Bài viết này có đồng tác giả là Bess Ruff, MA, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 10.147 lần.
Học cách tạo ra tĩnh điện là một thí nghiệm thú vị giúp bạn học hỏi thêm về khoa học vật lý. Tùy vào mục đích của bạn, bạn có thể tạo ra tĩnh điện bằng nhiều cách khác nhau. Để tạo ra dòng điện nhỏ, bạn có thể chà chiếc vớ lên thảm hoặc chà áo lông thú lên bao ni-lông hoặc quả bong bóng. Để tạo ra dòng điện lớn hơn, bạn hãy tự chế tạo thiết bị nghiệm tĩnh điện bằng các vật dụng trong nhà.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:Tạo ra tĩnh điện bằng vớ và thảm
-
1Đi một đôi vớ khô và sạch. Vớ càng sạch thì dẫn điện càng tốt. Nếu vớ ướt hay bẩn thì sẽ không có đủ lực bám với sàn nhà nên có thể không tạo ra tĩnh điện.[1]
- Vớ còn ấm mới vừa lấy ra từ máy sấy có khả năng dẫn điện tốt nhất.
- Mặc dù đa số các loại vớ đều có thể tạo ra tĩnh điện, nhưng vớ len là hiệu quả nhất.
-
2Đi lê chân nhẹ nhàng trên thảm. Bước đi nhanh trong khi kéo lê bàn chân nhẹ nhàng trên thảm. Tránh trượt bàn chân hay bước đi với lực quá mạnh vì việc này có thể khiến tĩnh điện phóng sớm và không tích đủ năng lượng để tạo tia lửa.[2]
- Thường thì thảm ni-lông có thể tạo ra tĩnh điện tốt nhất, nhưng đa số thảm đều tạo được tia lửa điện.[3]
-
3Chạm vào vật kim loại hay một người khác. Sau khi chà vớ lên thảm, bạn hãy đưa tay chạm vào một vật kim loại hay một người gần đó. Bạn sẽ biết mình có tạo ra tĩnh điện hay không bằng cách cảm nhận cú giật hay tia lửa phát ra từ người bạn đến người hay vật đó.
- Nếu bạn không cảm thấy bị giật nhẹ thì tiếp tục lê chân trên thảm và thử lại.
- Xin phép người đó trước khi chạm vào họ vì không phải ai cũng thích bị điện giật.
-
4Tránh chạm vào các thiết bị điện tử. Trong thiết bị điện tử có con chip có thể bị dòng tĩnh điện làm hỏng hoặc hoạt động sai chức năng. Trước khi chạm vào đồ điện tử, bạn hãy cởi vớ và chạm vào một vật khác để xả hết tĩnh điện.[4]
- Cho dù thiết bị điện tử có vỏ bảo vệ, nó vẫn có thể bị hỏng do sốc tĩnh điện.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:Chà quả bong bóng vào cuộn len để tạo ra tĩnh điện
-
1Thổi một quả bong bóng và thắt nút ở đầu. Kéo dài cổ quả bong bóng và đưa nó lên miệng. Hít một hít thở sâu qua mũi và che hai bên miệng trong khi bạn thổi vào quả bong bóng. Đầu tiên bạn phải thổi mạnh để quả bong bóng bắt đầu căng ra, nhưng sau đó bạn sẽ thổi tiếp dễ dàng hơn. Khi quả bóng phồng đến kích thước phù hợp, bạn phải thắt nút ở đầu để giữ không khí trong quả bong bóng. Bạn có thể thắt nút dễ dàng bằng cách quấn phần đầu quanh hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của tay không thuận. Sau đó, nhẹ nhàng tách hai ngón tay ra và kéo đầu quả bong bóng qua khoảng trống đó, tạo thành một nút thắt.[5]
- Trong thí nghiệm này, bạn phải dùng bong bóng cao su. Bong bóng phủ ánh kim loại sẽ không tạo ra điện khi chà vào cuộn len.
-
2Chà quả bong bóng vào cuộn len. Một tay cầm quả bong bóng, tay còn lại cầm cuộn len. Nhấn cuộn len vào quả bong bóng và chà mạnh vào nhau tối thiểu 5-10 giây.[6]
- Nếu bạn không có cuộn len thì có thể chà vào tóc hay áo len/áo thun.
-
3Cầm quả bong bóng gần một lon sô-đa rỗng để kiểm tra. Đặt lon sô-đa nằm ngang trên một bề mặt phẳng, sau đó đưa quả bong bóng đến gần mà không chạm vào lon. Nếu lon bắt đầu lăn ra xa quả bong bóng thì chứng tỏ quả bong bóng có điện.[7]
- Bạn cũng có thể kiểm tra sự dẫn điện bằng cách cầm quả bóng bóng gần tóc. Nếu tóc của bạn bay lên chạm vào quả bong bóng, nghĩa là bạn đã tạo ra tĩnh điện.
- Bạn cũng có thể để quả bong bóng dính trên bức tường gần đó (thí nghiệm này dễ làm hơn vào mùa đông và ở nơi có khí hậu khô hanh). Bạn nên ghi nhận lại bề mặt dùng để chà quả bong bóng, số lần phải chà, và quả bong bóng có thể dính trên tường bao lâu.
-
4Chà quả bong bóng vào vật kim loại để xả hết điện. Kim loại là chất dẫn điện rất tốt nên có thể dẫn hết điện từ quả bong bóng. Cũng giống như những gì bạn làm với cuộn len, hãy chà vật kim loại vào quả bong bóng khoảng 5-10 giây. Sau đó, bạn có thể lặp lại thí nghiệm này.[8]Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:Chế tạo thiết bị nghiệm tĩnh điện
-
1Chọc 2 lỗ trên một cái cốc xốp và đẩy ống hút qua lỗ. Đâm cây bút chì hay que xiên qua 2 vị trí ở đáy cốc xốp. Hai lỗ phải nằm cách xa nhau bằng với khoảng cách của chúng đến miệng cốc. Đút ống hút nhựa qua hai lỗ sao cho một phần ống thò ra ngoài.[9]
- Thận trọng khi làm việc với các vật sắc nhọn như cây xiên.
-
2Dán 4 cục đất sét nhỏ trên miệng cốc, sau đó đặt cốc lên chảo nướng. Dùng ngón tay vê 4 cục đất sét nhỏ có chiều dài và chiều rộng khoảng 1,5cm và gắn chúng lên miệng cốc với khoảng cách đều nhau. Sau đó, úp cốc xuống và đặt nó vào chính giữa cái chảo nướng bằng nhôm.[10]
- Sau khi đặt cốc lên chảo, bây giờ ống hút sẽ nằm ở trên.
-
3Cắt một sợi chỉ và cột nó vào lá nhôm hình vuông cạnh 2,5cm. Cắt một lá nhôm hình vuông có cạnh 2,5cm. Sau đó, cắt một sợi chỉ dài khoảng 2-3 lần khoảng cách từ ống hút đến mép chảo. Vê lá nhôm quanh đầu sợi chỉ thành viên tròn.[11]
-
4Dán đầu còn lại của sợi chỉ vào ống hút. Thắt sợi chỉ vào cả hai đầu ống hút nhô ra từ cốc. Dán băng keo vào đầu sợi chỉ để giữ cố định, sau đó điều chỉnh ống hút sao cho lá nhôm treo đu đưa gần chạm vào mép chảo.[12]
- Nếu sợi chỉ quá dài và không treo lơ lửng trong không khí thì bạn cắt nó đến kích thước cần thiết.
-
5Kiểm tra thiết bị nghiệm tĩnh điện bằng cách đặt nó bên cạnh quả bong bóng đã tích điện. Tích điện cho quả bong bóng bằng cách chà nó vào tóc hay miếng lông thú và đặt lên bàn. Đặt thiết bị bên cạnh quả bong bóng. Nếu quả bong bóng có điện thì lá nhôm sẽ dịch chuyển ra xa quả bong bóng.[13]Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://stormhighway.com/sparkhome.php
- ↑ https://www.livescience.com/4077-shocking-truth-static-electricity.html
- ↑ https://intranet.birmingham.ac.uk/hr/documents/public/hsu/information/electrical/staticelectricity.pdf
- ↑ http://stormhighway.com/sparkhome.php
- ↑ https://sciencebob.com/roll-a-can-with-static-electricity/
- ↑ https://sciencing.com/build-up-static-electricity-hands-8496333.html
- ↑ https://sciencebob.com/roll-a-can-with-static-electricity
- ↑ https://sciencing.com/build-up-static-electricity-hands-8496333.html
- ↑ https://www.sciencebuddies.org/science-fair-projects/project-ideas/Elec_p023/electricity-electronics/how-well-do-different-materials-create-static-electricity#summary
- ↑ https://www.scientificamerican.com/article/static-science-how-well-do-different-materials-make-static-electricity/
- ↑ https://www.exploratorium.edu/snacks/electroscope
- ↑ https://www.exploratorium.edu/snacks/electroscope
- ↑ https://www.scientificamerican.com/article/static-science-how-well-do-different-materials-make-static-electricity/