Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu một người đồng nghiệp mời bạn đi chơi và họ đang nóng lòng chờ đợi câu trả lời, hoặc người ngồi cạnh bạn đang có dấu hiệu “thầm thương trộm nhớ” và sắp sửa hành động, hẳn bạn sẽ tự hỏi làm sao để bình yên vô sự thoát khỏi tình huống này. May thay, việc từ chối cuộc hẹn với một người đồng nghiệp thường khá đơn giản, dù cho bạn có hơi không thoải mái một chút vào lúc đó. Miễn là bạn giữ được thái độ chuyên nghiệp, đồng cảm và rõ ràng, sẽ không có vấn đề gì cả. Nếu bạn đang tìm kiếm một vài gợi ý làm sao để từ chối mà không ảnh hưởng đến sự nghiệp, hãy đọc tiếp những lời khuyên và thủ thuật bên dưới để thực hiện điều này ngay.

1

Cho họ biết rằng bạn rất hân hạnh.

  1. Tránh làm tổn thương cảm xúc của người đồng nghiệp ấy bằng cách nói rằng bạn đánh giá cao lời đề nghị của họ. Tuy rằng không nên để ngỏ cánh cửa cho bất kỳ mối quan hệ nào trong tương lai hoặc điều gì đó tương tự, nhưng hãy bắt đầu bằng cách làm cho người đó cảm thấy dễ chịu hơn. Cố gắng nói chuyện bằng tông giọng tích cực nhằm làm giảm khả năng đối phương phản ứng tiêu cực. Nếu người đồng nghiệp đó cảm thấy bị coi thường hoặc bị xúc phạm, bạn sẽ khó làm việc với họ hơn trong tương lai.[1] Bạn có thể nói rằng:
    • “Tôi thật sự vinh hạnh khi được anh mời đi cà phê, nhưng…”
    • “Wow, tôi không hề biết rằng em có tình cảm với tôi. Tôi thật lòng cảm kích, nhưng…”
    • “Thật ngọt ngào! Cảm ơn cô vì đã thẳng thắn nói ra điều này. Không may là…”
    Quảng cáo
2

Từ chối một cách tôn trọng.

  1. Từ chối một cách tử tế và thông cảm. Bằng cách đầy tôn trọng và nhẹ nhàng, hãy làm cho người đồng nghiệp hiểu rõ rằng hẹn hò là “vùng cấm địa” mà không khiến họ cảm thấy buồn về việc đã mời bạn đi chơi và bị từ chối.[2] Sử dụng ngôi thứ nhất để nói lên cảm giác của bạn vì như vậy, đối phương không cảm thấy rằng bạn ám chỉ anh ấy hoặc cô ấy là nguyên nhân. Điều này sẽ giúp hạn chế xung đột có thể xảy ra.[3] Bạn có thể nói như sau:
    • “Tôi chỉ muốn giữ mọi thứ chuyên nghiệp.”
    • “Đáng tiếc rằng tôi phải từ chối. Hiện tôi chưa sẵn sàng cho chuyện tình cảm.”
    • “Vấn đề không nằm ở anh Hải mà là em. Khi nào đạt được thành công nhất định trong công việc thì em mới nghĩ đến việc hẹn hò.”
    • “Thư rất trân trọng tình bạn của chúng ta, và Thư mong mọi thứ vẫn giữ ở mức đó.”
3

Giải thích rằng bạn không muốn hẹn hò.

  1. Mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nếu bạn cho họ một lý do cụ thể. Chúng ta cần rất nhiều can đảm để mở lòng và mời ai đó đi chơi, vì thế mà việc bạn từ chối không một lời giải thích sẽ khiến người đồng nghiệp này bị tổn thương. Mặc dù điều này không bắt buộc, nhưng bạn có thể hạn chế việc làm cho họ buồn và giải quyết vấn đề nhanh hơn khi đưa ra lời giải thích ngắn gọn.[4] Chẳng hạn như sau:
    • “Tuấn này, Thư biết rằng nói ra điều này thì hơi cứng nhắc nhưng hẹn hò là vi phạm quy định của công ty và công việc này rất quan trọng với Thư. Thư không muốn đặt sự nghiệp của mình vào rủi ro bằng việc hẹn hò với đồng nghiệp.”
    • “Tôi lo ngại rằng sự lãng mạn có thể khiến bản thân lơ là với những mục tiêu trong sự nghiệp. Tôi chưa cho phép mình theo đuổi bất kì điều gì khác ngoài công việc.”
    • “Em đã từng hẹn hò đồng nghiệp khi còn làm ở công ty cũ và mọi người cứ không ngừng bàn tán cũng như tung tin đồn. Rút kinh nghiệm sâu sắc từ lần đó, nguyên tắc hiện tại của em là không hẹn hò với đồng nghiệp nữa.”
    Quảng cáo
4

Nhấn mạnh rằng họ không làm gì sai cả.

  1. Làm cho người đồng nghiệp cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi rời đi. Không có lý do gì bạn phải khiến đồng nghiệp buồn, trừ khi họ trở nên thô lỗ về điều đó. Hãy đưa ra một lời khen không theo hướng lãng mạn để họ có thể ngẩng cao đầu bước đi.[5] Tình đồng nghiệp nhờ vậy mà vẫn nguyên vẹn nếu bạn không làm tổn thương cảm xúc của họ.[6] Bạn có thể nói rằng:
    • “Long thật sự tốt bụng và ngọt ngào. Nghiêm túc mà nói, Long là một người bạn tốt và Thảo rất thích nói chuyện với Long trong công ty. Thảo xin lỗi vì không thể đồng ý lời mời này.”
    • “Chị biết đây không phải là điều em mong đợi, nhưng chị rất mong tình đồng nghiệp của chúng ta không bị sứt mẻ. Em là nhân tố quan trọng giúp tổ mình lúc nào cũng đạt chỉ tiêu!”
    • “Em là một trong những người thông minh nhất mà anh từng làm việc cùng, và anh thật lòng mong chúng ta giữ được sự chuyên nghiệp vốn có.”
5

Giải thích nếu đồng nghiệp chưa chấp nhận.

  1. Nếu trông anh ấy/cô ấy có vẻ chưa chấp nhận, hãy đưa ra một lý do không thể bàn cãi. Đừng khiến đối phương hiểu nhầm rằng bạn có khả năng sẽ nhận lời họ trong tương lai nếu có gì thay đổi vì điều này rất nguy hiểm. Ngoài ra, việc ghi nhớ lý do cũng quan trọng không kém. Nếu bạn viện cớ với người đồng nghiệp rằng mình đã có người yêu (nhưng thật ra không có), tránh nhầm lẫn và than thở về vấn đề độc thân vào bữa trưa nào đó. Tuy nhiên, lý do này cũng có thể được sử dụng trong lúc cấp bách.[7] Chẳng hạn như:
    • “Rất tiếc là tôi có người yêu rồi. Xin lỗi anh nhé!”
    • “Anh đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống và hiện tại thì anh chỉ muốn tập trung cho bản thân.”
    • “Bạn gái cũ đã đối xử không tốt với tôi, vì thế tôi đã quyết tâm sẽ độc thân trong tương lai.”
    Quảng cáo
6

Giữ thái độ chuyên nghiệp mọi lúc.

  1. Duy trì giọng điệu và phong thái chuyên nghiệp cho dù có chuyện gì xảy ra. Nếu người đồng nghiệp này tỏ thái độ mỉa mai hoặc bắt đầu mất bình tĩnh, đừng để điều đó làm bạn bực mình. Hãy nhớ rằng nếu bạn phản ứng mạnh, bạn có thể gặp rắc rối trong công việc. Tuy bạn không hề nợ người đó bất cứ điều gì, nhưng tốt nhất vẫn nên duy trì tác phong chuyên nghiệp (dù cho họ không như vậy).[8]
    • Điều này đặc biệt quan trọng nếu người đó mời bạn đi chơi khi ở nơi làm việc. Bạn không nên gây ồn ào. Nếu họ bắt đầu mất bình tĩnh và đưa sự nghiệp của mình vào vùng nguy hiểm, hãy mặc kệ. Bạn luôn có thể bỏ đi hoặc gọi cho quản lý.
    • Nếu như người đó trông như sắp khóc hoặc khó chấp nhận, không có gì sai khi nhắc cho anh ấy/cô ấy nhớ rằng họ tuyệt vời như thế nào và vấn đề đến từ phía bạn. Miễn là bạn không tỏ ra thiếu chuyên nghiệp hay khiến người đồng nghiệp hiểu nhầm rằng cánh cửa này vẫn còn để ngỏ trong tương lai, mọi chuyện sẽ ổn.
7

Tỏ ra kiên định nếu đồng nghiệp không tôn trọng mong muốn của bạn.

  1. Nếu người này tiếp tục trở lại và hỏi bạn vào tuần tới, hãy cứng rắn hơn (một cách tử tế). Một số người không giỏi hiểu ý người khác cho lắm. Vì thế, nếu họ tiếp tục tiếp cận bạn và ngỏ lời lần thứ hai (thậm chí là lần thứ ba, thứ tư, vân vân), bạn cần làm rõ rằng anh ấy/cô ấy đang đi quá giới hạn. Bằng thái độ lịch sự và tử tế, hãy nói rằng bạn không đánh giá cao việc ai đó cứ phớt lờ mong muốn của bạn.[9] Bạn có thể nói rằng:
    • “Nghe này, tôi đã nói với anh rằng tôi chỉ muốn chúng ta tiếp tục là đồng nghiệp. Làm ơn đừng rủ tôi đi chơi nữa.”
    • “Tài đã rất cố gắng để không làm tổn thương Nhung, nhưng việc này nên dừng lại. Tài không muốn hẹn hò lúc này. Tài không có thành kiến gì với Nhung cả, mong Nhung hiểu cho.”
    • Nếu tình hình xấu đi hoặc người đó chỉ đơn giản là không hiểu thông điệp, hãy đến phòng nhân sự hoặc báo cho cấp trên của bạn về điều đó.
    Quảng cáo
8

Phớt lờ hành vi tán tỉnh của đồng nghiệp.

  1. Nếu người đồng nghiệp này tiếp tục thử lòng bạn trong tương lai, đừng ngần ngại gạt đi và tỏ ra không hứng thú. Quên đi người mình thích quả thực không dễ. Vì thế, nếu họ thử tán tỉnh bạn vào vài tuần hoặc vài tháng sau khi đã ngỏ lời mời bạn đi chơi, có thể anh ấy/cô ấy đang kiểm tra xem bạn có đổi ý chút nào không. Lúc này, nhớ đừng gửi sai tín hiệu. Bạn chỉ cần phớt lờ mọi hành vi tán tỉnh mà họ thể hiện. Hãy tỏ ra thân thiện có chừng mực để người đó không hiểu nhầm.[10]
    • Nếu cô nàng đồng nghiệp mỉm cười với bạn từ phía bên kia phòng, hãy mỉm cười nhẹ nhưng không lãng mạn và nhìn sang hướng khác. Nếu anh ta khen mái tóc của bạn, chỉ cần nói “cảm ơn” và tiếp tục việc bạn đang làm. Họ sẽ hiểu tín hiệu.
    • Cách này chỉ áp dụng cho kiểu tán tỉnh tinh tế và vô hại. Nếu người đó trở nên quá đáng, đụng chạm hoặc khiến bạn cảm thấy khó chịu, đừng ngần ngại đến phòng nhân sự và báo cáo. Bạn không cần phải quá bận tâm đến cảm xúc của họ nếu mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát.
9

Biến cuộc hẹn thành buổi đi chơi nhóm nếu bạn lỡ đồng ý.

  1. Nếu bạn đã đồng ý nhưng đối phương lại nghĩ đó là hẹn hò, hãy biến dịp này thành buổi đi chơi nhóm. Nếu trong phút lơ là bạn đã hiểu sai ý họ, hẳn bạn sẽ rơi vào một tình huống khó khăn. Lúc này, việc từ chối sau khi người đó nghĩ rằng bạn đã chấp nhận hẹn hò có thể làm sự việc trở nên tệ hơn. Thay vào đó, bạn chỉ cần rủ thêm nhiều người đồng nghiệp nữa cùng tham gia và biến cuộc hẹn trở thành buổi đi chơi nhóm.[11]
    • Nếu người đồng nghiệp đó hỏi vì sao lại như vậy, bạn có thể vờ như bạn đã nghĩ đó là một dịp tụ tập sau giờ làm. Đồng thời, hãy nói rõ rằng nếu như biết đó là lời mời đi chơi riêng, bạn chắc chắn sẽ từ chối.
    • Rõ ràng, cách này chỉ áp dụng được nếu người đồng nghiệp không nói rõ về buổi hẹn (ví dụ: “Anh có muốn uống vài ly sau giờ làm không?”). Nếu người đó đã mời đi chơi riêng một cách rõ ràng và bạn vì sợ thất lễ mà đồng ý, chỉ cần cố gắng hết sức để điều chỉnh câu trả lời và giải thích rằng bạn đang cảm thấy lo lắng vào thời điểm họ đặt câu hỏi.
    Quảng cáo
10

Nhắc nhở bản thân về rủi ro nếu như bạn cân nhắc lời đề nghị đó.

  1. Nếu bạn đang đấu tranh nội tâm về việc đồng ý, chỉ cần nhớ lại rằng điều gì có thể đi chệch hướng. Chuyện tình nơi công sở có thể trở thành mớ bòng bong. Nếu hai bạn bắt đầu hẹn hò và cãi nhau vào lúc nào đó, cả hai sẽ trở nên khó xử trong công việc. Nếu chẳng may chia tay, các bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi chạm mặt nhau mỗi ngày ở chỗ làm. Thậm chí, nếu cấp trên không biết chuyện này và bạn vi phạm quy định của công ty, bạn có thể mất việc.[12]
    • Đặc biệt, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn chấp nhận hẹn hò với quản lý hoặc người có chức vụ cao hơn tại nơi làm việc. Kiểu mối quan hệ này luôn tiềm ẩn rủi ro, điều này là do một số động cơ không lành mạnh có thể phát triển nếu một trong hai người nắm quyền điều khiển đối phương.

Lời khuyên

  • Có những viễn cảnh nhất định khi mà việc hẹn hò với đồng nghiệp vẫn ổn. Nếu cả hai không phải là cấp trên của nhau, làm việc khác phòng ban và công ty không có quy định về vấn đề tình cảm nơi công sở thì điều này vẫn chấp nhận được. Chỉ cần cả hai thận trọng và cho quản lý của mình biết trước khi mọi việc đi quá xa.[13]

Cảnh báo

  • Nếu bạn nhận thấy mình đang tự hỏi: “Liệu đây có phải là quấy rối tình dục hay không?” thì chính là như vậy. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái ở chỗ làm hay người đồng nghiệp đi quá giới hạn, hãy lên thẳng phòng nhân sự và báo cáo.[14]

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 2.681 lần.
Trang này đã được đọc 2.681 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo