Bài viết này đã được cùng viết bởi Patricia Ladis PT, CBBA. Patricia Ladis là chuyên gia vật lý trị liệu và người sáng lập của WiseBody Physical Therapy ở ngoại ô thành phố New York, NY. Với hơn 22 năm kinh nghiệm, Patricia chuyên cung cấp phương pháp cộng tác và toàn diện để giảm đau, bao gồm cả đau thần kinh và đau mãn tính, phòng ngừa chấn thương và sức khỏe tiền sản/hậu sản. Bà có bằng cử nhân vật lý trị liệu của Đại học New York. Patricia là chuyên gia phân tích hành vi thở, ngoài việc sở hữu các chứng chỉ về Tầm soát Đánh giá Ma trận Hiệu suất của Kinetic Control và Mô hình Hệ thống Tích hợp. Bà là người đồng sáng lập của nền tảng giáo dục First 1000 Days of Wellness dành cho các học viên và công chúng để cải thiện sức khỏe trước và sau sinh. Patricia từng được giới thiệu trong các bài viết trên tạp chí Forbes, Vogue và Men’s Health và xuất hiện trên các kênh truyền hình NBC và CBS.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 3.293 lần.
Hít thở hóp bụng là bài tập tuyệt vời giúp lên cơ bụng, cải thiện tư thế, đồng thời bảo vệ nội tạng. Bạn có thể thực hiện bài tập này ở bất cứ tư thế nào, đứng, ngồi hoặc quỳ gối. Cơ bản đây là bài tập hóp bụng vào khi thở hết không khí ra. Đảm bảo giữ tư thế đó trong ít nhất 5 giây.
Các bước
Thực hành bài tập
-
1Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, hai chân dang bằng vai. Bạn có thể tập bằng tư thế khác nhưng đứng thẳng là cách dễ dàng nhất để bắt đầu. Giữ lưng thẳng, vai đẩy ra sau để không bị gù lưng, nhưng tránh bị gò bó không thoải mái.[1]
- Bạn có thể tập khi đang nằm ngửa, nằm sấp, ngồi hay quỳ gối.
-
2Chậm rãi hít vào đường mũi. Hãy hít vào một hơi sâu cho phổi căng phồng không khí. Hít vào từ từ trong vòng 3-4 giây.[2]
- Nếu bị nghẹt mũi, hãy hít vào đường miệng.
-
3Thở ra bằng đường miệng, trút hết không khí khỏi lồng ngực. Vừa thở ra chậm rãi vừa hóp cơ bụng vào và giữ lại đó cho đến khi sẵn sàng hít vào lần nữa. Sau đó, thả lỏng cơ bắp. Quan trọng nhất là bạn phải đẩy không khí ra bằng đường miệng thay vì mũi, bởi như vậy mới kiểm soát được hơi thở. Hãy thở ra chậm rãi cho đến khi đẩy hết không khí khỏi cơ thể.[3]
- Bạn nên cố thở ra trong 3-5 giây, giúp canh chuẩn nhịp thở.
- Thở ra bằng miệng giúp bạn trút hết không khí khỏi cơ thể.
- Bạn cũng có thể nâng cơ sàn chậu khi siết cơ bụng.
-
4Hóp bụng vào hết mức có thể. Khi thở ra, hãy hóp bụng vào càng sâu càng tốt. Để hình dung được bụng mình trông phải như thế nào, hãy tưởng tượng lỗ rốn bạn bị kéo vào xương sống.[4]
- Nếu bạn không thể hóp bụng đến mức đó thì cũng không sao. Bước này cần luyện tập nhiều theo thời gian.
-
5Giữ tư thế này trong khoảng 20 giây và hít thở bình thường. Nếu chỉ mới bắt đầu tập, có thể bạn sẽ chỉ giữ được trong 5-10 giây. Điều quan trọng là khi hóp bụng vẫn hãy hít thở bình thường, đừng nín thở.[5]
- Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn tăng thời gian giữ nhịp thở và hóp bụng cho đến khi đạt được đến 60 giây.
- Một số người chọn giữ nhịp thở trong suốt quá trình hóp bụng, trong khi số khác hít thở bình thường. Dù làm cách nào, bạn cũng đừng thả lỏng cơ bụng.
-
6Thả lỏng cơ bụng và hít thở để lặp lại chu trình. Hãy thả lỏng cơ bắp và hít vào một hơi sâu. Cho cơ bụng trở về vị trí bình thường và hít vào một hơi căng lồng ngực và bắt đầu một lượt hít thở hóp bụng khác.[6]
- Đảm bảo hít thở bình thường trong suốt bài tập này.
- Nhớ là thực hiện bài tập chậm rãi và cẩn thận, kiểm soát tốt hơi thở.
-
7Thực hiện bài tập 5 lần trước khi nghỉ. Những người có kinh nghiệm có thể tập đến 10 lần trước khi dừng, sau đó bắt đầu lại sau 5 phút nghỉ. Hít sâu thở mạnh, đếm số giây bạn có thể giữ cho bụng hóp vào.[7]
- Bạn có thể tách bài tập ra thành cách quãng nghỉ, tập 2 lượt rồi nghỉ 1-2 phút, sau đó tập tiếp lượt 3.
Quảng cáo
Chọn tư thế
-
1Tập khi đứng để đảm bảo đúng tư thế. Đứng hai chân dang bằng vai, đảm bảo lòng bàn chân đặt sát trên nền đất. Lưng thẳng khi hít vào.[8]
- Bạn có thể tập khi đứng xếp hàng chờ hoặc nấu ăn.
-
2Tập hít thở hóp bụng khi ngồi nếu thích tiện lợi. Nếu ngồi trên xe hoặc làm việc, bạn vẫn có thể luyện bài tập này để duy trì sức khỏe. Hãy ngồi thẳng lưng trên ghế và đặt hai tay lên đùi (nếu có thể). Thả lỏng hai vai, sau đó hạ vai xuống và đẩy nhẹ ra sau. Bắt đầu hít vào chậm rãi và thở ra hết không khí trước khi hóp bụng và giữ nguyên tư thế.[9]
- Khi ngồi, điều quan trọng là tư thế phải đúng khi thực hiện bài tập.
-
3Tập hít thở hóp bụng khi nằm nếu muốn dễ kiểm soát. Với tư thế nằm ngửa trên sàn, hãy cong đầu gối và đặt lòng bàn chân phẳng trên sàn. Hai tay có thể thả lỏng hai bên và bắt đầu hít thở sâu.[10]
- Không có quy định chính xác về chỗ đặt chân - miễn là cơ thể bạn thoải mái nằm trên sàn, thì nghĩa bạn đã vào đúng tư thế.
- Bạn cũng có thể hơi vòng người về trước để bài tập hiệu quả hơn.
-
4Quỳ gối trên sàn để có tư thế vững chắc. Đặt lòng bàn tay sát trên sàn, ngay bên dưới vai. Đầu gối cũng đặt dưới sàn, chân quỳ thành một góc 90 độ dưới sàn. Cong bàn chân sao cho ngón chân tiếp xúc sàn nhà và gót chân nhấc khỏi mặt đất. Hít vào thật sâu và hóp bụng trong tư thế này.[11]
- Mắt nhìn xuống bàn tay khi giữ tư thế này.
- Cố gắng không cong lưng.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Bạn sẽ cần tập luyện nhiều để có thể thành thục bài tập này, vậy nên đừng nản chí nếu lần đầu chưa thể thực hiện một cách hoàn hảo.
Tham khảo
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=f2PliOQHQ4c#t=3s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=f2PliOQHQ4c#t=9s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=N9msEniBkbU#t=1m8s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=f2PliOQHQ4c#t=11s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=f2PliOQHQ4c#t=15s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=f2PliOQHQ4c#t=27s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=N9msEniBkbU#t=4m30s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=N9msEniBkbU#t=49s
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=gDx1xfSobG4#t=3m11s