có thể bị gãy. Mặc dù việc này ít khi xảy ra, nhưng những người thiếu kinh nghiệm hoặc làm việc hấp tấp có thể khiến bu lông bị gãy. Đối với các công trình xây dựng hoặc dự án nâng cấp nhà ở, kỹ năng tháo bu lông gãy là rất cần thiết.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Sử dụng bộ dụng cụ tháo bu lông

  1. 1
    Đặt mũi đột vào chính giữa thân bu lông, càng gần tâm càng tốt. Dùng búa đóng vào mũi đột để đánh dấu tâm của bu lông. Bước này sẽ giúp bạn khoan vào tâm bu lông chính xác nhất, giảm rủi ro làm hỏng ren bu lông.[1]
  2. 2
    Khoan một lỗ dẫn đường vào tâm bu lông bằng mũi khoan ngược chiều. Mũi khoan ngược chiều có ren đảo ngược, do đó chế độ chạy đảo ngược trên máy khoan thật ra sẽ đưa mũi khoan vào trong. Bạn cần dùng mũi khoan ngược chiều vì nó sẽ tạo mômen xoắn theo hướng mở bu lông ra, để tránh cho bu lông bị siết chặt hơn.[2]
    • Nếu may mắn, mũi khoan ngược chiều có thể ăn vào bu lông và tự tháo bu lông ra một đoạn, bạn sẽ dùng kìm kẹp vào chỗ đó để tháo nó ra hoàn toàn.
    • Nhớ sử dụng mũi khoan đúng kích thước. Các mũi khoan trong bộ dụng cụ có bảng hướng dẫn để bạn biết cần dùng kích thước nào dựa trên kích thước bu lông cần tháo. Sử dụng mũi khoan quá lớn có thể làm hỏng ren của bu lông, còn dùng mũi khoan quá nhỏ thì sẽ cần có mũi rút nhỏ và yếu hơn nên có thể bị gãy trong quá trình tháo.
  3. 3
    Đặt mũi rút có kích thước phù hợp vào lỗ bạn vừa khoan. Tùy vào bộ dụng cụ tháo bu lông là loại nào, mũi rút sẽ có một đầu là mũi khoan ngược chiều được vát xiên, và đầu còn lại là đầu lục giác hoặc đầu gắn tay cầm chữ T. Vì mũi rút cũng là mũi khoan ngược chiều nên nó sẽ đi vào bu lông theo chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.[3]
    • Vì mũi rút được vát xiên nên ban đầu bạn sẽ dùng búa gõ nó vào bu lông, trước khi gắn vào tay cầm chữ T hoặc máy khoan.
  4. 4
    Tháo bu lông bị gãy. Trong khi bạn khoan mũi rút vào bu lông, mômen xoắn phát sinh và sẽ tháo bu lông ra một khi đầu rút ăn chặt vào bu lông.
    • Tiếp tục xoay dụng cụ rút ngược chiều kim đồng hồ cho tới khi bu lông gãy được tháo ra hoàn toàn khỏi bề mặt vật.
    • Thực hiện công việc chậm rãi để ngăn ngừa hư hỏng xảy ra với bu lông hoặc vật được gắn bu lông. Bạn cũng nên thao tác nhẹ nhàng với dụng cụ rút vì nó được làm từ thép tôi cứng, nên mũi rút bị gãy sẽ còn khó lấy ra hơn cả bu lông.
  5. 5
    Vệ sinh mạt kim loại. Trong quá trình tháo bu lông, một lượng mạt kim loại sẽ tróc khỏi bu lông. Nếu bạn định thay bu lông mới thì phải vệ sinh sạch mạt kim loại trong lỗ. Bạn có thể dùng nam châm hay khí nén để hút mạt kim loại ra.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Sử dụng kỹ thuật hàn

  1. 1
    Đặt mũi đột vào chính giữa thân bu lông, càng gần tâm càng tốt. Cũng giống như cách dùng dụng cụ tháo bu lông, bạn sẽ dùng búa và mũi đột để đánh dấu tâm bu lông.
  2. 2
    Khoan một lỗ vào tâm bu lông. Sử dụng mũi khoan cỡ một phần tư đường kính bu lông và khoan một lỗ dẫn đường.[4]
    • Phương pháp này thường dành cho bu lông bị sét gỉ nặng đến mức dụng cụ tháo không thể dùng được, do đó bạn không cần lo về việc bu lông sẽ bị siết chặt do dùng mũi khoan thuận, nhưng dùng mũi khoan ngược chiều sẽ tốt hơn.
  3. 3
    Vặn đai ốc lục giác vào bu lông. Bạn sẽ vặn đai ốc vào bu lông, bất kể bu lông còn bao nhiêu ren chồi lên. Bạn nên siết chặt chặt đai ốc, nhưng vặn mở ra nửa vòng để nó không hoàn toàn chạm vào bề mặt bắt bu lông.[5]
  4. 4
    Hàn đai ốc vào bu lông. Đây chỉ là mối hàn chấm sơ, nhưng vẫn cần một chút kinh nghiệm hàn. Nếu chưa từng hàn thì bạn nên nhờ người có kinh nghiệm thực hiện mối hàn, hoặc tập hàn trên vật khác trước với hướng dẫn trên mạng.
    • Đặc biệt thận trọng nếu bề mặt bắt bu lông có thể bị nóng chảy vào bu lông hoặc đai ốc. Vì lý do này, phương pháp này phù hợp nhất với bề mặt bằng nhôm vì nhôm không dễ hàn dính với thép.
  5. 5
    Tháo bu lông bị gãy. Sau khi mối hàn đã nguội, đai ốc cơ bản đã được hàn cố định giống như phần đầu mới của bu lông nên có thể vặn mở ra bằng chìa khóa ống hoặc mỏ lết.
    • Mối hàn khá cứng nhưng vẫn có thể bị gãy. Đối với bu lông bị sét gỉ quá nhiều, có thể bạn phải hàn đai ốc tại nhiều vị trí.
    • Để phá vỡ liên kết do ăn mòn gây ra, ban đầu bạn nên vặn tới lui thật chậm. Khi bu lông được nới lỏng, tiếp tục vặn theo cả hai chiều nhưng vặn ngược chiều kim đồng hồ nhiều hơn, cuối cùng bạn sẽ lấy được bu lông ra.[6]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Thao tác chậm với mũi rút và đừng dùng lực quá mạnh. Nếu làm gãy múi rút trong bu lông, bạn cần phải có mũi khoan cứng hơn cả thép của mũi rút để lấy nó ra.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết khi dùng phương pháp hàn, bao gồm áo khoác, mặt nạ bảo hộ, găng tay, quần dài và giày ống.
  • Đeo mắt kính bảo hộ khi khoan vì mạt kim loại có thể bắn vào mắt.

Những thứ bạn cần

  • Máy khoan
  • Mũi khoan ngược chiều
  • Mũi rút
  • Tay cầm chữ T
  • Kìm
  • Nam châm
  • Búa
  • Mũi đột
  • Khí nén
  • Đai ốc lục giác
  • Máy hàn
  • Mặt nạ bảo hộ khi hàn
  • Áo bảo hộ khi hàn
  • Găng tay
  • Mắt kính bảo hộ

Bài viết wikiHow có liên quan

Đo Diện tích Căn phòngĐo Diện tích Căn phòng
Đóng cầu thang
Treo tranh mà không cần khoan tường
Bơm nệm hơi
Làm AoLàm Ao
Bố trí phòng ngủ theo phong thủyBố trí phòng ngủ theo phong thủy
Treo đồ lên tường xi măngTreo đồ lên tường xi măng
Che kín hàng rào lưới mắt cáoChe kín hàng rào lưới mắt cáo
Làm đá lát lối đi phát sángLàm đá lát lối đi phát sáng
Trang trí nhà cửaTrang trí nhà cửa
Đốt lửa trong lò sưởiĐốt lửa trong lò sưởi
Chọc ổ khóa tay nắm trònChọc ổ khóa tay nắm tròn
Căn bếp luôn sạch sẽ và an toànCăn bếp luôn sạch sẽ và an toàn
Vệ sinh ống thoát nước bồn rửaVệ sinh ống thoát nước bồn rửa
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Duston Maynes
Cùng viết bởi:
Chuyên gia sửa chữa ô tô
Bài viết này có đồng tác giả là Duston Maynes, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 4.264 lần.
Trang này đã được đọc 4.264 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo