wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 62 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 3.169 lần.
Exfoliation (tẩy tế bào chết), vốn bắt nguồn từ chữ exfoliatus trong tiếng La tinh (có nghĩa “lột lá cây”), là một thuật ngữ mô tả quá trình loại bỏ các vẩy da chết trên cơ thể.[1] Quy trình đơn giản này có thể được thực hiện dễ dàng tại nhà và sẽ đem lại cho bạn làn da mềm mại, rạng rỡ hơn trước! Nhìn chung, tẩy tế bào chết có hai phương pháp chủ yếu: tẩy tế bào chết cơ học và tẩy tế bào chết hóa học. Mặc dù quy trình tẩy tế bào chết cụ thể sẽ tùy thuộc vào các vật liệu và các vùng da cần chú ý trên cơ thể, bạn sẽ tìm thấy có nhiều sự tương đồng trong mọi kỹ thuật. Với thói quen tẩy da chết thích hợp, bạn sẽ có làn da đẹp và mềm mại hơn bao giờ hết.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:Tẩy tế bào chết cơ học
-
1Tắm bồn hoặc tắm vòi sen. Mặc dù không phải là một phần trong quy trình tẩy tế bào chết, nhưng việc ngâm mình trong nước nóng sẽ mở lỗ chân lông, nhờ đó da dễ làm sạch hơn nhiều. Bước này cũng giúp ích cho quá trình tẩy da chết trong phòng tắm, vì bạn cần có sẵn nguồn nước nóng và một chỗ để rửa sạch các vẩy da chết đã bong ra. Dùng loại xà phòng không chứa nước hoa và nhẹ dịu cho da khi tắm. Ngâm ít nhất 15 phút để làm mềm bề mặt da. Bề mặt da hơi "nhăn nheo" một chút cũng tốt. Loại bỏ "da chết" bằng cách dùng tay chà xát lên da. Cách này rất hiệu quả, đặc biệt là ở bàn chân, ngón chân và gót chân.
-
2Mua bọt biển nhám để chà rửa da. Vật liệu này sẽ giúp bạn chà sạch các vẩy da dư thừa, trả lại làn da sạch và mềm hơn trước. Bạn nên chuẩn bị sẵn bọt biển để dùng khi tắm xong. Bạn có thể cảm thấy hơi ráp trên da, nhưng nếu độ ma sát lớn đến mức gây đau thì bông tắm sẽ là vật liệu thay thế thích hợp.[2]
- Bạn cũng có thể dùng khăn mặt có độ nhám để tẩy tế bào chết.
- Bàn chải lông tự nhiên cũng là lựa chọn tốt, nhất là khi bạn chà mặt sau cánh tay và chân.
- Nếu là người thích tự – tay – làm – lấy, bạn có thể nghiên cứu tự làm xơ mướp tại nhà.
-
3Dùng bọt biển nhẹ nhàng chà lên người, bắt đầu từ mắt cá chân. Chà miếng bọt biển lên da bằng chuyển động tròn nhỏ. Nhớ ấn vào một chút sao cho có cảm giác ráp trên da để giúp da chết bong ra. Bạn nên chà từ mắt cá chân lên để kích thích máu lưu thông trong quá trình tẩy da chết.[3]
- Khi tẩy da chết toàn thân, bạn nhớ tập trung hơn vào gót chân, khuỷu tay và đầu gối. Đây thường là những vùng da khô nhất trên cơ thể và cần phải chú ý nhiều hơn.
-
4Thêm cát ướt vào quá trình tẩy da chết. Nếu đã từng đi chân trần trên bãi biển, bạn sẽ nhận thấy những vết chai chân mềm ra. Cát là vật liệu tẩy tế bào chết tự nhiên, và kết cấu hạt của nó rất thích hợp cho việc làm bong các vẩy da chết. Hãy lấy một cốc cát, rót nước vào cho cát mềm và chà lên da. Mặc dù không thể cho thêm sữa tắm hoặc lotion vào cát như cho vào xơ mướp hoặc khăn tắm, nhưng hình dạng linh hoạt của cát sẽ đem lại cho bạn cảm giác thư giãn và dễ chịu khi tẩy tế bào chết bằng cơ học.[4]
- Lưu ý: Dùng cát trong bồn tắm sẽ bừa bộn hơn nhiều so với khi dùng các vật liệu tẩy da chết thông thường. Mặc dù nên thử dùng phương pháp này ít nhất một lần, nhưng có lẽ đây không phải là cách tốt nhất nếu bạn không có nhiều thời gian để dọn dẹp sau đó. Cát lọt xuống ống thoát nước có thể làm hỏng đường ống nếu xảy ra thường xuyên.
- Nếu dùng cát, bạn cần đảm bảo cát phải sạch, thậm chí đã được tẩy trắng, vì cát ngoài thiên nhiên có thể nhiễm vi khuẩn và việc tẩy tế bào chết bằng cát sẽ có hại hơn là lợi. Hãy chọn cát mịn thay vì cát hạt to, vì cát mịn sẽ nhẹ nhàng hơn trên da. Tập trung vào vùng da thô ráp hơn ở cánh tay và chân, vì cát thường có tác dụng mạnh hơn các sản phẩm tẩy tế bào chết khác.
Mẹo từ chuyên gia: Bạn có thể tự làm hỗn hợp tẩy da chết bằng cách trộn muối Epsom hoặc muối hồng Himalaya với dầu ô liu. Bạn cũng có thể trộn đường và dầu để làm hỗn hợp tẩy da chết cho mặt.
-
5Tắm lại bằng nước nóng. Tắm nước nóng sẽ là cách thư giãn và hiệu quả để hoàn tất quy trình tẩy tế bào chết. Dù có khuyến nghị là nên lặp lại quy trình này ít nhất 3 lần mỗi tuần, nhưng bạn sẽ nhận thấy làn da mềm mại hơn chỉ sau một lần thực hiện.
- Kem dưỡng ẩm hoặc bơ hạt mỡ thoa sau khi tắm cũng giúp cho da giữ ẩm tốt hơn, ngay cả khi chỉ tẩy tế bào chết cơ học.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:Tẩy tế bào chết hóa học
-
1Tìm các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học ở cửa hàng. Mặc dù tên gọi “sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học” có thể gây ấn tượng xấu vì gây liên tưởng đến những thứ không tự nhiên và có hại cho da, nhưng thực ra đa số các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học được làm từ nguyên liệu tự nhiên như hoa quả, sữa hoặc đường.[5]
- Nhiều sản phẩm có giá cả tương đối rẻ và dễ tìm tại các siêu thị.
-
2Tắm bồn hoặc tắm vòi sen nước nóng.[6] Tương tự như phương pháp tẩy tế bào chết cơ học, việc tắm nước nóng sẽ mở lỗ chân lông, nhờ đó da sẽ sạch và dễ tẩy tế bào chết hơn. Bạn nên đưa quy trình tẩy tế bào chết vào thời gian biểu để biến nó thành một phần trong thông lệ hàng ngày; nhớ rằng tẩy tế bào chết sẽ có hiệu quả nhất khi được thực hiện đều đặn như một phần trong cuộc sống. Bạn sẽ có làn da mềm mại hơn ngay sau một lần tẩy tế bào chết, nhưng việc thực hiện thường xuyên sẽ đem lại kết quả lâu dài hơn.
-
3Làm sạch da bằng sản phẩm tẩy tế bào chết mua ở cửa hàng. Lấy một chút kem tẩy tế bào chết vào lòng bàn tay và chà lên da. Trước khi chà, bạn cần đảm bảo da phải sạch; nếu không, rất có thể vi khuẩn sẽ lây lan vào da và mặt. Nhẹ nhàng xoa tròn kem tẩy tế bào chết trên da để làm sạch cáu ghét và các tế bào da chết. Bạn cần thật cẩn thận khi tẩy tế bào chết trên mặt. Da mặt không chỉ là vùng da dễ nhận thấy nhất mà còn chứa nhiều dầu hơn các vùng da khác. 3 phút dành cho da mặt thường là đủ; phần da còn lại trên cơ thể thì không cần kỹ lưỡng như da mặt, nhưng dù sao thì bạn vẫn nên cẩn thận.
- Khi tẩy tế bào chết trên mặt, bạn cần tập trung vào khu vực ở giữa mặt, từ trán xuống mũi và cằm. Vùng da này được gọi là “vùng chữ T”, và thường tiết nhiều dầu.
-
4Tắm lại sau khi đã tẩy tế bào chết. Vốc nước vào lòng bàn tay và rửa sạch sản phẩm tẩy tế bào chết. Nhớ rửa thật sạch kem tẩy tế bào chết để đảm bảo không gây kích ứng da. Mặc dù tẩy tế bào chết bằng phương pháp hóa học cần ít yếu tố “vật lý” hơn phương pháp cơ học, nhưng bạn sẽ thấy da cũng mềm và mịn như khi dùng xơ mướp.
-
5Thoa kem dưỡng ẩm. Việc thoa kem dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết sẽ giúp giảm tình trạng khô hoặc kích ứng, đồng thời giữ ẩm tốt hơn.Quảng cáo
Lời khuyên
- Dưỡng ẩm cho da sau khi tẩy tế bào chết là điều cần thiết. Bạn có thể dùng kem, lotion hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên như dầu ô liu, bơ hạt mỡ hoặc lô hội.
- Với da khô, tôi khuyên bạn trộn kem tẩy tế bào chết toàn thân với dầu dưỡng toàn thân để đảm bảo da không bị khô.
- Đừng ra ngoài nắng ngay sau khi tẩy tế bào chết.
- Phần đông mọi người thường chỉ sử dụng một trong hai phương pháp tẩy tế bào chết được mô tả trên đây theo ý thích, nhưng lời khuyên ở đây là nên kết hợp cả hai cách khi tẩy tế bào chết tại nhà. Phương pháp tẩy tế bào chết cơ học có hiệu quả nhất trong việc loại bỏ các vẩy da chết trên bề mặt, nhưng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có tác dụng xử lý ở mức sâu hơn.
- Bạn cũng có thể chà sản phẩm tẩy tế bào chết trên da với xơ mướp hoặc khăn để kết hợp với phương pháp tẩy tế bào chết cơ học.[7] Kết hợp xơ mướp với sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp được khuyên dùng nếu bạn không có nhiều thời gian. Nhớ cẩn thận và chậm rãi hơn khi thực hiện; chà xơ mướp khắp cơ thể và chậm hơn bình thường để các yếu tố hóa học có thời gian phát huy hiệu quả trên da.[8]
- Việc tẩy tế bào chết đem lại nhiều lợi ích. Nếu thường bị nổi mụn, có lẽ bạn sẽ thích thú khi biết rằng việc tẩy tế bào chết sẽ giúp ngăn ngừa nổi mụn bằng cách đánh bật vi khuẩn khỏi các lỗ chân lông trước khi mụn hình thành.[9]
- Tẩy tế bào chết còn có một ích lợi bất ngờ nữa là nó giúp bạn cạo lông sát hơn. [10]
Cảnh báo
- Xơ mướp và các “vật liệu tẩy tế bào chết toàn thân” không được khuyên dùng cho da mặt vì chúng quá nhám ráp.
- Một số sản phẩm tẩy tế bào chết loại rẻ tiền và quá nhiều dầu có thể rất trơn khi bạn dùng trong bồn tắm. Chúng có thể dính dưới sàn bồn tắm, và chất bẩn bong ra trong những lần tắm sau sẽ đóng thành lớp dày trong bồn tắm.
- Trường hợp tẩy tế bào chết quá mạnh có thể xảy ra. Bạn đừng mạnh tay đến mức gây đau. Nếu bạn cảm thấy đau trong quá trình tẩy tế bào chết thì nghĩa là cơ thể bạn đang muốn báo hiệu cho bạn về điều gì đó. Hãy ngừng tay và chờ cho đến khi khỏi kích ứng trước khi tiếp tục với động tác nhẹ nhàng hơn. [11]
- Các sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học có thể chứa các hạt vi nhựa. Các hạt này được làm từ vật liệu không thể phân hủy, và việc sử dụng rộng rãi các hạt vi nhựa có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, do đó chúng đã bị cấm ở một số quốc gia. [12]
Tham khảo
- ↑ http://www.merriam-webster.com/dictionary/exfoliation
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2012/08/23/best-body-scrubs_n_1775582.html
- ↑ healthglamour.com/how-to-exfoliate-the-body/
- ↑ https://www.dermalinstitute.com/us/news/?p=871
- ↑ http://www.annmariegianni.com/exfoliation-whats-safe/
- ↑ http://www.sheknows.com/beauty-and-style/articles/803596/how-to-exfoliate-your-skin
- ↑ http://www.paulaschoice.com/expert-advice/anti-aging/_/how-to-exfoliate-skin
- ↑ http://www.howtoexfoliateskin.com/exfoliation-of-feet-in-particular/
- ↑ http://skincare.allwomenstalk.com/top-notch-benefits-of-exfoliating-your-skin/4/