Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu bạn muốn thành thạo tiếng Pháp thì trước hết phải nắm được những điều cơ bản, trong đó bao gồm việc tự giới thiệu bản thân. Chỉ cần học vài từ và cụm từ đơn giản là bạn có thể chào hỏi và làm quen với những người nói tiếng Pháp, biết đâu bạn còn có những tình bạn xuyên ngôn ngữ nữa! Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chào hỏi, giới thiệu bản thân và chia sẻ một số thông tin với người mà bạn mới quen.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chào hỏi bằng tiếng Pháp

  1. 1
    Nói lời chào bằng từ "Bonjour." Câu chào thông dụng này có nghĩa là "Ngày tốt lành." Đây là lời chào phổ biến trong mọi tình huống, tương tự như "Hello" trong tiếng Anh hay "Xin chào" trong tiếng Việt. Do đó, nếu bạn không chắc phải chào ai đó như thế nào (hoặc chỉ muốn nhớ một câu để chào trong mọi ngữ cảnh thì "Bonjour" là một lựa chọn khôn ngoan.[1]
    • "Bonjour" phát âm là "bohn-zhoor." Âm "zh" gần giống âm "ge" của "deluge" trong tiếng Anh. Âm “n” rất nhẹ, gần như không có. Âm “r” cũng rất nhẹ và được phát âm xát trong cổ họng (kiểu như âm thanh khò nước muối).
    • Từ “bon” trong "Bonjour" nghĩa là “tốt,” và “jour” nghĩa là “ngày.” Khi được kết hợp thành một từ, nó có nghĩa là “Ngày tốt lành.”
  2. 2
    Chào hỏi một cách thân mật hơn bằng từ "Salut." Đây là một cách chào thân mật hơn, kiểu như "Hi" hoặc "Hey" trong tiếng Anh hoặc “Chào” trong tiếng Việt. Bạn có thể dùng từ này với bạn bè, gia đình và trẻ em. Tuy nhiên, đối với sếp mới hoặc giáo viên thì bạn nên chọn lời chào trang trọng hơn, vì "Salut" thường bị coi là thiếu lễ phép.[2]
    • "Salut" phát âm là “Sah-loo.” Âm "loo" được phát âm mềm hơn, nghe như "liu" với âm “i” rất nhẹ ở đầu âm tiết.
  3. 3
    Chào buổi sáng bằng từ "Bon matin." Hãy sử dụng lời chào thích hợp cho từng thời điểm trong ngày! "Bon matin" có nghĩa là "Chào buổi sáng." Nếu bạn chào ai đó vào buổi sáng, bạn có thể dùng cụm từ này thay cho "Bonjour" hoặc "Salut."[3]
    • "Bon matin" phát âm là “bohn mah-ten.” “Bon” phát âm như âm đầu tiên của từ Bonjour, còn “tin” trong matin có âm “n” rất nhẹ, gần như âm câm.
  4. 4
    Chúc ai đó một buổi tối tốt lành bằng "Bonsoir" hoặc "Bonne nuit." "Bonsoir" nghĩa là “buổi tối tốt lành,” còn "Bonne nuit" nghĩa là “chúc ngủ ngon.” Cả hai cụm từ này đều có thể được dùng để chào vào buổi tối, mặc dù "Bonne nuit" cũng được dùng như lời chào tạm biệt khi người ta chúc nhau ngủ ngon.[4]
    • "Bonsoir" phát âm là “Bohn-swahr.” Tương tự như âm đuôi của Bonjour, âm “r” được phát âm nhẹ và xát như súc nước muối trong họng.
    • "Bonne nuit" phát âm là “Bun nwee.” "Bonne" có âm “u” mạnh hơn "Bon."
  5. 5
    Chào đón ai đó một cách lịch sự bằng cụm từ "Enchanté de faire votre connaissance." Cụm từ này cho người kia biết bạn vui mừng khi gặp họ. "Enchanté de faire votre connaissance" được dịch là “Rất vui được làm quen với bạn,” vì vậy bạn chỉ dùng cách chào này khi gặp ai đó lần đầu tiên![5] Có vài lựa chọn khác để chào hỏi theo cách này:
    • Một cách thân mật để nói “Rất vui được làm quen với bạn,” là "C’est un plaisir de faire votre reconnaissance" (phát âm là “Set uhn play-zheer duh fayr vot-ruh re-ko-nay-sans”).
    • Phiên bản trang trọng của cụm từ này là "C'est un plaisir de vous rencontrer" (phát âm là “Set uhn play-zheer duh voo ran-con-tray”). Câu này có nghĩa là “Rất hân hạnh được gặp bạn.”
    • "Enchanté de faire votre connaissance" phát âm là “An-shan-tay duh fayr vot-ruh con-nay-sahnse.”
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Giới thiệu tên của bạn bằng tiếng Pháp

  1. 1
    Giới thiệu tên của bạn bằng cụm từ "Je m’appelle." Sau lời chào, bạn hãy cho người kia biết bạn là ai. Một trong những cụm từ giới thiệu thông dụng nhất là "Je m’appelle,"dịch ra là “Tên tôi là.” Hoàn tất câu giới thiệu bằng tên của bạn.[6]
    • "Je m’appelle" phát âm là “Zhuh mah-pell.” Tương tự như trên, âm "Je" ở đây (hoặc âm “zhuh”) phát âm như "ge" trong "deluge."
    • Ví dụ, một câu giới thiệu đầy đủ có thể là “Bonjour! Je m’appelle Danh.” Như vậy là bạn đang nói “Xin chào, tôi tên là Danh.”
    • Giới thiệu tên mà bạn muốn người khác gọi mình, nếu có. Bạn có thể nói "Je m'appelle Dương, mais je me fais appeler Duy" (“Zhuh mah-pell Dương, may zhuh muh fay ah-pel-ay Duy.”) Câu này có nghĩa là “Tên tôi là Dương, nhưng tôi thích được gọi là Duy.”
  2. 2
    Nói "Je suis" để tự giới thiệu. "Je suis" dịch ra là “Tôi là”. Trong câu đầy đủ, bạn sẽ nói "Je suis" sau đó là tên của bạn. Cả "Je m’appelle" và "Je suis" đều có thể dùng thay thế cho nhau trong hầu hết các tình huống - bạn có thể chọn theo ý thích.[7]
    • "Je suis" phát âm là “Zhuh swee.”
    • Trong câu đầy đủ, bạn có thể nói “Bonsoir! Je suis Linh” để tự giới thiệu.
  3. 3
    Nói "Moi c’est" để tự giới thiệu theo cách thân mật. "Moi c’est" nghĩa là “À tôi là,” hoặc “Tiện thể, tôi là” trong tiếng Pháp. Nói cụm từ này nếu bạn đang nói chuyện với người kia và nhận ra là mình chưa giới thiệu tên. Giọng điệu của cụm từ này nghe rất thân mật, do đó tốt nhất là bạn chỉ nên dùng trong các cuộc trò chuyện vui vẻ giữa những người đồng trang lứa.[8]
    • Kết thúc câu giới thiệu bằng tên của bạn sau "Moi c’est." Trong câu đầy đủ, bạn có thể nói “Moi c’est Hồng.”
    • "Moi c’est" phát âm là “Mwah say.” Cụm từ "c’est" có thể phát âm khác nhau tùy vào ngữ cảnh, vì vậy trong câu này nó nghe như “say”, nhưng trong câu “C’est un plaisir de vous rencontrer” lại nghe như “set”.
  4. 4
    Nói "Je me présente" trong ngữ cảnh trang trọng. Dùng cụm từ này khi bạn cần phải lịch sự hơn. Cụm từ này dịch ra là “Cho phép tôi được tự giới thiệu” và là câu giới thiệu phù hợp trong các buổi thuyết trình, phỏng vấn xin việc và trong môi trường làm việc. Tiếp theo cụm từ này là "Je m’appelle" và tên của bạn.[9]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Bonjour, je me présente. Je m’appelle Karin,” có nghĩa là “Xin chào, cho phép tôi tự giới thiệu. Tôi tên là Khanh.”
    • "Je me présente" phát âm là “Zhuh muh pray-zant.”
  5. 5
    Giới thiệu bản thân qua điện thoại bằng "(Tên) à l’appareil." Cụm từ này nghĩa là “(Tên) nghe,” hoặc “(Tên) đây,” và chỉ được sử dụng qua điện thoại trong ngữ cảnh công việc khi có người gọi bạn. Trong các cuộc gọi thường ngày thì một lời giới thiệu thông thường là phù hợp![10]
    • "(Tên) à l’appareil" phát âm là “ah lah-par-ay.” Tương tự các từ khác có âm “r”, âm “r” ở đây được phát âm nhẹ và xát trong cổ họng.
    • Khi trả lời điện thoại bằng tiếng Pháp, bạn cũng có thể bắt đầu bằng lời chào "Allô?" (Ah-low?) có nghĩa là “Xin chào” và chỉ sử dụng khi người bản ngữ nói chuyện qua điện thoại.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chia sẻ thông tin cá nhân bằng tiếng Pháp

  1. 1
    Giới thiệu quê quán của bạn bằng "J'habite à (địa điểm)." Vì bạn không phải là người Pháp bản xứ, người đang nói chuyện với bạn có lẽ sẽ có hứng thú biết quê quán của bạn! "J'habite à" dịch ra là “tôi sống ở…” để chia sẻ các chi tiết về quê hương của bạn.[11]
    • "J'habite à" phát âm là “Zhah-beet ah.”
