Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 14.027 lần.
Tắm trong ngày đèn đỏ có thể khiến bạn lo lắng lúc đầu, vì máu kinh sẽ chảy nhiều thành dòng vào những ngày "cao trào" của chu kỳ. Tuy nhiên, tắm hàng ngày khi đang hành kinh là rất an toàn và tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp đặc biệt để ngăn kích ứng, mùi hôi và nhiễm trùng khi tắm trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra còn có thêm một số cách để giữ cho âm đạo của bạn luôn sạch sẽ khi chưa đến lúc tắm.
Các bước
Ngăn ngừa kích ứng, mùi hôi và nhiễm trùng
-
1Tháo bỏ băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san trước khi tắm. Sẽ chẳng có vấn đề gì khi để cho âm đạo của bạn chảy máu khi tắm. Máu kinh sẽ chảy ngay xuống cống. Nếu mang băng vệ sinh, dung dịch nhuốm màu nâu hoặc đỏ chảy xuống cống mà bạn nhìn thấy có khả năng là máu cũ dính trên lông mu. Việc rửa sạch là điều cần thiết. Máu cũ không được làm sạch sẽ gây ra mùi hôi và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.[1]
- Đừng lo lắng về việc phòng tắm thấm đẫm màu máu. Máu kinh sẽ không dính quá lâu để tạo nên điều này. Bạn chỉ cần để nước luôn chảy cho đến khi tắm xong và sau đó kiểm tra xem liệu có bất kỳ vết máu nào cần được rửa trôi xuống cống không.
- Nếu tắm ở phòng tập thể dục hoặc ở nơi công cộng khác, bạn có thể để tampon hoặc cốc kinh nguyệt trong khi tắm nếu muốn.
-
2Tắm vòi sen hoặc tắm bồn ít nhất một lần mỗi ngày trong thời gian hành kinh. Tắm thường xuyên trong ngày đèn đỏ là điều cần thiết để ngăn mùi hôi và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hãy tắm vòi sen hoặc tắm bồn ít nhất một lần mỗi ngày. Một số chuyên gia y tế thậm chí khuyến nghị nên tắm hai lần mỗi ngày trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như vào buổi sáng và buổi tối.[2]
- Luôn đảm bảo bồn tắm sạch sẽ nếu bạn muốn tắm trong bồn. Ngâm mình trong bồn tắm bẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng trong âm đạo. Bạn nên làm sạch bồn tắm với chất khử trùng, chẳng hạn như thuốc tẩy, trước khi bước vào tắm.
-
3Sử dụng nước ấm để rửa âm đạo. Tránh dùng xà phòng mạnh hoặc có hương thơm hay các sản phẩm chăm sóc vùng kín khác để làm sạch âm đạo. Những thứ này không cần thiết và có thể gây kích ứng. Nước sạch và ấm là dung dịch làm sạch tốt nhất cho âm đạo.[3]
- Nếu muốn sử dụng xà phòng, hãy chọn loại xà phòng dịu nhẹ, không mùi và dùng một lượng nhỏ để nhẹ nhàng làm sạch bên ngoài âm đạo.[4]
Lời khuyên: Nếu cảnh máu me làm bạn lo lắng, đừng nhìn vào đó! Thay vào đấy, hãy tập trung vào một vị trí trên tường hoặc trần nhà tắm.
-
4Rửa sạch từ trước ra sau để ngăn ngừa nhiễm trùng. Thao tác rửa từ trước ra sau-giống như việc bạn sẽ lau rửa sạch sẽ sau khi đi vệ sinh là thật sự cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn và phân xâm nhập vào âm đạo. Khi đứng dưới vòi hoa sen, hãy để nước chảy xuống phần phía trước cơ thể và trên âm đạo. Nếu cần, bạn cũng có thể tách môi âm hộ để cho nước chảy qua bên trong môi âm hộ.[5]
- Nếu có đầu vòi hoa sen cầm tay, bạn chỉ cần xoay để phun nước vào âm đạo từ trước ra sau. Đừng rửa từ phía sau ra trước.
- Tránh sử dụng đầu vòi hoa sen với chế độ áp suất cao. Giữ đầu vòi hoa sen ở chế độ áp suất thấp để nhẹ nhàng rửa sạch âm đạo.
-
5Chỉ làm sạch bên ngoài âm đạo. Âm đạo là bộ phận có khả năng tự làm sạch, vì vậy bạn không cần phải làm sạch sâu bên trong. Làm như vậy có thể phá vỡ thế cân bằng pH tự nhiên của âm đạo, và dẫn đến nhiễm trùng. Đừng hướng vòi nước vào bên trong âm đạo. Bạn chỉ nên rửa sạch các khu vực bên ngoài âm đạo.[6]
-
6Thấm khô bên ngoài âm đạo bằng khăn khô, sạch. Sau khi tắm xong, hãy dùng khăn khô, sạch để nhẹ nhàng thấm khô bên ngoài âm đạo. Đừng chà xát vùng da xung quanh âm đạo; bạn chỉ nên thấm nhẹ.
- Nếu máu kinh chảy nhiều, bạn cần lau khô các bộ phận khác trên cơ thể trước, sau đó lau khô âm đạo cuối cùng.
-
7Mặc quần lót sạch và băng vệ sinh, tampon, hoặc cốc nguyệt san mới ngay lập tức. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ không ngưng lại sau khi bạn làm sạch âm đạo, nhưng kinh nguyệt có vẻ chảy chậm lại nếu bạn tắm trong bồn tắm. Điều này có thể là do đối áp của nước.[7] Tuy nhiên, bạn cần mặc quần lót mới và dùng sản phẩm vệ sinh dành cho phụ nữ ngay lập tức để thấm máu.Quảng cáo
Giữ âm đạo sạch sẽ khi chưa đến lúc tắm
-
1Sử dụng khăn ướt vệ sinh phụ nữ cân bằng pH âm đạo khi cần thiết trong ngày đèn đỏ. Bạn có thể mua khăn ướt vệ sinh phụ nữ dùng một lần. Loại khăn này có độ pH cân bằng để đảm bảo không gây kích ứng hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng. dùng khăn lau sạch các khu vực bên ngoài âm đạo từ trước ra sau.[8]
- Nếu không có khăn ướt dùng một lần, bạn cũng có thể dùng khăn mặt với nước sạch ấm để lau âm đạo, sau đó giặt sạch khăn vải trong nước ấm nhiều lần và bỏ chung vào giỏ quần áo giặt
- Đảm bảo khăn lau không có hương để tránh gây kích ứng.
- Loại khăn ướt này thường có sẵn trong gian hàng vệ sinh phụ nữ ở các cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc.
-
2Thường xuyên thay băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san để tránh rò rỉ máu kinh và bốc mùi. Việc bạn không thay sản phẩm vệ sinh phụ nữ thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ máu kinh, có thể làm bẩn quần lót và quần áo, hơn nữa cũng có thể gây ra mùi hôi. Kiểm tra băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san mỗi khi đi vệ sinh và thay khi cần thiết.
Cảnh báo: Đừng để tampon trong âm đạo quá 8 giờ. Tampon để trong âm đạo quá lâu có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố (TSS).[9]
-
3Tránh các dung dịch vệ sinh và chất khử mùi dành cho phụ nữ. Những sản phẩm này có thể phá vỡ sự cân bằng pH của âm đạo, và dẫn đến nhiễm trùng. Âm đạo có mùi nhẹ là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu âm đạo nặng mùi hoặc khiến bạn khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa.[10]
- Mùi tanh, hôi đôi khi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn.
-
4Rửa tay trước và sau khi thay sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Tay bẩn có thể đưa vi khuẩn có hại vào âm đạo, vì vậy, rửa tay trước khi kiểm tra băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san là một ý hay. Rửa tay sau khi thay sản phẩm vệ sinh phụ nữ để ngăn vi khuẩn xâm nhập sang các khu vực khác.[11]Quảng cáo
Lời khuyên
- Thường xuyên thay băng vệ sinh hoặc tampon. Bạn sẽ cảm thấy sạch sẽ và thơm tho hơn.
- Dán sẵn băng vệ sinh vào quần lót để khi tắm xong có thể mặc vào ngay, để không gặp rắc rối.
- Sử dụng khăn tắm hoặc khăn lau cũ màu tối để làm khô vùng kín nếu khu vực này vấy bẩn.
- Mặc quần áo thoáng khí và may từ sợi tự nhiên.
Cảnh báo
- Việc bạn không tắm trong ngày đèn đỏ có thể làm tăng nguy nhiễm trùng và bốc mùi hôi thối. Tắm trong thời gian hành kinh là điều rất an toàn, vì vậy hãy tiếp tục tắm rửa hàng ngày.
Những thứ bạn cần
- Nước sạch và ấm
- Xà phòng dịu nhẹ, không mùi (không bắt buộc)
- Khăn sạch và khô
- Băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san mới
- Quần lót sạch
Tham khảo
- ↑ https://flo.health/menstrual-cycle/lifestyle/hygiene-and-beauty/period-hygiene-faq
- ↑ https://flo.health/menstrual-cycle/lifestyle/hygiene-and-beauty/period-hygiene-faq
- ↑ https://flo.health/menstrual-cycle/lifestyle/hygiene-and-beauty/period-hygiene-faq
- ↑ https://www.nhs.uk/live-well/sexual-health/keeping-your-vagina-clean-and-healthy/
- ↑ https://flo.health/menstrual-cycle/lifestyle/hygiene-and-beauty/period-hygiene-faq
- ↑ https://www.nhs.uk/live-well/sexual-health/keeping-your-vagina-clean-and-healthy/
- ↑ https://www.seventeen.com/health/sex-health/a30094/period-myths/
- ↑ https://www.nhs.uk/live-well/sexual-health/keeping-your-vagina-clean-and-healthy/
- ↑ https://kidshealth.org/en/teens/menstruation.html