Bài viết này đã được cùng viết bởi Paul Friedman, MD. Paul Friedman là bác sĩ chuyên khoa da liễu đã từng giành giải thưởng và được ủy ban chứng nhận, chuyên về phẫu thuật da bằng tia laser và phẫu thuật da thẩm mỹ. Bác sĩ Friedman là giám đốc của Trung tâm Da liễu & Phẫu thuật Laser của Houston, Texas và hành nghề tại Trung tâm Điều trị Laser & Phẫu thuật Da của New York. Bác sĩ Friedman là phó giáo sư lâm sàng tại Trường Y khoa thuộc Đại học Texas, Phòng Da liễu và phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại Đại học Y khoa Weill Cornell, Bệnh viện Houston Methodist. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú khoa da liễu tại Trường Y khoa Đại học New York, tại đây ông làm bác sĩ nội trú chính và hai lần được trao giải thưởng danh giá Husik Prize cho các nghiên cứu về phẫu thuật da. Bác sĩ Friedman hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Phẫu thuật Laser & Da của New York và được nhận giải thưởng Young Investigator's Writing Competition Award của Hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ. Được công nhận là bác sĩ hàng đầu trong ngành, ông đã tham gia phát triển các hệ thống laser mới và kỹ thuật trị liệu.
Bài viết này đã được xem 4.127 lần.
Khi phát hiện làn da sạm màu trong gương, chắc hẳn bạn sẽ rất thất vọng, nhưng việc tẩy tế bào chết thường xuyên có thể giúp bạn trông rạng ngời hơn! Da của bạn sẽ tự tái tạo sau mỗi 28 ngày và thường tích tụ tế bào da chết. Việc tẩy tế bào chết sẽ cho bạn làn da tươi tắn hơn. Hãy dùng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học hoặc cơ học (chứa các hạt nhỏ) để làm sạch da mặt và cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với loại da của mình.
Các bước
Tẩy tế bào chết cho da mặt
-
1Dùng các ngón tay để thoa sản phẩm tẩy tế bào chết theo chuyển động tròn. Cho lượng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học hoặc cơ học bằng hạt đậu lên các đầu ngón tay. Tiếp theo, thoa hỗn hợp lên mặt theo chuyển động tròn.[1]
Mát xa toàn bộ khuôn mặt với sản phẩm tẩy tế bào chết trong khoảng 30 giây đến 1 phút.
-
2Rửa sạch sản phẩm tẩy tế bào chết với nước lạnh và thấm khô nước trên mặt. Vỗ nước lên mặt đến khi rửa sạch toàn bộ sản phẩm. Dùng nước lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông. Thấm khô nước trên da bằng khăn sạch, mềm sau khi rửa mặt xong.[2]
- Nếu sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học, bạn cần đảm bảo không còn bất kỳ hạt nhỏ nào bám trên đường chân tóc hoặc trên da. Việc làm sạch sản phẩm tẩy tế bào chết đôi lúc sẽ hơi khó.
-
3Thoa sản phẩm dưỡng ẩm để làm dịu da. Da sẽ có cảm giác hơi khô hoặc căng sau khi tẩy tế bào chết, nên tốt nhất bạn cần dưỡng ẩm cho da. Dùng sản phẩm dưỡng ẩm cho da mặt ngay sau khi tẩy tế bào chết để bổ sung độ ẩm. Hãy chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với da của bạn. Việc còn lại là thoa lượng sản phẩm bằng hạt đậu lên da.[3]
- Nếu sử dụng serum dưỡng da mặt, bạn sẽ thoa serum trước khi dùng sản phẩm dưỡng ẩm.
-
4Tẩy tế bào chết 2-3 lần mỗi tuần. Da sẽ rất đẹp khi bạn tẩy tế bào chết thường xuyên. Tốt nhất bạn nên tẩy tế bào chết tối thiểu 2 lần mỗi tuần. Bạn có thể tẩy tế bào chết 3 lần mỗi tuần nếu da chịu được.[4]
- Nếu sở hữu làn da nhạy cảm, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết một lần mỗi tuần. Hãy thử thực hiện việc này 2-3 lần mỗi tuần và giảm dần khi da ửng đỏ, khô hoặc ngứa.
- Thời điểm tốt nhất để tẩy tế bào chết là vào buổi sáng. Da thường tự tái tạo vào ban đêm, nên buổi sáng là thời điểm tốt nhất để tẩy sạch tế bào da chết.[5]
Cách dùng khác: Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học mỗi ngày vì đây là sản phẩm dịu nhẹ. Tuy nhiên, hãy dừng sử dụng sản phẩm nếu da bị kích ứng.
-
5Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần axit để giảm tình trạng trầy xước da. Sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học thường dịu nhẹ hơn sản phẩm cơ học, nên sẽ ít gây tổn hại cho da. Vì vậy, hãy chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học. Bên cạnh đó, bạn nhớ đọc thông tin trên bao bì để đảm bảo sản phẩm có chứa glycolic acid, lactic acid, beta hydroxy acid hoặc salicylic acid, vốn là các thành phần tẩy tế bào chết. Các thành phần tẩy tế bào chết này có thể dùng thường xuyên như sản phẩm rửa mặt.[6]
- Bạn có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học hằng ngày, nhưng chỉ nên bắt đầu thử dùng 2-3 lần mỗi tuần để biết khả năng chịu đựng của da.
- Đọc thông tin trên sản phẩm tẩy tế bào chết và thực hiện theo hướng dẫn của sản phẩm đã chọn.
-
6Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học được bày bán sẵn hoặc tự làm nếu da của bạn có thể chịu được. Sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học có các hạt nhỏ nên có khả năng làm sạch bề mặt da. Loại sản phẩm này thích hợp để làm sạch tế bào da chết nhưng có thể gây kích ứng da do chà xát. Hãy thử sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học nếu bạn thích cảm giác mịn màng, căng bóng sau khi sử dụng.[7]
- Sản phẩm tẩy tế bào chết bằng muối hoặc đường sẽ dịu nhẹ hơn loại có các hạt nhựa tròn hoặc hạt xay nhỏ
- Bạn có thể tự làm sản phẩm tẩy tế bào chết từ muối hoặc đường bằng cách thêm 2 thìa cà phê (8gr) muối hoặc đường vào sản phẩm rửa mặt thông thường. Một lựa chọn khác là kết hợp 120ml dầu dừa, 2 thìa canh (25gr) đường và 1 thìa cà phê (15ml) nước cốt chanh để làm sản phẩm tẩy tế bào chết tại nhà.
Quảng cáo
Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với da
-
1Chọn bất kỳ sản phẩm tẩy tế bào chết nào đem đến cảm giác thoải mái, nếu bạn sở hữu da thường. Da của bạn có thể chịu được hầu hết sản phẩm tẩy tế bào chết, nhưng có thể bị kích ứng nếu bạn dùng sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thử sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học và cơ học, nhưng dùng vào những ngày khác nhau. Đây là cách giúp bạn trải nghiệm hiệu quả của cả hai loại mà không sợ da bị “quá tải”.[8]
- Ví dụ, bạn có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học vào chủ nhật và sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học vào thứ tư.
- Nếu tẩy tế bào chết 3 lần mỗi tuần, bạn có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học vào chủ nhật và thứ ba, rồi sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học vào thứ sáu.
Chuyên viên thẩm mỹ chính, Rescue Spa NYCDiana Yerkes
Chuyên viên thẩm mỹ chính, Rescue Spa NYCDùng sản phẩm tẩy tế bào chết từ enzyme trong khi tắm. Sản phẩm tẩy tế bào chết từ enzyme là dạng bột có thể dùng được vào buổi sáng như sản phẩm rửa mặt. Làm ướt mặt, dùng bột để tạo bọt và mát xa nhẹ nhàng lên mặt trước khi rửa sạch.
-
2Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học loại mạnh hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học nếu bạn có da dầu. Một số sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học sẽ có tác động mạnh hơn các loại khác. Hãy chọn sản phẩm có ghi BHA trên nhãn hay có tỷ lệ AHA cao. Hoặc, bạn có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học để làm sạch lớp da chết.[9]
- Bạn có thể tẩy tế bào chết 3 lần mỗi tuần nếu có da dầu.
Lời khuyên: Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ nếu bạn có da sẫm màu hoặc nám. Một số sản phẩm tẩy tế bào chết có thể gây tổn hại cho da và khiến da không đều màu.
-
3Dùng khăn để thoa sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học trên vùng da khô, nhạy cảm hoặc dễ nổi mụn. Hãy chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học dịu nhẹ như axít glycolic hoặc axít lactic. Dùng khăn thoa sản phẩm để tăng hiệu quả tẩy tế bào chết. Tiếp theo, bạn sẽ dùng sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học dịu nhẹ để tẩy lớp da chết một hoặc hai lần mỗi tuần.[10]
- Nếu da bị kích ứng, bạn sẽ dùng các ngón tay để thoa hỗn hợp thay vì dùng khăn.
Chuyên viên thẩm mỹ chính, Rescue Spa NYCDiana Yerkes
Chuyên viên thẩm mỹ chính, Rescue Spa NYCSử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết ở mức vừa phải. Nếu bạn sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết, nước cân bằng da có hiệu quả tẩy tế bào chết và sản phẩm rửa mặt tẩy tế bào chết, da sẽ bị “quá tải”. Hãy cân bằng việc kết hợp sản phẩm sao cho phù hợp với da của bạn.
Quảng cáo
Tẩy tế bào chết trên cơ thể
-
1Sử dụng sữa tắm tẩy tế bào chết để tẩy tế bào chết hằng ngày trong khi tắm. Hãy chọn sữa tắm có thành phần tẩy tế bào chết hóa học hoặc cơ học như đường, muối, hoặc hạt nhựa. Vì da trên cơ thể dày hơn, bạn có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết mạnh hơn để tẩy da thường xuyên. Tẩy tế bào chết mỗi ngày bằng sữa tắm tẩy tế bào chết để da trông mềm mịn.[11]
- Nếu da có cảm giác khô hoặc bị kích ứng, bạn có thể giảm số lần sử dụng sữa tắm. Hãy dùng sản phẩm 2-3 lần mỗi tuần.
Bạn đã biết chưa? Các hạt nhựa có thể làm tăng mức độ ô nhiễm cho vòng tuần hoàn nước, nên bạn cần tránh sử dụng sản phẩm này. May mắn thay, đường, muối và sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học đều rất thích hợp cho da!
-
2Tẩy tế bào chết hàng tuần với sản phẩm từ đường hoặc muối để da trông đẹp hơn. Nếu bạn muốn da thực sự mềm mịn, hãy dùng sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học một lần mỗi tuần để cải thiện làn da. Làm ướt da, mát xa sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học trên toàn thân trước khi tắm. Bắt đầu từ vai, rồi mát xa sản phẩm tẩy tế bào chết xuống đến các ngón chân. Đặc biệt chú ý đến khuỷu tay, đầu gối và cổ chân vì đây là nơi thường tích tụ da chết.[12]
- Nếu không sử dụng sữa tắm tẩy tế bào chết, bạn có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết toàn thân hai lần mỗi tuần, nếu thích.
- Bạn có thể mua sản phẩm tẩy tế bào chết công nghiệp hoặc tự làm tại nhà. Để làm sản phẩm tẩy tế bào chết đơn giản, bạn chỉ cần kết hợp đường nâu hoặc muối cùng dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc dầu hạnh nhân ngọt với lượng bằng nhau.
-
3Chà những đường ngắn và nhẹ nhàng nếu bạn sử dụng bàn chải khô hoặc mút xốp. Bàn chải hoặc mút xốp cho phép bạn tẩy tế bào chết một cách dễ dàng mà không cần dùng thêm sản phẩm. Hãy dùng bàn chải hoặc mút xốp hằng ngày trước khi tắm, khi da còn khô. Bắt đầu từ vai và di chuyển dần xuống chân. Di chuyển bàn chải hoặc mút xốp trên da theo những đường ngắn, nhẹ nhàng để làm sạch da chết.[13]
- Việc sử dụng bàn chải hoặc mút xốp có thể gây kích ứng da, đặc biệt là đối với da nhạy cảm. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn nên dùng bản chải hoặc mút xốp một lần mỗi tuần hoặc chuyển sang cách tẩy tế bào chết khác.
-
4Thoa sản phẩm dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết để nuôi dưỡng da. Da thường bị khô hoặc ngứa sau khi tẩy tế bào chết. May mắn thay, bạn có thể làm dịu tình trạng này bằng cách thoa sản phẩm dưỡng da toàn thân. Hãy thoa sản phẩm dưỡng ẩm yêu thích của bạn lên da một cách nhẹ nhàng ngay sau khi tắm xong.[14]
- Lấy khoảng một cốc nhỏ sản phẩm dưỡng ẩm để thoa lên toàn cơ thể. Bạn luôn có thể lấy thêm sản phẩm nếu cần.
Quảng cáo
Cảnh báo
- Xin bác sĩ da liễu cho bạn sản phẩm tẩy tế bào chết dạng thuốc nếu da bị dị ứng.[15]
- Đừng tẩy tế bào chết khi da có vết thương, vết cắt hoặc cháy nắng vì việc này khiến da bị kích ứng hoặc tăng mức độ tổn thương.[16]
- Việc tẩy tế bào chết quá thường xuyên có thể gây tổn thương cho da. Bạn chỉ nên thực hiện việc này một hoặc hai lần mỗi tuần, rồi giảm số lần khi da bị kích ứng.[17]
Tham khảo
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://www.self.com/story/how-often-you-should-exfoliate-your-face
- ↑ https://stylecaster.com/beauty/how-to-exfoliate/
- ↑ https://www.self.com/story/how-often-you-should-exfoliate-your-face
- ↑ https://www.self.com/story/how-often-you-should-exfoliate-your-face
- ↑ https://www.glamour.com/story/whats-the-deal-with-exfoliatin
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://stylecaster.com/beauty/the-dos-and-donts-of-exfoliating-your-body/
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://www.self.com/story/how-often-you-should-exfoliate-your-face
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation