Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dù có lẽ bạn rất vui khi được mời đi chơi, có những lúc mà bạn muốn từ chối lời mời. Bạn sẽ cần đưa ra lời từ chối một cách lịch sự để không tổn thương cảm xúc của người khác. Với một vài bước đơn giản, bạn có thể khước từ lời đề nghị một cách tử tế.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Cư xử lịch sự

  1. 1
    Cảm ơn người mời. Hãy nhớ rằng đối phương đã rất can đảm khi ngỏ lời mời bạn. Nếu bạn thật lòng cảm kích lời mời, việc cảm ơn họ sẽ xoa dịu lời từ chối.
  2. 2
    Khen ngợi người đó. Hãy tử tế và dành cho họ phản hồi tích cực trước khi bạn khước từ. Bạn nên nói cụ thể những gì mình thích hoặc trân trọng ở họ.[1] Bạn có thể áp dụng một vài ví dụ về lời khen dưới đây:
    • “Đi chơi với cậu sẽ rất vui, nhưng mà...”
    • “Cậu luôn là một người bạn tuyệt vời trong suốt những tháng qua, nhưng mà…”
    • “Cậu thật chu đáo và tử tế khi nghĩ đến tớ, nhưng mà…”
  3. 3
    Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn. Có thể bạn nói rõ ràng và quả quyết, nhưng ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể gửi đi những thông điệp vô ý hoặc gây nhầm lẫn. Đừng lánh xa đối phương, tuy nhiên cũng đừng ngả người về phía họ. Không khoanh tay trước ngực, hãy giao tiếp bằng mắt và mỉm cười duyên dáng. Đây là một tình huống khó xử, tuy nhiên hãy để ngôn ngữ cơ thể của bạn được thư giãn — đừng nghiến răng, cau mày, hoặc mím chặt môi, như vậy trông bạn có vẻ cau có và khó chịu.
  4. 4
    Tránh đồn đại. Có lẽ bạn thấy buồn cười khi đối phương đã mời bạn đi chơi hoặc muốn kể chuyện đó với những người bạn thân. Đừng lan truyền thông tin về người đã ngỏ ý mời bạn. Hãy tôn trọng cảm xúc của họ và nhớ rằng họ đã can đảm khi đã mời bạn.[2]
    • Nếu họ mời bạn qua tin nhắn, đừng lưu tin nhắn hoặc cho bất kỳ ai khác xem.[3]
    • Nếu họ mời bạn qua mạng xã hội, đừng chụp lại màn hình tin nhắn và cho những người khác xem.[4]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Từ chối

  1. 1
    Hãy trung thực. Bạn nên nói lý do thật sự mà mình từ chối. Bạn không cần phải quá thẳng thắn hay bộc trực, tuy nhiên hãy nói rõ lý do mà bạn không có hứng thú. Tránh viện cớ mập mờ hoặc nói dối lộ liễu.[5]
    • Nếu bạn nhận được lời mời đi chơi thứ hai hoặc thứ ba từ ai đó mà bạn không thích, hãy nói, “Tớ đã rất vui khi đi chơi với cậu buổi đầu tiên, nhưng mà tớ không có cảm xúc với cậu”. Điều này dễ nghe hơn là “Tớ không thích cậu”.[6]
    • Nếu bạn được mời bởi một người bạn và muốn duy trì tình bạn, hãy nói, “Tớ trân trọng tình bạn của chúng ta và rất vui khi có cậu, nhưng mà tớ không nghĩ chúng ta sẽ là một cặp và muốn duy trì tình bạn”.
    • Nếu được mời bởi một người mới ở trường hoặc công ty khi họ không biết rằng bạn đã có người yêu, bạn có thể nói, “Mình thật sự cảm kích lời mời và rất vui khi biết bạn, nhưng mà mình đã có người yêu rồi”.
    Christina Jay, NLP

    Christina Jay, NLP

    Chuyên gia tư vấn tình cảm
    Christina Jay là người mai mối và huấn luyện viên cuộc sống tại Toronto, Ontario, Canada. Christina là người sáng lập của Preferred Match (preferredmatch.ca), công ty của cô chuyên tìm tình yêu cho các cá nhân thành đạt và ưu tú. Cô có hơn 10 năm kinh nghiệm huấn luyện, lấy được chứng chỉ NLP (Neuro-linguistic Programming) thông qua Chương trình Đào tạo NLP Canada và có bằng cử nhân quản trị kinh doanh của Đại học Brock.
    Christina Jay, NLP
    Christina Jay, NLP
    Chuyên gia tư vấn tình cảm

    Nhận định của chuyên gia: Nếu ai đó mời bạn đi chơi, hãy nói "Cảm ơn bạn vì lời mời, nhưng mà mình không sẵn sàng để hẹn hò lúc này". Nếu quen biết đối phương và sẵn sàng hẹn hò, tuy nhiên bạn không muốn đi chơi với họ, bạn có thể nói, "Cảm ơn cậu, nhưng tớ thật sự trân trọng tình bạn của chúng ta, và tớ không muốn thay đổi tình trạng hiện tại."

  2. 2
    Tránh trở thành người làm hài lòng người khác. Cũng bình thường khi bạn muốn tránh những cảm xúc khó chịu hoặc lúng túng, tuy nhiên đừng “đồng ý” chỉ để làm cho đối phương cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu sau đó bạn từ chối, họ sẽ cảm thấy khó hiểu. Đừng đánh lừa bất cứ ai.[7] Khi nói “không”, bạn nên:
    • Nói ngắn gọn. Bạn có quyền nói “không” mà không cần đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.[8]
    • Tránh xin lỗi quá nhiều. Bạn không cần phải xin lỗi vì cảm xúc của mình. Bạn có quyền bày tỏ cảm xúc một cách chân thật.[9]
    • Hãy kiên định. Hãy nhắc lại câu trả lời “không” nếu thông điệp của bạn không được truyền tải hoặc nếu đối phương đang cố gắng thuyết phục để bạn đổi ý.[10]
  3. 3
    Hãy đáp lại kịp thời. Đừng trì hoãn câu trả lời sau khi ai đó mời bạn đi chơi. Tránh phớt lờ hoặc lánh mặt họ hoàn toàn, vì như vậy là thiếu tôn trọng họ và không phải là điều mà bạn muốn sẽ xảy ra với mình. Hãy đưa ra câu trả lời nhanh nhất có thể.[11]
    • Nếu bạn thật sự cần thời gian để suy nghĩ về câu trả lời vì tình huống phức tạp, hãy thẳng thắn và nói rằng bạn cần thời gian suy nghĩ.
    • Ví dụ, nếu bạn thích người đã mời mình đi chơi, nhưng anh ấy đã từng hẹn hò với một người bạn của bạn, có lẽ bạn muốn tránh nói “không” ngay lập tức. Thay vào đó, bạn có thể nói, “Em không chắc nữa. Em mến anh và em nghĩ sẽ rất vui khi đi chơi với anh, nhưng mà anh đã từng hẹn hò với bạn của em. Em cần nói chuyện với cô ấy mới trả lời anh được.[12]
  4. 4
    Hãy lịch sự. Thể hiện rằng bạn lịch sự bằng cách từ chối sao cho họ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Bạn sẽ chứng tỏ mình là một người tử tế nếu bạn đáp lại họ một cách chín chắn.
    • Chọn một địa điểm thích hợp để nói lời từ chối. Chẳng hạn, nếu cô ấy trực tiếp mời bạn đi chơi trước mặt những người khác, bạn nên tránh từ chối cô ấy ngay lúc đó. Bạn có thể nói, “Cảm ơn bạn rất nhiều! Sao chúng ta không đi uống cà phê hoặc đi dạo để nói về chuyện này nhỉ?”
    • Chọn cách thức giao tiếp. Nếu đối phương mời bạn bằng tin nhắn, email, hoặc mạng xã hội, bạn có thể trả lời lịch sự, hoặc gọi điện thoại cho họ.[13]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Xử lý phản ứng của đối phương

  1. 1
    Thể hiện sự cảm thông. Hãy thông cảm và nghĩ đến cảm xúc của người khác. Bạn nên dành thời gian để lắng nghe và thừa nhận phản ứng của họ. Hãy để họ biết rằng bạn hiểu sự tổn thương và trân trọng tình cảm của họ.[14]
    • Bạn có thể nói, “Tớ biết cậu đang cảm thấy buồn và khó chịu ngay lúc này. Tớ cảm ơn vì cậu đã mời tớ đi chơi. Điều đó cần nhiều dũng khí và tớ không thể tưởng tượng nổi nó khó khăn đến mức nào”.
    • Bạn có thể hỏi, “Cậu có cần gì để cảm thấy dễ chịu hơn không? Tớ biết sẽ khó xử vì chúng ta vẫn gặp nhau ở trường”.
  2. 2
    Đề xuất cách thay thế. Nếu bạn tin tưởng hoặc thích người đã ngỏ lời mời, nhưng lại không muốn hẹn hò với họ, bạn có thể ngỏ lời giúp họ theo cách khác. Hãy đưa ra các lựa chọn khác để cả hai bạn có thể làm bạn với nhau.
    • Giới thiệu cho họ một người bạn mà có thể là nửa kia phù hợp với họ.[15] Hãy hỏi ý kiến của người bạn trước.
    • Hỏi xem bạn có thể làm bạn với họ không, nếu hai bạn vẫn chưa là bạn bè.
    • Đề nghị thêm thời gian nếu bạn không chắc chắn về quyết định của mình hoặc không thể đồng ý hẹn hò ngay lúc này, nhưng bạn lại thích đi chơi với họ trong thời gian tới.
    • Gợi ý tiếp xúc riêng với người ấy nhiều hơn nếu bạn không biết rõ về đối phương, nhưng lại muốn tìm hiểu họ nhiều hơn trước khi chính thức hẹn hò.
  3. 3
    Giữ an toàn. Bạn nên thận trọng với những người cố nài ép bạn đi chơi hoặc không chấp nhận lời từ chối của bạn. Hãy quan sát các phản ứng giận dữ hoặc ngôn ngữ thô tục. Nếu có gì đó khiến bạn lo lắng, xúc phạm, hoặc bất ổn khi bạn khước từ họ, bạn có thể đảm bảo sự an toàn của mình bằng cách:[16]
    • Báo cho ai đó biết vị trí của bạn, nếu bạn ở một mình với họ.
    • Rời khỏi nơi đó ngay lập tức và đến nơi đông người.
    • Chặn họ trên các ứng dụng mạng xã hội hoặc trang web hẹn hò nơi mà bạn nói chuyện với họ.
    • Không trả lời điện thoại, email, hoặc tin nhắn của họ.
    • Không ở một mình với họ trong thời gian tới.
  4. 4
    Xử lý cảm xúc tội lỗi. Cho dù bạn tử tế nói lời từ chối, có lẽ đối phương không dễ dàng chấp nhận và có phản ứng rất tiêu cực. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy tội lỗi — lẽ ra bạn nên đồng ý, chỉ để tỏ ra tốt bụng? — hoặc có thể đối phương cố tình đổ lỗi cho bạn, tuy nhiên bạn không cần cảm thấy buồn hoặc có lỗi khi thành thật và trung thực với cảm xúc và suy nghĩ của mình. Bạn không thể ép buộc bản thân phải cảm thấy theo cách nào đó. Nếu không thể kết nối với người đó ở mức tình cảm lãng mạn, bạn không thể ra lệnh hoặc lừa dối bản thân cảm thấy mối liên kết đó. Phản ứng của họ là do chính họ, và nếu họ cư xử kém cỏi, bạn không phải chịu trách nhiệm cho chuyện đó.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu sau khi áp dụng những bước này, người đó bắt đầu cư xử thô lỗ hoặc công kích bạn, tốt nhất là hãy tránh xa họ.
  • Nếu bạn không thích họ, tốt nhất là hãy lịch sự, tuy nhiên đồng thời cũng cẩn thận. Nếu bạn quá thân thiện, họ có thể xem đó là một tín hiệu hy vọng rằng bạn sẽ thay đổi suy nghĩ.
  • Có lẽ cảm xúc của người đó vẫn còn bị tổn thương, cho dù bạn tử tế và lịch sự khi từ chối. Sự từ chối không phải là điều mà ai cũng có thể dễ dàng xử lý.
  • Một số người trải qua thời gian rất khó khăn để chấp nhận câu trả lời “không”, cho dù đó là một lời từ chối lịch sự.

Bài viết wikiHow có liên quan

Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Đưa ra câu hỏi mởĐưa ra câu hỏi mở
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Biểu tượng hai ngón tay bắt chéo có ý nghĩa gìEmoji 🤞(biểu tượng hai ngón tay bắt chéo) có ý nghĩa gì?
Ngừng Nói tụcNgừng Nói tục
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Christina Jay, NLP
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn tình cảm
Bài viết này đã được cùng viết bởi Christina Jay, NLP. Christina Jay là người mai mối và huấn luyện viên cuộc sống tại Toronto, Ontario, Canada. Christina là người sáng lập của Preferred Match (preferredmatch.ca), công ty của cô chuyên tìm tình yêu cho các cá nhân thành đạt và ưu tú. Cô có hơn 10 năm kinh nghiệm huấn luyện, lấy được chứng chỉ NLP (Neuro-linguistic Programming) thông qua Chương trình Đào tạo NLP Canada và có bằng cử nhân quản trị kinh doanh của Đại học Brock. Bài viết này đã được xem 4.112 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 4.112 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo