Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy tính cũ hoặc chỉ đơn giản là đang chạy phần mềm yêu cầu đồ họa và tài nguyên hệ thống cao, bạn có thể cải thiện hiệu suất của máy tính bằng cách hạn chế tính năng Hardware Acceleration (tăng tốc phần cứng) hoặc tắt hoàn toàn tính năng này. Tùy chọn này có thể không có trên những chiếc máy tính đời mới, nhưng có khả năng phát huy tác dụng trên máy tính đời cũ.

Các bước

Trước khi bắt đầu

  1. 1
    Không phải máy tính nào cũng có tính năng này. Hầu hết máy tính đời mới sử dụng card đồ họa Nvidia hoặc AMD/ATI thường không có tính năng thay đổi mức độ tăng tốc. Các tùy chọn này thường chỉ có trên máy tính đời cũ hoặc máy tính sử dụng card đồ họa tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.[1]
    • Để thay đổi thiết lập tăng tốc của các card này, bạn cần mở Control Panel dành cho card của mình. Bạn có thể truy cập phần này bằng cách nhấp chuột phải vào desktop và chọn Control Panel của card đồ họa.
    • Thiết lập tăng tốc có thể nằm ở vị trí khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và loại card. Thường thì bạn sẽ nhìn thấy thiết lập này trong phần "System settings" (Cài đặt hệ thống) hoặc "Image settings" (Cài đặt hình ảnh).
    Quảng cáo
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Đối với Windows 7 và 8

  1. 1
    Mở trình đơn Start và nhấp vào Control Panel.
  2. 2
    Nhấp vào "Personalization" (Cá nhân hóa).
  3. 3
    Nhấp vào "Display Settings" (Cài đặt màn hình).
  4. 4
    Tìm kiếm và nhấp vào "Advanced Settings" (Cài đặt nâng cao).
  5. 5
    Nhấp vào thẻ .Troubleshooting.
    • Nếu không nhìn thấy thẻ Troubleshooting thì nghĩa là driver của card đồ họa không hỗ trợ cho tính năng Windows này. Việc cập nhật driver có thể giúp bổ sung lại tính năng, nhưng có khả năng là bạn sẽ cần tùy chỉnh thiết lập bằng cách sử dụng Control Panel của card đồ họa.
    • Bạn có thể truy cập Nvidia hoặc AMD Control Panel bằng cách nhấp chuột phải vào desktop của bạn và lựa chọn phần đó trong trình đơn.
  6. 6
    Nhấp Change Settings.
    • Nếu nút Change Settings (Thay đổi cài đặt) có màu xám thì tức là driver của card đồ họa không hỗ trợ cho tính năng Windows này. Việc cập nhật driver có thể sẽ bổ sung tính năng đó, nhưng bạn sẽ cần thay đổi thiết lập thông qua Control Panel của card đồ họa.
    • Bạn có thể vào Nvidia hoặc AMD Control Panel bằng cách nhấp chuột phải trên desktop và lựa chọn nó từ trình đơn.
  7. 7
    Điều chỉnh thiết lập Hardware Acceleration (tăng tốc phần cứng) theo ý muốn. Di chuyển sang trái hết cỡ nếu bạn muốn tắt hoàn toàn tính năng này.
  8. 8
    Nhấp vào nút .Apply , sau đó nhấp    OK    để thoát khỏi cửa sổ hộp thoại.
  9. 9
    Nhấp .   OK   , sau đó thoát khỏi hộp Display Properties.
  10. 10
    Khởi động lại máy tính của bạn để kích hoạt thiết lập vừa thay đổi.[2]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Đối với Windows Vista

  1. 1
    Nhấp Start để mở trình đơn Start.
  2. 2
    Mở Control Panel.
  3. 3
    Nhấp "Appearance and Personalization" (Hình thức và Cá nhân hóa).
  4. 4
    Nhấp "Adjust Screen Resolution" (thay đổi độ phân giải màn hình) trong trình đơn.
  5. 5
    Nhấp "Advanced Settings" (Cài đặt nâng cao) trong cửa sổ Display Settings.
  6. 6
    Nhấp vào thẻ .Troubleshooting trong cửa sổ Monitor Properties.
  7. 7
    Nhấp nút .Change Settings.
  8. 8
    Lựa chọn nút .Continue trong cửa sổ Security.
  9. 9
    Thay đổi thiết lập Hardware Acceleration (tăng tốc phần cứng) theo đúng như mong muốn. Dịch chuyển thiết lập sang trái hết cỡ nếu bạn muốn tắt triệt để tính năng này.
  10. 10
    Nhấp .   OK   , sau đó khởi động lại máy tính của bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Việc hạn chế hoặc tắt hẳn tính năng tăng tốc phần cứng là cần thiết nếu máy tính đang chạy cực chậm. Điều này thường xảy ra với máy tính đời cũ, hoặc xảy ra khi máy tính có card đồ họa yếu nhưng vẫn cố chạy phần mềm hoặc game đòi hỏi nhiều tài nguyên hệ thống của máy tính và yêu cầu card đồ họa xịn hơn. Nếu máy tính có dấu hiệu chạy chậm, nhất là khi bắt đầu xem video hoặc chơi game, đôi khi việc tắt tính năng tăng tốc phần cứng có thể giải quyết phần nào vấn đề mà chưa cần đầu tư ngay vào một chiếc máy tính mới hoặc nâng cấp máy tính hiện tại.

Bài viết wikiHow có liên quan

Bật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Bật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)
Thay đổi Ngôn ngữ trong Windows 7Thay đổi Ngôn ngữ trong Windows 7
Xem kết nối mạng đang hoạt động (Windows)Xem kết nối mạng đang hoạt động (Windows)
Tạo và xóa tập tin hoặc thư mục từ Windows Command PromptTạo và xóa tập tin hoặc thư mục từ Windows Command Prompt
In nhiều ảnh trên 1 mặt giấy trên PC hoặc MacIn nhiều ảnh trên 1 mặt giấy trên PC hoặc Mac
Thiết lập 2 màn hình Win 10Thiết lập 2 màn hình Win 10
Tải ứng dụng trên Windows 7Tải ứng dụng trên Windows 7
Xem tất cả cửa sổ đang mở trên máy tínhXem tất cả cửa sổ đang mở trên máy tính
Thay đổi kích thước thanh taskbar trên WindowsThay đổi kích thước thanh taskbar trên Windows
Mở thư mục trong CMDMở thư mục trong Command Prompt (CMD)
Thay đổi Thư mục trong Command PromptThay đổi Thư mục trong Command Prompt
Cài đặt macOS trên máy tính dành cho WindowsCài đặt macOS trên máy tính dành cho Windows
Kích hoạt Turbo Boost trên I5Kích hoạt Turbo Boost trên I5
Mở Windows ExplorerMở Windows Explorer
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Danielle Blinka, MA, MPA
Cùng viết bởi:
Nhân viên viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là người viết bài của wikiHow, Danielle Blinka, MA, MPA. Christopher Osborne người sáng tạo nội dung cho wikiHow từ năm 2015. Ông cũng là nhà sử học có bằng tiến sĩ của Đại học Notre Dame và giảng dạy tại nhiều trường đại học thuộc Pittsburgh, Pennsylvania và vùng lân cận. Các bài viết và bài thuyết trình chuyên môn của ông tập trung nghiên cứu lịch sử nước Mỹ thời lập quốc, nhưng ông cũng thích các thách thức và thành quả từ việc viết các bài viết wikiHow về nhiều chủ đề khác nhau. Bài viết này đã được xem 6.568 lần.
Trang này đã được đọc 6.568 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo