Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi môi nứt nẻ, chắc hẳn bạn sẽ không dùng son dưỡng vì muốn tránh các nguyên liệu nhân tạo có trong một số sản phẩm và vì lý do chính đáng khác. Hương liệu, màu nhân tạo và chất làm dịu môi trong son dưỡng có thể gây kích ứng môi và khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.[1] Hoặc, có lẽ bạn không có sẵn son dưỡng môi nhưng muốn cải thiện tình trạng của môi mà không cần chạy ra cửa hàng. Đừng lo! Bạn luôn có thể làm dịu và làm lành môi một cách tự nhiên bằng cách tránh gây kích ứng, áp dụng một số cách đơn giản để bảo vệ môi và thoa sản phẩm dưỡng ẩm và làm dịu môi tự nhiên.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tránh gây kích ứng môi

  1. 1
    Không liếm môi. Việc liếm môi tạm thời làm ẩm môi nhưng lại không tốt cho môi. Nước bọt sẽ gây kích ứng môi và việc liên tục liếm môi cũng sẽ làm mất lượng dầu tự nhiên bảo vệ và giữ độ ẩm cho môi.[2]
  2. 2
    Thở bằng mũi. Việc bạn thường xuyên thở bằng miệng sẽ khiến môi trở nên khô hơn.[3] Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang bị cảm và bị khô môi, thuốc trị nghẹt mũi sẽ giải quyết cả hai tình trạng này.
  3. 3
    Không bóc các lớp da chết. Thay vào đó, bạn sẽ làm mềm lớp da chết bằng dầu dưỡng ẩm như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân và để lớp da chết tự bong ra. Việc bóc lớp da chết quá sớm sẽ để lộ lớp da non đau đớn.[4]
  4. 4
    Không ăn thực phẩm chua, mặn hoặc cay. Tất cả thực phẩm kể trên có thể gây thêm kích ứng cho môi đã tổn thương. Vì vậy, hãy tránh những thực phẩm sau:[5]
    • Hoa quả thuộc họ cam quýt như bưởi hoặc nước cam
    • Bỏng ngô hoặc các loại hạt
    • Cánh gà sốt cay hoặc sốt salsa
  5. 5
    Bỏ các loại kem đánh răng có hương liệu tổng hợp như bạc hà và sodium lauryl sulfate (SLS). Cả hai thành phần này đều gây dị ứng và làm cho phần da bị kích ứng trở nên trầm trọng hơn. Hãy xem danh sách này để biết loại kem đánh răng nào không có chứa SLS.[6]
  6. 6
    Tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Ánh nắng và gió là hai nguyên nhân chính khiến môi nứt nẻ. Nếu môi đang bị tổn thương, ánh nắng sẽ khiến môi trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt khi bạn không thể dùng kem chống nắng cho môi nứt nẻ để tránh tăng kích ứng.[7]
  7. 7
    Tránh xa nơi có khí hậu khắc nghiệt. Gió và sự hanh khô có thể khiến môi khô và nứt nẻ nhanh chóng. Bạn nên dành nhiều thời gian ở trong nhà để môi có thể lành lại.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Dùng sản phẩm dưỡng ẩm và làm lành tự nhiên

  1. 1
    Thoa mỡ khoáng hoặc sáp ong lên môi. Đây là hai phương pháp chính được Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khuyên áp dụng.[8] Sáp ong chứa keo ong - một loại kháng sinh tự nhiên có hiệu quả làm lành da.[9] Mỡ khoáng là một thành phần có khả năng cấp ẩm và bảo vệ môi.
  2. 2
    Dùng dưa chuột để đắp hoặc chà lên môi khoảng 5 phút. Dưa chuột được chứng minh có khả năng cấp ẩm hiệu quả vì chứa vitamin B5,[10] và còn có hiệu quả làm dịu da cũng như giảm viêm.[11]
    • Hoặc, bạn có thể thoa nước ép dưa chuột lên môi nhiều lần trong ngày.
  3. 3
    Dùng dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa thay cho son dưỡng môi. Đây là hai loại dầu cấp ẩm cho bạn đôi môi mềm mại. Bên cạnh đó, dầu hạnh nhân và dầu dừa còn có khả năng kháng viêm.[12] Hơn nữa, dầu dừa đẩy nhanh quá trình phục hồi, giảm nguy cơ viêm nhiễm và giảm đau, nên phù hợp với môi nứt nẻ.[13]
    • Một số loại dầu khác mà bạn có thể dùng cho môi nứt nẻ gồm có dầu ô liu, dầu jojoba, dầu hạt cải và dầu mù tạc. Những loại dầu này cấp ẩm và bảo vệ môi nhưng lại không có khả năng làm lành da tốt như dầu hạnh nhân và dầu dừa.
  4. 4
    Thoa bơ ca cao hoặc bơ hạt mỡ lên môi. Hai loại bơ này có khả năng cấp ẩm và kháng viêm, nên rất hiệu quả trong việc giữ ẩm và bảo vệ môi. Bơ ca cao và bơ hạt mỡ cũng chứa chất chống ô-xi hóa giúp môi tránh được tổn thương do ánh nắng.[14] [15]
  5. 5
    Nhỏ vài giọt kem sữa lên môi. Chất béo trong kem sữa có hiệu quả cấp ẩm cho môi dù không có khả năng kháng viêm và làm lành da như các loại dầu và bơ khác. Mặc dù vậy, nếu bạn không có sẵn loại dầu hoặc bơ thích hợp, kem sữa vẫn là lựa chọn có ích. Hãy để kem sữa trên môi khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
  6. 6
    Thoa lô hội lên môi. Bạn có thể mua lô hội ở cửa hàng, hoặc mua cây lô hội, rồi cắt một lá để lấy phần thịt lô hội. Lô hội có khả năng kháng viêm giúp đẩy nhanh quá trình làm lành da.[16] Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng lô hội có thể gây kích ứng cho môi nứt nẻ nghiêm trọng, nên bạn thận trọng khi dùng.
  7. 7
    Bổ sung vitamin E và C. Việc kết hợp vitamin E và C giúp đẩy nhanh quá trình làm lành da bị tổn thương, đặc biệt là khi môi nứt nẻ do cháy nắng.
    • Một số trang làm đẹp khuyên bạn nên thoa dầu vitamin E trực tiếp lên môi, nhưng các bác sĩ cảnh báo rằng vitamin E có thể gây kích ứng trên môi khô.[17]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Thực hiện các bước bảo vệ môi

  1. 1
    Dùng máy tạo ẩm vào ban đêm. Việc cấp ẩm cho căn phòng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng môi khô ngày càng khô hơn. Đây là việc hết sức quan trọng khi bạn thường dùng máy lạnh và máy sưởi vì cả hai thiết bị này lấy đi độ ẩm không khí trong phòng ngủ.[18]
  2. 2
    Uống nhiều nước. Mất nước là một trong các nguyên nhân chính khiến môi nứt nẻ. Điều này thường xảy ra vào mùa đông khi nhiều người uống rất ít nước. Nếu môi bị nứt nẻ, bạn nên uống ít nhất 10 cốc nước 240ml mỗi ngày để tránh mất nước.[19]
  3. 3
    Không dùng son môi, hoặc dùng son môi dưỡng ẩm. Một cách khác là thoa dầu dưỡng ẩm và bảo vệ môi trước khi thoa son.[20] Hoặc, bạn có thể thử son dưỡng có chỉ số chống nắng SPF thấp nhất là 15.
  4. 4
    Che chắn môi bằng khăn choàng khi ra ngoài. Gió lấy mất độ ẩm trên môi khiến môi nứt nẻ và làm cho tình trạng nứt nẻ trở nên tồi tệ hơn. Việc quấn khăn choàng để che chắn môi khi ra ngoài sẽ giúp làm lành môi.[21]
    Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Trang này đã được đọc 930 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo