Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn có tin không, không phải chỉ vật nuôi mới cần được tẩy giun. Điều này cần thiết cho bất cứ ai bị nhiễm ký sinh trùng, bất kể là sán dây, giun kim, giun móc hoặc các loại khác. Nhiễm ký sinh trùng có thể nghiêm trọng nhưng cũng dễ điều trị với sự hướng dẫn của bác sĩ. Đừng lo lắng – chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi thường gặp về việc tẩy giun để giúp bạn hồi phục nhanh chóng và đạt hiệu quả tối đa.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 8:

Có các loại thuốc nào để tẩy giun?

  1. 1
    Dùng thuốc tẩy giun anthelmintic. Một số thuốc chứa anthelmintic như mebendazole, thiabendazole và albendazole có tác dụng bỏ đói và tiêu diệt giun. Các loại thuốc khác như ivermectin và praziquantel làm tê liệt giun khiến chúng bị xổ ra theo phân.[1] Bạn hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào là lựa chọn tốt nhất với bạn.
  2. 2
    Uống thuốc trong 1 -3 ngày. Lịch tẩy giun của bạn sẽ tuỳ thuộc vào loại giun mà bạn bị nhiễm – hãy hỏi bác sĩ về kế hoạch điều trị cụ thể.[3]
    • Hỏi bác sĩ xem liệu những người thân hoặc bạn cùng phòng của bạn có cần uống thuốc không.
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 8:

Có các loại thuốc chuyên trị các loại giun khác nhau không?

  1. 1
    Có, nhưng một số loại thuốc có thể dùng thay thế cho nhau. Sán dây thường được điều trị bằng nitazoxanide, albendazole, hoặc praziquantel. Các loại thuốc này đều cần phải có toa bác sĩ.[4] Nếu bạn có giun đũa, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc albendazole.[5] Giun kim cũng được điều trị bằng albendazole hoặc mebendazole, một loại thuốc tương tự.[6]
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 8:

Tôi có thể tẩy giun theo phương pháp tự nhiên không?

  1. 1
    Không, không có bằng chứng chắc chắn nào ủng hộ cho các phương pháp tẩy giun tự nhiên cả. Một số trang web có bày các cách tẩy giun “tự nhiên”, chẳng hạn như ăn một số loại rau quả và hạt hoặc uống các thực phẩm chức năng nào đó. Đáng tiếc là không có nhiều bằng chứng y học hỗ trợ cho các lời khuyên này. Nếu bạn bị nhiễm giun thì cách điều trị an toàn và hiệu quả là dùng thuốc.
    • Một nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ khô trộn với mật ong có thể giúp tẩy giun.[8] Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu sơ bộ, và phương pháp này chưa được chính thức khuyến nghị ở các website y học.
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 8:

Các dấu hiệu nhiễm giun là gì?

  1. 1
    Quan sát các dấu hiệu thực thể. Lần sau, bạn hãy nhìn vào bồn cầu khi đi vệ sinh xong. Trong nhiều trường hợp, người ta có thể nhìn thấy những con giun trắng trông như sợi chỉ trong phân. Bạn cũng có thể thấy mảng phát ban đỏ, hình dạng như giun trên cơ thể hoặc cảm thấy ngứa khủng khiếp ở vùng hậu môn.[9]
  2. 2
    Bạn có thể bị đau bụng và đại tiện không đều. Giun có thể gây rắc rối lớn cho cuộc sống thường ngày của bạn. Bạn có thể bị tiêu chảy, có những đợt đau bụng kéo dài hơn 2 tuần hoặc cảm thấy cực kỳ khó chịu. Qua nhiều ngày hoặc nhiều tuần, bạn có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân.[10]
  3. 3
    Kiểm tra bằng phương pháp băng dính trong 3 ngày. Trứng giun kim thường bám xung quanh hậu môn. Buổi sáng khi vừa thức dậy, bạn hãy dán một mảnh băng keo trong bên cạnh hậu môn, sau đó bóc ra và cất trong bọc ni lông. Tiếp tục thử băng băng dính trong 3 ngày trước khi đem mẫu đến bác sĩ để tìm trứng giun trên băng dính.[11]
    • Luôn luôn thử phương pháp băng dính vào buổi sáng khi vừa thức dậy, trước khi đi vệ sinh hoặc thay quần áo.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 8:

Tôi có nên tự chẩn đoán tại nhà không?

  1. 1
    Không, bạn luôn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính thức. Bạn có thể được yêu cầu nộp mẫu phân để xét nghiệm tìm các đoạn giun và/hoặc trứng giun. Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu để tìm các kháng thể hoặc làm xét nghiệm hình ảnh để tìm các dấu hiệu nhiễm giun.[12] Mặc dù có bất tiện đôi chút, nhưng bác sĩ có thể xác định loại giun mà bạn bị nhiễm và giúp bạn điều trị hiệu quả.
    • Ngay cả khi bạn biết chắc là mình có giun, tốt nhất là vẫn nên đến bác sĩ để xác định trước. Một số vi khuẩn như Escherichia coli (E. coli) cũng có những triệu chứng tương tự như giun ký sinh và có thể dễ dàng bị nhẫm lẫn.[13]
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 8:

Làm sao để ngăn ngừa nhiễm giun về sau?

  1. 1
    Rửa sạch và nấu chín kỹ thức ăn. Không may là bạn có thể bị nhiễm giun từ rau quả chưa rửa kỹ hoặc các thực phẩm như cá, thịt bò, thịt lợn còn sống/chưa chín kỹ.[14] Luôn luôn rửa rau quả và nấu chín thịt cho đến khi nhiệt độ bên trong đạt 63 – 74 độ C.[15]
    • Nấu thịt xay đến khi nhiệt độ bên trong đạt 71 độ C.
    • Các chuyên gia khuyên nên rửa hoa quả và rau củ dưới vòi nước chảy. Rửa những loại rau củ chắc như dưa hấu hoặc dưa chuột bằng bàn chải cọ rau củ, sau đó lau khô bằng khăn giấy hoặc khăn vải.[16]
  2. 2
    Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Luôn rửa tay trước khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh.[17] Các chuyên gia khuyên nên rửa tay trong 20 giây cho thật sạch.[18]
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 8:

Tôi còn phải làm gì để giữ sức khoẻ sau khi tẩy giun?

  1. 1
    Giữ nhà cửa sạch sẽ. Giặt sạch ga trải giường, đồ ngủ và khăn tắm có thể mang trứng giun. Tiếp đó là hút bụi toàn bộ nhà, đặc biệt là gần các tấm nệm, phòng tắm và khu vực chơi. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy vứt bỏ giẻ lau khi đã lau rửa xong để khỏi vô tình làm lây lan trứng giun.[19]
    • Để lau rửa nhà cửa, bạn chỉ cần nhúng giẻ vào dung dịch tẩy rửa và vắt bớt nước, sau đó lau sạch tất cả các bề mặt bẩn.[20]
    • Một số ký sinh trùng như giun lươn có thể sống đến 2 tuần trong nhà. Việc lau dọn và giặt giũ thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các đợt nhiễm giun mới.[21]
  2. 2
    Giữ vệ sinh cá nhân. Tắm hoặc rửa hậu môn mỗi sáng trong 2 tuần để loại bỏ trứng giun. Ngoài ra, bạn nên thay quần lót sạch mỗi buổi sáng và mặc quần lót ôm sát đi ngủ mỗi đêm để tránh gãi. Nói chung, bạn hãy cố gắng rửa tay thường xuyên và bỏ các thói quen như cắn móng tay.[22]
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 8:

Làm thế nào để biết tôi đã hết ký sinh trùng?

  1. 1
    Đến bác sĩ kiểm tra cho chắc chắn. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nộp mẫu phân khi đã hoàn thành đợt điều trị bằng thuốc. Nếu mẫu phân sạch, bác sĩ sẽ xác nhận là bạn đã hết giun.[23]
    • Nói chung, các triệu chứng sẽ hết trong nhiều nhất là 2 tuần. Nếu thuốc có vẻ như không hiệu quả, bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ.[24]

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 4.382 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế
Trang này đã được đọc 4.382 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?