    • Kết thúc cụm từ bằng tên quê nhà hoặc đất nước của bạn. Ví dụ "J'habite à Hà Nội!" nghĩa là “Tôi đang ở Hà Nội!”
  2. 2
    Đề cập đến nghề nghiệp của bạn với "Je suis (nghề)." Nếu cuộc trò chuyện đề cập đến nghề nghiệp, bạn có thể dùng "Je suis," nghĩa là “Tôi là” để nói về nghề nghiệp bạn đang làm. Sau cụm từ "Je suis," hãy nói tên nghề nghiệp của bạn bằng tiếng Pháp để bạn có thể trả lời câu hỏi này dễ dàng![12]
    • Ví dụ, bạn có thể nói "Je suis docteur," nghĩa là “Tôi là bác sĩ,” hoặc "Je suis artiste," nghĩa là “Tôi là họa sĩ.”
    • Nếu bạn đang đi học (chứ chưa đi làm), hãy nói về ngành học của bạn bằng cách nói "J’étudie" (Zhey-too-dee), nghĩa là “Tôi đang đi học.” Ví dụ, "J’étudie l'écriture créative" nghĩa là “Tôi học ngành sáng tác văn học.”
  3. 3
    Giới thiệu tuổi bằng câu "J'ai (số tuổi) ans." Trong ngữ cảnh phù hợp, bạn có thể giới thiệu tuổi của bạn. Điều này không phải lúc nào cũng được đề cập trong các cuộc trò chuyện, nhưng nếu bạn là người trẻ gặp những người lớn tuổi hơn thì cũng nên biết cụm từ này.[13] Hãy dùng những cụm từ đơn giản dưới đây:
    • "J'ai (số tuổi) ans" phát âm là “Zheh (số tuổi) ahn.” Âm đuôi “n” rất nhẹ và gần như không nghe thấy.
  4. 4
    Giới thiệu những người khác đi cùng bạn. Biết cách giới thiệu những người khác cũng quan trọng không kém việc giới thiệu bản thân. Bạn có thể dùng những cụm từ dưới đây để giới thiệu giữa những người bạn đã quen biết và những người chưa quen.[14]
    • "Je vous présente…" (Zhuh voo preh-zont) nghĩa là “Tôi xin giới thiệu với bạn…” Nói tên người kia sau cụm từ này.
    • "Voici…" (Vwuh-see…) nghĩa là “Đây là…” Cách giới thiệu này khá thân mật. Cũng như câu đầu tiên, bạn sẽ nói tên người kia sau từ Voici.
  5. 5
    Hỏi vài câu hỏi cơ bản. Sau khi đã xong phần giới thiệu, cuộc trò chuyện có thể tiếp tục. Hãy chuẩn bị vài câu hỏi để nói chuyện với người kia. Dù không lưu loát tiếng Pháp, bạn vẫn có thể cho họ biết là bạn muốn tìm hiểu thêm về họ![15]
    • "Comment vous appelez-vous?" (“Co-mahnt vooz ah-play-voo?”) nghĩa là “Tên bạn là gì?”
    • "D'où êtes-vous?" (“Doo eht-voo?”) nghĩa là “Bạn đến từ đâu?”
    • "Quel est votre profession?" (Kell ay vote-ruh pro-fess-yone?) nghĩa là “Bạn làm nghề gì?”
    • "Comment allez-vous?" (Co-mahnt ah-lay-voo?) nghĩa là “Bạn khỏe không?”
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Trò chuyện Vui vẻ, Thú vị qua Tin nhắnTrò chuyện Vui vẻ, Thú vị qua Tin nhắn
Đọc truyện tranh Nhật bản (manga)Đọc truyện tranh Nhật bản (manga)
Sử dụng "Its" và "It's"Sử dụng "Its" và "It's"
Luyện Đọc Tốc độ
Sử dụng There, Their và They'reSử dụng There, Their và They're
Dùng từ "Yet" trong câuDùng từ "Yet" trong câu
Nói xin chào bằng nhiều ngôn ngữ khác nhauNói xin chào bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau
Học bất cứ ngôn ngữ nàoHọc bất cứ ngôn ngữ nào
Nói "Cảm ơn" trong tiếng HoaNói "Cảm ơn" trong tiếng Hoa
Chúc mừng sinh nhật trong tiếng ĐứcChúc mừng sinh nhật trong tiếng Đức
Nói lời yêu bằng tiếng HànNói lời yêu bằng tiếng Hàn
Nói cảm ơn bằng tiếng PhápNói cảm ơn bằng tiếng Pháp
Nói “Không có chi” trong tiếng PhápNói “Không có chi” trong tiếng Pháp
Nói Xin chào bằng Tiếng ÝNói Xin chào bằng Tiếng Ý
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Chuyên mục: Ngôn ngữ
Trang này đã được đọc 900 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo