Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Hầu hết chim yến phụng đều thích tắm. Giúp chúng tắm là việc khá dễ làm vì chim yến phụng sẽ tự mình tắm là chủ yếu. Chúng thường quẫy lông vũ để nước chảy qua da của mình.[1] Bạn nên tắm cho chim yến phụng nhiều lần trong tuần, nhất là không khí trong nhà của bạn khô ráo.[2] Việc tắm táp giúp chú chim rỉa lông, loại bỏ chất bẩn và nhiều thứ khác khỏi lông chim.[3]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Tắm cho chim

  1. 1
    Đổ nước ấm vào một cái bát nông. Chỉ nên đổ nước ngập từ 3 đến 5 cm. Không nên đổ nước quá lạnh vì chim yến phụng dễ bị cảm.[4]
    • Bạn cũng có thể sử dụng kiểu bồn tắm gắn vào phần bên của lồng chim.
    • Nếu bạn thấy rằng chú chim của mình không thích bát nước, bạn có thể đặt cỏ cây sạch vào phía dưới cùng lồng chim. Chú chim của bạn sẽ thích lăn vào chúng để tắm táp.[5]
    • Bạn không cần sử dụng xà phòng.[6]
  2. 2
    Đặt khăn lau dưới lồng. Nếu bạn sợ nước bắn ra ngoài thì có thể đặt khăn lau dưới lồng chim. Khăn sẽ thấm những giọt nước bắn ra.
  3. 3
    Đặt bát ở phía dưới cùng lồng chim. Đặt tại vị trí này để chim yến phụng có thể đậu vào. Bạn cần đảm bảo rằng bát được đặt trên một mặt bằng phẳng.[7]
    • Nếu thích, bạn có thể đổ ít nước vào chậu rửa. Đưa chim yến phụng vào đó rồi đóng cửa để nó không bay mất. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng chậu rửa phải sạch.[8]
  4. 4
    Để chim yến phụng chơi đùa. Thường thì chim yến phụng sẽ làm nước bắn tung tóe và vẫy cánh trong đó. Nước sẽ bắn ra khi chim yến phụng tự mình tắm. Hầu hết chim yến phụng đều thích làm như vậy.[9]
    • Nếu chim yến phụng không đậu vào ngay thì bạn nên giúp nó làm quen. Nếu nó vẫn không chịu đậu vào thì bạn phải dùng các cách khác dưới đây.[10]
  5. 5
    Để chú chim tự làm khô cơ thể. Chú chim của bạn sẽ tự lắc mình để vẩy nước. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng nơi đó không có gió hay quá lạnh. Bạn có thể dùng khăn che phủ lồng để chim được ấm áp hơn.[11]
  6. 6
    Làm sạch bồn tắm. Sau khi tắm cho chú chim của mình, bạn cần lấy bát hoặc bồn tắm cho chim khỏi lồng. Bạn nên rửa kỹ và rửa tay sau khi xong việc.[12]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Sử dụng bình xịt

  1. 1
    Tìm mua bình xịt. Bạn có thể tìm mua bình xịt tại khu chăm sóc tóc của cửa hàng thông thường hoặc siêu thị. Bạn cũng có thể mua bình xịt ở khu làm vườn của cửa hàng sửa chữa nhà cửa.[13]
    • Có một thứ có thể thay thế cho bình xịt là vòi hoa sen. Bạn chỉ cần vặn vòi hoa sen ở mức phun nhẹ nhàng ấm áp.[14]
  2. 2
    Phun nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ phòng. Nước không nên quá lạnh vì chim yến phụng và nhiều loài chim nhỏ khác thường không chịu được lạnh.[15]
  3. 3
    Chuyển vòi hoa sen sang trạng thái "phun sương". Mỗi bình xịt đều bao gồm nhiều chế độ khác nhau. Thay vì phun tia nhỏ, bạn cần phun sương đều đặn để tắm cho chú chim của mình.[16]
  4. 4
    Phun nước lên chú chim. Bạn cần phun sương nhẹ nhàng để nước từ từ chảy xuống thân mình của chú chim. Đừng phun thẳng vào mặt vì đa số chim không thích điều này.[17]
    • Bạn có thể tắm cho chim mỗi ngày nếu muốn.
  5. 5
    Để chú chim tự làm khô cơ thể. Chú chim của bạn sẽ tự lắc mình và vẩy nước. Bạn cần đảm bảo rằng nơi đó ấm áp và không có gió.[18]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nên sử dụng bình xịt mới cho chú chim. Nếu dùng bình từng đựng chất tẩy rửa, hóa chất tồn đọng có thể gây hại cho chú chim.

Bài viết wikiHow có liên quan

Nuôi chim conNuôi chim con
Nuôi chim sẻ nhà nonNuôi chim sẻ nhà non
Giúp đỡ chim non bị rơi khỏi tổGiúp đỡ chim non bị rơi khỏi tổ
Xác định Giới tính của Chim yến phụngXác định Giới tính của Chim yến phụng
Chăm sóc VẹtChăm sóc Vẹt
Chăm sóc chim hoang dã bị thương không thể bayChăm sóc chim hoang dã bị thương không thể bay
Cho chim non hoang dã ănCho chim non hoang dã ăn
Thuần hóa chimThuần hóa chim
Giúp chim bị gãy cánhGiúp chim bị gãy cánh
Chăm sóc vẹt yến phụngChăm sóc vẹt yến phụng
Nuôi chim yến phụng sinh sảnNuôi chim yến phụng sinh sản
Điều trị tiêu chảy cho vẹtĐiều trị tiêu chảy cho vẹt
Nhận biết chim conNhận biết chim con
Cho chim yến phụng ănCho chim yến phụng ăn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 12.673 lần.
Chuyên mục: Chim
Trang này đã được đọc 12.673 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo