Bài viết này đã được cùng viết bởi Jef Saunders. Jef Saunders đã hành nghề xỏ khuyên chuyên nghiệp trong hơn 20 năm. Ông là điều phối viên quan hệ công chúng cho Hiệp hội Chuyên viên Xỏ khuyên, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để giáo dục cộng đồng về vấn đề sức khỏe và an toàn khi xỏ khuyên và ông cũng là giáo viên dạy xỏ khuyên tại Fakir Intensives. Năm 2014, Jef được bầu vào Ban Giám Đốc của Hiệp hội Chuyên viên Xỏ khuyên (APP). Năm 2015, Jef được Brian Skellie trao Giải thưởng của Chủ tịch APP.
Có 33 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.963 lần.
Ý tưởng tự xỏ khuyên mà không cần đến dịch vụ chuyên nghiệp nghe thật hấp dẫn khi bạn đang cân nhắc xỏ khuyên sụn ở vành tai. Mặc dù tự xỏ khuyên là một cách hay để tiết kiệm tiền, nhưng có lẽ bạn cũng đang tự hỏi không biết có đáng để mạo hiểm không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất về việc tự xỏ khuyên sụn để giúp bạn cân nhắc xem liệu bạn có thể tự xỏ khuyên mà vẫn đảm bảo an toàn không.
Các bước
Tôi có nên xỏ khuyên sụn không?
-
1Nếu bạn tự xỏ khuyên, hãy thật cẩn thận và chọn đúng dụng cụ. Thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Để giảm rủi ro bị thương hoặc nhiễm trùng khi tự xỏ khuyên, bạn cần có kim xỏ khuyên chuyên dụng vô trùng. Một điều quan trọng nữa là sát trùng tai, khu vực làm việc và mọi dụng cụ thật cẩn thận.[1]
- Nếu bạn đã có kinh nghiệm xỏ khuyên tại nhà hoặc nếu đã xỏ khuyên sụn ở vị trí khác và biết cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên thì nguy cơ biến chứng sẽ thấp hơn.
-
2Dịch vụ xỏ khuyên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giảm rủi ro. Thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp biết cách sát trùng dụng cụ và giữ môi trường xỏ khuyên vô trùng và an toàn. Họ cũng có kiến thức về quy trình và kỹ thuật xỏ khuyên sao cho ít đau nhất và ít gây tổn thương cho tai. Bên cạnh đó, họ có thể giải đáp các thắc mắc của bạn và hướng dẫn bạn cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên khi về nhà.[2]
- Lưu ý là xỏ khuyên sụn khó hơn xỏ khuyên dái tai một chút. Nếu không thực hiện đúng cách, bạn có thể bị thương hoặc dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Các chuyên gia y tế khuyên nên đến thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp khi muốn xỏ khuyên ở bất cứ đau trên cơ thể, và với những vị trí có mức rủi ro cao hơn như sụn thì điều này lại càng quan trọng.[3]
-
3Không tự xỏ khuyên nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc có các vấn đề khác về sức khỏe. Phần sụn ở tai đặc biệt dễ bị nhiễm trùng nặng sau khi xỏ. Nguy cơ này còn cao hơn nếu bạn mắc một số bệnh như tiểu đường, bệnh tim hoặc suy giảm miễn dịch.[4]
- Cho dù định đi xỏ khuyên chuyên nghiệp, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xỏ khuyên sụn nếu có bất cứ lo ngại nào về sức khỏe.
Quảng cáo
Tôi cần có các dụng cụ nào để xỏ khuyên sụn vành tai tại nhà?
-
1Mua kim xỏ khuyên trong bao bì vô trùng. Tìm loại kim xỏ khuyên rỗng hoặc kim ống. Kim xỏ khuyên chỉ là một chiếc kim rỗng bằng kim loại (loại này ở Mỹ được dùng phổ biến hơn), còn kim ống có một đầu gắn một ống nhựa (thường được các thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp dùng ở các quốc gia khác). Bạn có thể mua kim xỏ khuyên trên mạng hoặc ở các tiệm bán đồ trang sức xỏ khuyên và dụng cụ xăm mình. Kim xỏ khuyên sụn có cỡ thông thường là 16- đến 18-gauge.
- Nhớ rằng số gauge càng nhỏ thì kim càng to. Do đó, kim cỡ 16-gauge sẽ dày hơn và tạo lỗ to hơn kim 17-gauge.
- Đừng cố xỏ khuyên sụn bằng đinh ghim hoặc kim khâu! Những thứ này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc gây tổn thương thêm cho tai. Kim xỏ khuyên sắc hơn và được thiết kế chuyên biệt để tạo một lỗ gọn gàng xuyên qua da và sụn với cỡ phù hợp cho khuyên tai của bạn.[5]
- Mua loại kim xỏ khuyên dùng một lần. Dùng kim xỏ khuyên nhiều lần có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.[6]
- Một số kim xỏ khuyên được thiết kế để bạn có thể luồn hoặc vặn khuyên vào đầu kim. Điều này sẽ giúp bạn đẩy khuyên vào thẳng lỗ xỏ khuyên trong khi xỏ. Như vậy sẽ dễ dàng hơn là đẩy khuyên qua lỗ sau khi xỏ.
-
2Mua khuyên tai cỡ nhỏ hơn kim xỏ khuyên 1 guage. Như vậy nghĩa là số gauge của khuyên lớn hơn một chút, vì số guage lớn hơn tức là cỡ nhỏ hơn. Ví dụ, nếu dùng kim cỡ 17-gauge, bạn sẽ dùng khuyên tai cỡ 18-gauge.[7] Điều này sẽ giúp khuyên tai xỏ vào lỗ dễ dàng.
- Mua loại khuyên tai có thiết kể để xỏ khuyên sụn lần đầu. Loại khuyên tai này sẽ có ren vặn bên trong (nghĩa là chốt khuyên sẽ được vặn bên trong thân khuyên thay vì ngược lại) hoặc dùng loại không có ren vặn (nghĩa là chốt được bấm thay vì vặn vào).[8]
- Đảm bảo khuyên tai được làm bằng vật liệu ít gây dị ứng và không kích ứng. Một số lựa chọn tốt là titan, thép phẫu thuật, niobi, bạch kim và vàng 14 K trở lên. Kiểm tra dể chắc chắn khuyên tai không chứa nickel và cadmi.
- Mua khuyên tai tiệt trùng sẵn. Bạn có thể mua khuyên tai tiệt trùng đóng gói trên mạng hoặc ở các cửa hàng trang sức xỏ khuyên. Đáng tiếc là không có cách nào khử trùng trang sức hiệu quả tại nhà, trừ khi bạn có nồi hấp tiệt trùng.
-
3Mua một gói nút bần xỏ khuyên. Những chiếc nút bần này giúp bạn kê cho chắc trong quá trình xỏ khuyên. Bạn có thể mua sản phẩm này trên mạng hoặc các tiệm bán đồ trang sức xỏ khuyên. Nút bần tuy không cần phải tiệt trùng nhưng phải sạch, thế nên bạn đừng dùng nút bần đã sử dụng vào việc khác.[9]
-
4Bạn cũng cần có găng tay, gạc y tế và khăn ướt diệt khuẩn. Bạn cũng nên mua một gói khăn giấy y tế dùng một lần để trải lên khu vực làm việc. Những thứ này có bán trên mạng hoặc các cửa hàng vật tư y tế.[10]
- Bạn sẽ dùng khăn ướt diệt khuẩn (như khăn ướt tẩm cồn) để lau và sát trùng tai trước khi xỏ khuyên.
- Gạc y tế giúp cầm máu sau khi xỏ khuyên xong.
Quảng cáo
Tôi phải chuẩn bị xỏ khuyên sụn như thế nào?
-
1Khử trùng bề mặt làm việc. Ví dụ, nếu bạn định xỏ khuyên ở bàn hoặc kệ trong phòng tắm, hãy lau rửa sạch mặt bàn bằng xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng chai xịt diệt khuẩn như Lysol hoặc Microban. Đọc hướng dẫn trên sản phẩm để sử dụng đúng cách.[11]
- Nếu không có chai xịt diệt khuẩn, bạn có thể lau kỹ các bề mặt bằng khăn ướt diệt khuẩn như Lysol hoặc Clorox. Khăn ướt diệt khuẩn cũng hiệu quả như chai xịt nếu được dùng theo đúng hướng dẫn trên bao bì.[12]
-
2Rửa tay thật sạch. Trước khi cầm các dụng cụ hoặc sờ vào tai, bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng trong ít nhất 40 giây. Nhớ kỳ cọ tất cả các bề mặt trên tay, bao gồm lòng bàn tay, mu bàn tay và các kẽ ngón tay. Dùng khăn giấy sạch lau khô tay sau khi rửa.[13]
-
3Đeo găng tay sạch hoặc găng tay y tế tiệt trùng. Bạn có thể mua găng tay trên mạng hoặc ở các cửa hàng vật tư y tế.[14] Đeo găng tay theo cách sau để tránh làm ô nhiễm găng: [15]
- Dùng tay không thuận cầm vào cổ tay của chiếc găng đầu tiên. Ví dụ, nếu thuận tay phải, bạn hãy dùng tay trái để lấy găng tay.
- Cầm găng tay sao cho các ngón tay hướng xuống sàn, sau đó xỏ bàn tay thuận vào găng tay, các ngón tay xòe ra và lòng bàn tay hướng ra ngoài.
- Lặp lại quá trình này với chiếc găng còn lại. Sửa lại găng cho khít với bàn tay.
-
4Sắp xếp dụng cụ. Nếu có thể, bạn nên trải trên bàn một lớp khăn giấy tiệt trùng dùng một lần mua trên mạng hoặc hiệu thuốc. Đặt khuyên tai và kim lên khăn giấy cùng với khăn ướt diệt khuẩn, gạc y tế và nút bần.[16]
-
5
-
6Đánh dấu vị trí mà bạn muốn xỏ khuyên. Dùng loại bút vẽ trên da chấm một chấm nhỏ vào đúng vị trí mà bạn muốn đeo trang sức. Khi đánh dấu, bạn hãy lưu ý xem khuyên tai trông sẽ như thế nào sau khi xỏ - nó phải ở chỗ dễ thấy khi nhìn trực diện từ phía trước mặt.[19] Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý đặt góc kim sao cho đầu ra của kim xuyên thẳng ra sau tai chứ không hướng vào đầu!
- Bạn có thể mua bút vẽ da hoặc bút đánh dấu da phẫu thuật trên mạng hoặc ờ các tiệm bán đồ trang sức xỏ khuyên.
- Bạn có thể nhờ ai đó quan sát tai của bạn để đảm bảo không có mạch máu nào nhìn thấy được ở vị trí bạn muốn xỏ.[20]
- Đảm bảo vị trí mà bạn định xỏ là sụn của vành tai. Nếu bạn chỉ xỏ qua da chứ không phải sụn thì khuyên tai sẽ lỏng lẻo.
- Bạn có thể xỏ qua sụn ở bất cứ vị trí nào trên tai, nhưng nhớ đừng xỏ quá gần bất cứ trang sức nào đang đeo. Hẳn là bạn không muốn những chiếc hoa tai chạm vào nhau hoặc chồng lấn nhau.
Quảng cáo
Quy trình xỏ khuyên tai như thế nào là đúng?
-
1Lấy kim xỏ khuyên ra khỏi bao bì. Bóc gói kim và cẩn thận lấy kim ra. Thông thường sẽ có nắp nhựa đậy trên đầu nhọn của kim để ngăn ngừa chọc vào người. Khi đã sẵn sàng xỏ khuyên, bạn hãy tháo nắp nhựa ra.[21]
- Nếu bạn dùng loại kim có thiết kế để luồn trang sức trong khi xỏ thì bây giờ là lúc cho khuyên tai vào kim.[22]
-
2Đặt nút bần phía sau vị trí bạn muốn xỏ khuyên. Chiếc nút bần sẽ là chỗ kê chắc chắn khi bạn xỏ lỗ tai. Kê chiếc nút bần sát vào sau tai. Khi bạn đẩy kim qua tai, mũi kim sẽ cắm vào nút bần.[23]
-
3Nhanh tay ấn kim qua phần sụn. Ngồi trước gương để nhìn được việc bạn đang làm. Đặt kim thẳng và song song với cạnh bên đầu. Hít một hơi sâu và xuyên kim qua tai cắm vào chiếc nút bần bằng một động tác nhanh và mượt.[24]
- Bạn có thể cảm thấy hoặc nghe một tiếng “tách” khi kim xuyên vào sụn. Cảm giác nhói hoặc rát khi xỏ khuyên là bình thường.
- Nếu đã cho khuyên tai vào kim, bạn sẽ tiếp tục đẩy kim đi qua tai đến khi thân khuyên nằm trong lỗ vừa xỏ và mặt khuyên nằm sát tai.
- Mũi kim sẽ xuyên qua tai và cắm vào nút bần phía sau. Đừng rút kim ra khỏi nút bần và đẩy ngược lại vào tai! Thay vào đó, bạn hãy kéo chiếc kim ra hẳn bên ngoài phía bên kia tai.[25]
-
4Luồn khuyên tai vào và gắn chốt khuyên. Nếu dùng kim không có khuyên tai, bạn sẽ cẩn thận luồn khuyên tai vào lỗ vừa xỏ. Vặn chốt khuyên hoặc đẩy chốt khuyên vào thân khuyên nếu loại khuyên của bạn không có ren vặn.
- Một số khuyên tai dùng để xỏ khuyên được thiết kế có phần thân khuyên dài hơn bình thường để trừ hao khi tai bị sưng trong vài ngày đầu sau khi xỏ.[26]
Quảng cáo
Tôi phải chăm sóc tai như thế nào sau khi xỏ khuyên?
-
1Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào tai. Việc dùng tay chưa rửa sạch chạm vào tai có thể khiến vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào vết thương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bất cứ khi nào bạn muốn đụng vào lỗ xỏ khuyên, hãy rửa tay trước đã! Lau khô tay bằng khăn giấy sạch sau khi rửa.[27]
-
2Ngâm rửa vùng tai xỏ khuyên bằng nước muối mỗi ngày 5-10 phút. Bạn có thể mua dung dịch muối ở hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối. Nhúng một miếng gạc vào dung dịch và đắp lên lỗ xỏ khuyên vài phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.[28]
- Bạn có thể ngâm rửa bằng nước muối mỗi ngày 1-2 lần để làm dịu và sát trùng lỗ xỏ khuyên.
- Nếu có cục sưng hình thành xung quanh chỗ xỏ khuyên, bạn có thể rửa nước ấm hoặc nước muối để giảm sưng.[29] Tùy vào mức độ sưng , bác sĩ có thể khuyên bạn ngâm rửa nước muối đến 20 phút, mỗi ngày 3- 4 lần.[30]
-
3Rửa lỗ xỏ khuyên bằng nước và xà phòng mỗi ngày một lần. Khi tắm hoặc gội đầu, bạn hãy cho một giọt xà phòng lỏng nhẹ dịu không mùi lên tai và xoa nhẹ cho lên bọt. Để xà phòng trên tai 30 giây trước khi rửa sạch.[31]
- Tránh dùng xà phòng mạnh hoặc các chất sát trùng như cồn hoặc ô xy già. Những thứ này có thể làm tổn thương các mô ở tai và khiến vết thương lâu lành. Hiệp hội thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp Hoa Kỳ không khuyến nghị dùng bất cứ dung dịch diệt khuẩn nào để rửa lỗ xỏ khuyên– ngay cả các sản phẩm được gắn nhãn là dùng khi xỏ khuyên.[32]
- Rửa lại bằng nước thật kỹ để không còn dư lượng xà phòng gây kích ứng.
- Thấm khô bằng khăn giấy sạch sau khi rửa. Không dùng khăn vải, vì dù có mới giặt thì vi khuẩn cũng có thể sinh sôi trên khăn, hơn nữa khăn vải có thể còn mắc vào khuyên tai.
Quảng cáo
Làm thế nào để lỗ xỏ khuyên mau lành hơn?
-
1Đừng đụng vào lỗ xỏ khuyên trừ những lúc lau rửa. Bạn càng đụng vào lỗ xỏ khuyên nhiều thì nguy cơ kích ứng hoặc nhiễm trùng càng tăng! Cố gắng cưỡng lại cảm giác muốn chạm vào, gãi, vặn hoặc nghịch khuyên tai hoặc tai.[33]
-
2Tránh tạo áp lực hoặc ma sát lên chỗ xỏ khuyên. Không mặc các trang phục chà xát hoặc có thể mắc vào khuyên, chẳng hạn như mũ hoặc áo khoác liền mũ. Cẩn thận để không quẹt vào khuyên khi chải đầu. Khi ngủ, bạn nên cố gắng tránh nằm trên phía tai mới xỏ khuyên, hoặc chỉnh lại gối sao cho có chỗ lõm bên dưới tai.[34]
-
3Biết rằng lỗ xỏ khuyên phải mất vài tháng mới lành. Tiếc là lỗ xỏ khuyên sụn vành tai khá lâu lành – có thể phải mất 4 tháng đến 1 năm.[35] Hãy kiên nhẫn và tiếp tục chăm sóc lỗ xỏ khuyên trong thời gian này để càng nhanh hồi phục càng tốt.
- Đừng tháo khuyên ban đầu ra hoặc đổi khuyên khác khi lỗ xỏ khuyên chưa lành hẳn![36] Nếu bạn không chắc lỗ xỏ khuyên đã lành chưa, hãy đến bác sĩ hoặc thợ xỏ khuyên để kiểm tra.
- Thông thường, lỗ xỏ khuyên đã lành hẳn sẽ không đỏ và không tiết dịch hoặc đóng vảy. Vùng xỏ khuyên cũng phải bình thường (không bị ngứa hoặc đau).[37] Tuy nhiên, đôi khi lỗ xỏ khuyên trông có vẻ như đã lành mặc dù thực sự thì chưa. Vì lý do này, bạncần phải chăm sóc lỗ xỏ khuyên tối thiểu 4 tháng, ngay cả khi trông như nó đã lành.[38]
-
4Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu da hơi đỏ hoặc đóng vảy xung quanh lỗ mới xỏ thì cũng là bình thường. Có thể bạn cũng hơi bị ngứa trong vài tuần đầu.[39] Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy đỏ hoặc sưng lan rộng hoặc nặng hơn, nếu vùng xỏ khuyên nóng hoặc đau khi sờ vào, hoặc nếu có máu hoặc mủ rỉ ra từ lỗ xỏ khuyên thì có lẽ là bạn đã bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng sụn có thể nghiêm trọng, do đó bạn cần đến bác sĩ ngay khi nhận thấy bất cứ triệu chứng nào trên đây.[40]Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://safepiercing.org/wp-content/uploads/2020/10/APP_Procedures_2013_A_Web.pdf
- ↑ https://safepiercing.org/piercing-faq/#1603412688100-7f9cb889-1594
- ↑ https://familydoctor.org/body-piercing/
- ↑ https://familydoctor.org/body-piercing/
- ↑ https://youtu.be/1S0bySsslm4?t=85
- ↑ https://youtu.be/5LNTehhq8cg?t=20
- ↑ https://books.google.com/books?id=83sjmTPnz48C&pg=PR9&lpg=PR9&dq=instructional+materials+for+piercers&source=bl&ots=uJqbqjgNyV&sig=ACfU3U0XqigGDp56STx_tsrBafRGgvoNvA&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwijxaSUy_TxAhWFXc0KHTEWCgo4ChDoATAJegQIHRAD#v=onepage&q=cartilage&f=false
- ↑ https://safepiercing.org/jewelry-for-initial-piercings/
- ↑ https://healthunit.org/wp-content/uploads/Detailed_Infection_Prevention_Control_Procedures_Body_Piercing.pdf
- ↑ http://www.floridahealth.gov/environmental-health/body-piercing/_documents/SterileFieldSetup.pdf
- ↑ https://safepiercing.org/wp-content/uploads/2020/10/APP_Procedures_2013_A_Web.pdf
- ↑ https://www.cdc.gov/oralhealth/infectioncontrol/faqs/cleaning-disinfecting-environmental-surfaces.html
- ↑ https://safepiercing.org/wp-content/uploads/2020/10/APP_Procedures_2013_A_Web.pdf
- ↑ http://www.floridahealth.gov/environmental-health/body-piercing/_documents/SterileFieldSetup.pdf
- ↑ https://www.stjude.org/treatment/patient-resources/caregiver-resources/patient-family-education-sheets/tracheostomy-care/how-to-put-on-sterile-gloves.html
- ↑ http://www.floridahealth.gov/environmental-health/body-piercing/_documents/SterileFieldSetup.pdf
- ↑ http://www.floridahealth.gov/environmental-health/body-piercing/_documents/SterileFieldSetup.pdf
- ↑ https://youtu.be/w4oFqOLwxXU?t=87
- ↑ https://youtu.be/w4oFqOLwxXU?t=97
- ↑ https://books.google.com/books?id=83sjmTPnz48C&pg=PR9&lpg=PR9&dq=instructional+materials+for+piercers&source=bl&ots=uJqbqjgNyV&sig=ACfU3U0XqigGDp56STx_tsrBafRGgvoNvA&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwijxaSUy_TxAhWFXc0KHTEWCgo4ChDoATAJegQIHRAD#v=onepage&q=cartilage&f=false
- ↑ https://youtu.be/5LNTehhq8cg?t=36
- ↑ https://youtu.be/w4oFqOLwxXU?t=156
- ↑ https://youtu.be/w4oFqOLwxXU?t=166
- ↑ https://youtu.be/w4oFqOLwxXU?t=172
- ↑ https://healthunit.org/wp-content/uploads/Detailed_Infection_Prevention_Control_Procedures_Body_Piercing.pdf
- ↑ https://youtu.be/w4oFqOLwxXU?t=184
- ↑ https://safepiercing.org/wp-content/uploads/2020/10/APP_Procedures_2013_A_Web.pdf
- ↑ https://safepiercing.org/wp-content/uploads/2020/10/APP_Procedures_2013_A_Web.pdf
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/infected-piercings/
- ↑ https://myhealth.alberta.ca/Health/aftercareinformation/pages/conditions.aspx?hwid=abk1292
- ↑ https://safepiercing.org/wp-content/uploads/2020/10/APP_Procedures_2013_A_Web.pdf
- ↑ https://safepiercing.org/aftercare/
- ↑ https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/piercings/art-20047317
- ↑ https://safepiercing.org/wp-content/uploads/2020/10/APP_Procedures_2013_A_Web.pdf
- ↑ https://youngwomenshealth.org/2013/08/07/body-piercing/
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21503-infected-ear-piercing
- ↑ https://www.today.com/style/how-long-it-takes-piercing-close-what-do-if-it-t182513
- ↑ https://safepiercing.org/aftercare/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/infected-piercings/
- ↑ https://familydoctor.org/body-piercing/
- ↑ https://safepiercing.org/piercing-guns/
- ↑ https://www.today.com/style/how-long-it-takes-piercing-close-what-do-if-it-t182513
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2005/1115/p2029.html
- ↑ https://www.merckmanuals.com/professional/ear,-nose,-and-throat-disorders/external-ear-disorders/perichondritis-of-the-ear
- ↑ https://safepiercing.org/aftercare/
- ↑ https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=cuts-and-wounds-of-the-external-ear-90-P02808
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2005/1115/p2029.html
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6933735/
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2009/0801/p253.html
- ↑ https://books.google.com/books?id=83sjmTPnz48C&pg=PR9&lpg=PR9&dq=instructional+materials+for+piercers&source=bl&ots=uJqbqjgNyV&sig=ACfU3U0XqigGDp56STx_tsrBafRGgvoNvA&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwijxaSUy_TxAhWFXc0KHTEWCgo4ChDoATAJegQIHRAD#v=onepage&q=cartilage&f=false
- ↑ https://abcnews.go.com/Health/Wellness/teen-paralyzed-ear-piercing-infection-makes-remarkable-recovery/story?id=12114936