Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dán băng cá nhân (Band-Aids™) là một bước quan trọng trong việc chăm sóc vết thương cho các vết cắt nhẹ và vết trầy xước, nhưng quá trình tháo băng thì không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, bạn đừng vì sợ đau khi tháo băng mà không dán băng cá nhân. Thay vào đó, hãy thử dùng một trong vài phương pháp tháo băng ít đau (thậm chí không đau) dưới đây.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Làm yếu độ kết dính của băng cá nhân

  1. 1
    Ngâm băng cá nhân trong nước. Có lẽ bạn đã từng chẳng may gặp phải một miếng băng cá nhân của ai đó nổi lềnh bềnh trong hồ bơi công cộng và biết rằng nước sẽ khiến độ dính của băng cá nhân kém đi.
    • Đừng, đừng đến hồ bơi công cộng. Hãy ngâm trong bồn tắm một lúc, sau đó thử bóc miếng băng ra. Tắm thong thả dưới vòi sen có lẽ cũng có tác dụng.
    • Bạn cũng có thể chỉ cần đắp gạc ướt (chẳng hạn như mảnh vải sạch nhúng nước ấm) lên miếng băng cá nhân và chờ cho nước ngấm qua.[1]
  2. 2
    Dùng dầu hoặc xà phòng để làm yếu độ dính của keo và bôi trơn. Có một số sản phẩm được nhiều người tin dùng – ví dụ như dầu ô liu, sáp dầu (kem Vaseline), dầu gội em bé hoặc dầu thoa em bé – nhưng tác dụng thì không có gì khác. Bạn có thể thử các sản phẩm khác nhau xem loại nào hiệu quả nhất với bạn và gia đình bạn.
    • Dùng miếng bông gòn, tăm bông, hoặc chỉ cần dùng ngón tay xoa dầu hoặc bông gòn vào những phần keo dính của miếng băng cá nhân. Xoa đẫm sản phẩm vào những phần này.
    • Bóc một góc của miếng băng lên xem keo đã bớt dính chưa. Nếu chưa, bạn cần tiếp tục xoa dầu hoặc xà phòng.
    • Nếu thấy có vẻ đã bớt dính, bạn hãy bóc phần còn lại của miếng băng bằng động tác nhanh gọn. Dùng tay kia ấn nhẹ vùng da xung quanh nếu cần thiết.
    • Một mẹo bóc băng cá nhân cho trẻ nhỏ là pha màu thực phẩm vào dầu em bé để bạn có thể “sơn” hỗn hợp lên miếng băng bằng tăm bông. Làm sao để trải nghiệm này khiến cho trẻ thích thú chứ không phải lo sợ.[2]
  3. 3
    Bôi trơn những miếng băng cá nhân dính chặt. Thay vì giật mạnh miếng băng cứng đầu dính chặt vào da, bạn hãy làm yếu keo dính như đã mô tả ở bước trên, bóc một góc băng lên, sau đó bôi thêm lotion dưỡng ẩm vào điểm tiếp xúc giữa da và băng rồi từ từ bóc ra.[3]
  4. 4
    Hoà tan keo dính bằng cồn. Bạn cũng có thể dùng cồn với kỹ thuật bôi trơn. Dù chậm, nhưng chắc chắn keo sẽ tan, và toàn bộ lượng keo còn lại trên da cũng sẽ được làm sạch với tăm bông/bông gòn tẩm cồn.
    • Ngoài ra, trên thị trường còn có các sản phẩm tẩy keo dính được quảng cáo là dùng để bóc băng cá nhân. Bạn có thể tìm ở các cửa hàng bán dụng cụ phẫu thuật nếu ở hiệu thuốc không có.[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Dán băng cá nhân đúng cách

  1. 1
    Đừng tránh né bóc băng cá nhân bằng cách không dán băng. Một trong những lời khuyên cổ xưa mà đến nay vẫn còn được truyền tai nhau là nên rửa sạch vết thương nhỏ, sau đó cứ để vậy cho nó “khô thoáng`” và đóng vảy. Tuy nhiên, cũng như quan niệm bôi bơ lên vết bỏng hoặc ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam, điều này là sai.
    • Các vết thương nhỏ sẽ mau lành hơn khi ở trong môi trường ẩm, nơi mà các mạch máu tái tạo nhanh hơn và tốc độ nhân lên của các tế bào gây viêm chậm hơn. Do đó, việc ngăn chặn vảy hình thành thực ra lại giúp vết thương mau hồi phục.[5]
    • Không có gì ngạc nhiên khi công ty đứng sau nhãn hiệu băng cá nhân Band-Aids khuyến khích che các vết đứt và trầy xước thay vì để cho khô thoáng, nhưng họ có cơ sở khoa học cho điều này.[6]
  2. 2
    Xử lý vết thương đúng cách trước khi băng. Đôi khi điều tệ nhất khi tháo băng cá nhân không phải là keo dính mà là máu khô/vảy bị kéo ra cùng với miếng băng và khiến vết thương bị mở miệng lại. Bước xử lý vết thương trước có thể giúp hạn chế tình trạng này.[7]
    • Cầm máu trên các vết thương nhỏ hoặc vết trầy xước bằng cách ép gạc, khăn giấy hoặc vải sạch, v.v… lên vết thương. Ép nhẹ như vậy tối đa 15 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
    • Tìm sự chăm sóc y tế nếu có vết cắt lớn, vết thương bẩn hoặc vết thương chảy máu không ngừng.
    • Rửa da bằng nước sạch, sau đó nhẹ nhàng rửa vết thương bằng nước và xà phòng. Rửa lại và thấm khô bằng khăn sạch. Đừng dùng ô xy già hoặc một trong những cách rửa vết thương mà ông bà ta khăng khăng cho là tốt – chỉ cần rửa bằng nước và xà phòng là đủ. Ô xy già và i ốt có thể kích ứng vết thương.
  3. 3
    Cân nhắc làm ẩm vết thương để chống dính. Không có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc mỡ kháng sinh giúp vết thương mau lành, nhưng nó thực sự giúp giữ ẩm vết thương và giảm nguy cơ bị dính khi tháo băng.[8]
    • Sáp dầu thông thường cũng có tác dụng giữ ẩm/bôi trơn tương tự.[9]
    • Thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ thật gọn lên vết thương để băng có thể dính vào chỗ cần phải dính.
  4. 4
    Dùng băng cá nhân che vết thương.[10] Chọn loại băng đủ rộng để miếng đệm (phần không dính) che phủ toàn bộ vết thương. Cố gắng đừng chạm vào miếng đệm để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    • Đặc biệt khi quấn băng cá nhân quanh ngón tay (hoặc băng lớn hơn quanh cánh tay hoặc chân), bạn nhớ quấn đủ chặt để giữ cố định băng và giúp miếng đệm sát vào vết thương nhưng không quá chặt đến mức cản trở máu lưu thông. Nếu ngón tay bị tê hoặc tím tái thì nghĩa là bạn đã băng quá chặt.
    • Thay băng mới nếu miếng băng cũ bị ướt hoặc bẩn.
  5. 5
    Cạo lông nếu cần thiết. Nếu phải dán băng cá nhân lên vùng da có lông – với nam giới là ở cánh tay hoặc chân – thậm chí là ngực hoặc lưng – bạn có thể tránh bị đau do băng dính vào lông bằng cách cạo sạch lông trước.
    • Dùng nước ấm và dao cạo mới, sạch. Đừng cạo lên vết thương.
    • Nếu không muốn có những mảng da trụi lông và các vết sẹo nhỏ, bạn nên thử các cách tháo băng cá nhân được mô tả ở trên trước khi áp dụng bước này.
  6. 6
    Tin vào y học. Tháo băng cá nhân không chỉ gây khó chịu – hàng năm ở Hoa Kỳ có đến 1,5 triệu người, đa phần là trẻ sơ sinh và người già có da nhạy cảm, bị kích ứng hoặc có sẹo do tháo băng cá nhân. Tuy nhiên, người ta đang nghiên cứu thiết kế các loại băng cá nhân mới có một lớp “bong nhanh” giữa lớp keo và mặt sau của băng.[11]
    • Hy vọng là cảm giác đau đớn khi tháo băng cá nhân sẽ sớm trở thành quá khứ.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Xử lý khi bị nhím biển đâmXử lý khi bị nhím biển đâm
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Xử lý khi bị Cá đuối ChíchXử lý khi bị Cá đuối Chích
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Chăm sóc vết dao đâm
Điều trị vết cắn do ruồi hút máuĐiều trị vết cắn do ruồi hút máu
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 5.292 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 5.292 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo