Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu bạn thích tham gia các hoạt động ngoài trời vào mùa hè thì ít nhiều gì bạn cũng bị muỗi đốt. Mặc dù các vết đốt của muỗi có thể ngứa và khó chịu, nhưng tin tốt là chúng thường tự khỏi trong vòng 2-3 ngày. Trong thời gian đó, bạn có thể thử áp dụng vài phương pháp để giảm kích ứng và ngứa để vết đốt lặn nhanh hơn.

1

Cố gắng không gãi

  1. Gãi là hành động có thể khiến vết đốt bị nhiễm trùng. Một khi đã nhiễm trùng thì vết đốt sẽ rất lâu khỏi, do đó tốt nhất là bạn nên tránh gãi. Vết đốt sẽ ngứa nên việc này sẽ không dễ dàng, nhưng chúng tôi sẽ bày cho bạn vô khối mẹo để đối phó! Đánh lạc hướng bản thân với các hoạt động khác cũng là một cách để giúp bạn quên đi cảm giác ngứa.[1]
    • Nếu bạn có con nhỏ bị muỗi đốt mà trẻ không thể ngừng gãi, hãy cắt móng tay cho trẻ để bé không gãi được dễ dàng.
    Quảng cáo
2

Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước

3

Chườm đá lên vết đốt

  1. Liệu pháp chườm đá sẽ giúp giảm ngứa và sưng. Bọc túi chườm đá hoặc túi đá viên trong khăn và chườm lên vùng da bị muỗi đốt trong khoảng 10 phút. Cách này sẽ làm dịu cơn ngứa và giảm sưng, nhờ đó vết đốt sẽ đỡ bị kích ứng.[3]
    • Nếu không có sẵn túi đá, bạn có thể thay thế bằng khăn mát.
    • Bạn có thể chườm lạnh mỗi ngày vài lần khi vết muỗi đốt bị sưng hoặc ngứa.
    Quảng cáo
4

Thoa lotion calamine lên vết đốt

  1. Bạn có thể dùng lotion calamine hoặc kem hydrocortisone (trị ngứa) thoa lên vết đốt. Chấm một lượng nhỏ một trong hai sản phẩm này lên vết muỗi đốt để làm dịu da đang bị viêm. Bôi kem 3-4 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng biến mất.[4]
    • Bạn có thể mua các sản phẩm này tại hiệu thuốc. Nhớ đọc nhãn sản phẩm và tuân theo hướng dẫn sử dụng ở mặt sau!
5

Chấm hỗn hợp muối nở lên vết đốt

  1. Muối nở có tác dụng giảm ngứa và kích ứng. Trộn 3 thìa cà phê ( 15 ml) muối nở với 1 thìa cà phê (5 ml) nước để tạo thành hỗn hợp bột nhão. Chấm hỗn hợp lên vết muỗi đốt, đợi khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.[5]
    • Thực hiện mỗi ngày vài lần cho đến khi vết đốt lành.
    • Đây là một liệu pháp thay thế nếu bạn không tìm được lotion calamine hoặc kem hydrocortisone.
    Quảng cáo
6

Xoa lô hội lên vùng da bị muỗi đốt

  1. Lô hội có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm da bị viêm. Mua một tuýp gel lô hội ở hiệu thuốc và xoa nhẹ gel lên vết muỗi đốt. Để gel lô hội trên da cho ngấm vào da, giúp giảm ứng đỏ và kích ứng. [6]
    • Dù không phổ biến lắm, nhưng lô hội có thể gây kích ứng da ở một số người. Nếu thấy da đỏ hoặc phát ban sau khi bôi gel lô hội, bạn hãy lập tức dùng nước mát rửa sạch.
7

Sử dụng nước cây phỉ để giảm đỏ

  1. Cây phỉ có công dụng trị ngứa và chống viêm. Dốc một ít nước cây phỉ vào bông gòn và chấm nhẹ lên vết đốt. Bạn có thể mua chiết xuất cây phỉ ở hầu hết các hiệu thuốc.
    • Các nghiên cứu về hiệu quả của cây phỉ cho thấy các kết quả trái ngược, nhưng bạn cũng không mất gì khi thử dùng liệu pháp này! Nước cây phỉ là một chất làm se nhẹ dịu và tự nhiên.[7]
    Quảng cáo
8

Thử ngâm muối Epsom

  1. Muối Epsom có thể giúp làm dịu, giảm ngứa và sưng. Tích nước lạnh hoặc nước ở nhiệt độ phòng vào bồn tắm và hoà tan muối Epsom vào nước theo hướng dẫn trên bao bì. Ngâm trong bồn tắm khoảng 30 phút đến 1 tiếng, đảm bảo vùng da bị muỗi đốt luôn ngập trong nước.[8]
    • Các nghiên cứu về tính hiệu quả của muối Epsom với các vết đốt của côn trùng không cho kết quả rõ ràng, nhưng bạn có thử thì cũng chẳng hại gì.
9

Uống thuốc kháng histamine

  1. Thuốc kháng histamine không kê toa có thể giảm sưng và ngứa xung quanh vết đốt. Đến hiệu thuốc mua một loại thuốc kháng histamine không kê toa như Benadryl hoặc Chlor-Trimeton. Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc để giảm các triệu chứng và đỡ ngứa.[9]
    • Nếu bạn đang chữa vết muỗi đốt cho trẻ nhỏ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc nào.
    Quảng cáo
10

Giảm ngứa bằng lực ấn chặt

  1. Sử dụng một vật nhỏ ấn lên vết muỗi đốt để giảm ngứa. Nếu cơn ngứa trở nên khó đối phó, bạn hãy ấn một vật nhỏ như nắp bút hoặc đồng xu lên vết đốt. Giữ như vậy khoảng 10 giây, sau đó bỏ ra. Bạn sẽ cảm thấy đỡ ngứa một chút và có thể thực hiện nhiều lần khi cần.[10]
    • Bạn cũng có thể ấn móng tay lên vết đốt.
    • Các vết muỗi đốt thường ngứa 3-4 ngày.
11

Gọi cho bác sĩ nếu vết muỗi đốt nhiễm trùng

  1. Các vết đốt bị nhiễm trùng cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu nghi ngờ vết muỗi đốt bị nhiễm trùng, bạn cần hẹn gặp bác sĩ. Thông thường, các vết muỗi đốt không khỏi sau 4 hoặc 5 ngày sẽ cần được chăm sóc y tế. Các dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng nhiễm trùng bao gồm:[11]
    • Các vệt đỏ xấut hiện bên trên vết đốt ban đầu
    • Sưng hạch bạch huyết
    • Ớn lạnh
    • Vết đốt có mủ
    • Cảm giác ấm ở vết đốt
    • Sốt
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đánh lạc hướng bản thân bằng cách xem tivi hoặc lướt web để quên vết muỗi đốt.

Cảnh báo

  • Bạn có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vết muỗi đốt. Nổi mề đay nặng, thở khò khè và sưng họng là các triệu chứng cho thấy bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.[12]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 3.270 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 3.270 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo