X
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.355 lần.
Để tạo một video truy cập mở và được cấp phép mở, bạn sẽ cần tới một tập hợp các công cụ phần mềm nguồn mở và cả các công cụ cấp phép mở như của Creative Commons. Bài viết này giúp bạn thực hiện được điều đó.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 2:
Giới thiệu truy cập mở
-
1Định nghĩa truy cập mở. Vài trích đoạn dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi: Truy cập Mở là gì?
- Truy cập mở [1] tới tư liệu là cụm từ ngụ ý về tính sẵn sàng, miễn phí và công khai trên Internet, cho phép bất kỳ người sử dụng nào đọc, tải về, sao chép, phân phối, in, tìm kiếm, hoặc liên kết tới toàn văn các bài báo đó, đi sâu vào chúng để đánh chỉ mục, truyền tải chúng dưới dạng dữ liệu tới phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác, mà không có các rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật, ngoại trừ những rào cản gắn liền với sự truy cập tới bản thân Internet.
- Vào đầu thế kỷ 21 đã nổi lên phong trào Truy cập Mở - OA (Open Access) với Sáng kiến Truy cập Mở Budapest - BOAI (Budapest Open Access Initiative). Triết lý của truy cập mở là để cung cấp sự truy cập miễn phí và không có rào cản tới công trình nghiên cứu và các ấn phẩm của nó mà không có các hạn chế về bản quyền. Phong trào đó có sự hỗ trợ từ các nhà khoa học lớn nhất, các nhà giáo dục, các nhà xuất bản, các cơ sở nghiên cứu, các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức thư viện. Các tuyên bố OA khác ở Berlin và Bethesda đã mang lại cho nó một vị thế mạnh mẽ. Triết lý của nó là: những công trình nghiên cứu được những người đóng thuế cấp vốn sẽ được cung cấp cho những người đóng thuế miễn phí. Nguồn: Giới thiệu Truy cập Mở, UNESCO xuất bản năm 2015, trang 5-6 hoặc Introduction to Open Access, UNESCO xuất bản năm 2015, page 4.
-
2Công cụ phần mềm cho truy cập mở.
- Cũng theo UNESCO [2]
thì: Truy cập mở - OA (Open Access) ngụ ý truy cập tự do tới thông tin và sử dụng không có giới hạn các tài nguyên điện tử đối với bất kỳ ai. Bất kỳ dạng nội dung điện tử nào cũng có thể là OA, từ các văn bản và dữ liệu cho tới các phần mềm, audio, video, và đa phương tiện. Trong khi hầu hết chúng chỉ có liên quan tới các văn bản thì số lượng văn bản tích hợp với hình ảnh, dữ liệu, và mã thực thi được cũng đang ngày một gia tăng. OA cũng có thể áp dụng cho các nội dung phi hàn lâm, như âm nhạc, phim ảnh và các tiểu thuyết. Một ấn phẩm được coi là OA nếu:
- nội dung của nó truy cập được tự do, độc giả không mất chi phí qua Internet hoặc phương tiện khác;
- tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền trao cho tất cả những người sử dụng quyền để sử dụng, sao chép, hoặc phân phối bài viết với điều kiện thừa nhận ghi công thích hợp một cách không thể hủy bỏ và vô hạn;
- nó được ký gửi, tức thì, đầy đủ và ở dạng điện tử phù hợp, ít nhất vào một kho truy cập mở được thừa nhận quốc tế và rộng rãi, cam kết truy cập mở.
- Truy cập Mở từng là kết quả của sự không thỏa mãn của các nhà nghiên cứu với các mô hình giá thành của các nhà xuất bản khoa học, và các nhà xuất bản khoa học kiếm lợi nhuận khổng lồ từ các nghiên cứu được tài chính nhà nước cấp vốn để hưởng lợi tất cả. Internet đã mở ra một thế giới mới và đã làm cho Truy cập Mở trở thành khả thi. Khả năng đó không chỉ là tải thông tin về mà còn là đăng tải thông tin lên, ngoài ra, còn là sự phát triển phần mềm để cung cấp và quản lý các dịch vụ truy cập mở. Phần mềm nguồn mở là đồng nghĩa với Truy cập Mở, vì nguyên tắc được chia sẻ của ‘tính mở’ và những lợi ích của nó. Nguồn: Hạ tầng Truy cập Mở, UNESCO xuất bản năm 2015, trang 7-8 hoặc Open Access Infrastructure, page 5
Quảng cáo - Cũng theo UNESCO [2]
thì: Truy cập mở - OA (Open Access) ngụ ý truy cập tự do tới thông tin và sử dụng không có giới hạn các tài nguyên điện tử đối với bất kỳ ai. Bất kỳ dạng nội dung điện tử nào cũng có thể là OA, từ các văn bản và dữ liệu cho tới các phần mềm, audio, video, và đa phương tiện. Trong khi hầu hết chúng chỉ có liên quan tới các văn bản thì số lượng văn bản tích hợp với hình ảnh, dữ liệu, và mã thực thi được cũng đang ngày một gia tăng. OA cũng có thể áp dụng cho các nội dung phi hàn lâm, như âm nhạc, phim ảnh và các tiểu thuyết. Một ấn phẩm được coi là OA nếu:
Phần 2
Phần 2 của 2:
Tạo video truy cập mở
-
1Lược đồ tạo video truy cập mở.
- Lược đồ tạo video truy cập mở.
- Bạn có thể tạo được các video truy cập mở, được cấp phép mở hoàn toàn tuân thủ định nghĩa và các nguyên lý của truy cập mở, bằng việc sử dụng các phần mềm có thể được truy cập mở, các phần mềm nguồn mở, bao gồm cả hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng, các công cụ cấp phép mở, các kho tài nguyên truy cập mở, được cấp phép mở có sẵn trên Internet và/hoặc do tự bạn tạo ra, bất kể các tài nguyên đó là văn bản, hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện (video) hay dữ liệu.
-
2Sử dụng các công cụ nguồn mở để tạo video truy cập mở. Bạn có thể sử dụng các phần mềm nguồn mở và các công cụ nguồn mở sau đây để tạo video truy cập mở, được cấp phép mở:
- Phần mềm hệ điều hành nguồn mở, như GNU/Linux Ubuntu[3] , Fedora[4] , …
- Phần mềm nguồn dùng để tạo video và audio, như OpenShot, Kazam, Audacity … Với các phần mềm nguồn mở tạo video như OpenShot[5] , bạn có thể dễ dàng tạo ra các video với đầy đủ các thành phần từ các đối tượng khác nhau như: hình ảnh, video, âm thanh, văn bản và tính năng chuyển tiếp (transition), như hình bên dưới.
- Các kho tài nguyên truy cập mở, được cấp phép mở cung cấp các tài nguyên truy cập mở, được cấp phép mở có sẵn trên Internet để cung cấp tài nguyên cho video bạn tạo ra, với các dạng tài nguyên khác nhau như:
- Văn bản, như các kho OpenStax, DOAB, DOAJ, ...
- Hình ảnh, như các kho Pexels, Noun Project, bằng các công cụ tìm kiếm của Google, Creative Commons, ...
- Âm thanh, như các kho Jamendo, ccMixter, MUSOPEN, ...
- Đa phương tiện (video), như các kho Vimeo, YouTube, …
- Dữ liệu, như các kho OpenAIRE, Zenodo, …
- Các dạng tài nguyên khác nhau như ở trên, nhưng do tự bạn tạo ra.
- Bộ chọn giấy phép mở Creative Commons[6] , Bộ sinh giấy phép mở Creative Commons khi kết hợp 2 tài nguyên[7] , Trình giúp cấp phép mở và ghi công của dự án Open Washington[8] .
- Các kho để bạn tải lên các tài nguyên video truy cập mở, được cấp phép mở có sẵn trên Internet như Vimeo, YouTube, …
-
3Rà soát lại ngang hàng. Việc rà soát lại ngang hàng là rất quan trọng để nâng cao liên tục chất lượng của các video truy cập mở, được cấp phép mở. Rà soát lại ngang hàng có thể được thực hiện trước và/hoặc sau thời điểm cấp phép mở cho video được tạo ra, nó phần lớn tương ứng với việc triển khai rà soát lại ngang hàng tại cơ sở/thư viện của (các) tác giả và của cộng đồng mạng - những người sử dụng các video đó trên toàn cầu.
-
4Sử dụng các bài viết trên wikihow.vn để làm kịch bản tạo video truy cập mở. Bạn có thể sử dụng các bài viết trên wikihow.vn để làm kịch bạn tạo video truy cập mở rất tốt. Lưu ý là các nội dung trên wikihow.vn được cấp giấy phép [9] CC BY-NC-SA 3.0. Điều này có nghĩa là bạn có thể tùy biến sửa đổi các nội dung các bài viết trên wikihow.vn để tạo ra các tác phẩm phái sinh, nhưng các tác phẩm phái sinh đó cũng phải mang giấy phép hệt như bản gốc của nó, nghĩa là giấy phép CC BY-NC-SA 3.0.Quảng cáo
Khuyến cáo
- Bạn có thể sử dụng các bài viết trên wikihow.vn để làm kịch bản tạo các video truy cập mở rất tốt. Để có thể làm điều này, bạn nên xem bài: Viết bài trên wikihow.vn.
- Học soạn thảo video bằng OpenShot trên wikihow.vn
- Kazam: Cài đặt Kazam và Sử dụng Kazam để ghi màn hình
- Học soạn thảo âm thanh với Audacity trên wikihow.vn
Tham khảo
- ↑ https://en.unesco.org/open-access/what-open-access
- ↑ https://en.unesco.org/open-access/what-open-access
- ↑ https://www.ubuntu.com/
- ↑ https://getfedora.org/
- ↑ http://www.openshot.org/
- ↑ https://creativecommons.org/choose/
- ↑ http://www.openaccesstextbooks.org/cc_tool/license_generator.html
- ↑ http://www.openwa.org/attrib-builder/
- ↑ https://www.wikihow.vn/wikiHow:-Creative-Commons
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo