Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng.
Có 21 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 10.081 lần.
Việc sở hữu nhiều cảm xúc khác nhau là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người. Tuy nhiên, tâm trạng đột ngột trở nên xấu đi sẽ làm ta có nhiều hành vi không đẹp. Trong trường hợp này, chính ta sẽ làm ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh. Hiếm khi ta biết tại sao tâm trạng mình lại tồi tệ như thế, song mọi người đều chỉ chú ý đến mỗi ngày đen tối của mình bị che phủ bởi luồng suy nghĩ tiêu cực, sự thiếu kiên nhẫn, và cơn giận vô cớ với người khác. Gặp phải trường hợp như thế, hãy điều chỉnh tâm trạng và làm bản thân thoải mái hơn khi phải đối mặt với bất kỳ tình huống dễ khiến bạn xuống tinh thần.
Các bước
Thay đổi Hành vi để Cải thiện Tâm trạng tốt hơn
-
1Giả vờ cười đến khi nó trở thành phản xạ của bạn. Nếu cảm thấy tâm trạng không tốt, hãy cố gắng thể hiện là bạn đang vui và hài lòng với mọi thứ. Khi đang buồn bực, não bạn sẽ lựa chọn và tham gia phản ứng sao cho tương thích với tâm trạng, nghĩa là bạn đang rất muốn bỏ đi mọi suy nghĩ và biểu hiện tiêu cực đang gặm nhấm con người bạn.[1] Vì vậy hãy mỉm cười ngay cả khi bạn cảm thấy tồi tệ, như vậy bạn phản ứng lại với chính mình (và những người khác cũng sẽ tham gia) giúp kết nối con người lại với nhau. Nếu mỉm cười, người khác sẽ mỉm cười lại với bạn. Hơn nữa, não bạn sẽ ngộ nhận nụ cười ấy với nụ cười thực sự, để vô tình mang lại cho bạn nhiều suy nghĩ và cảm xúc lạc quan hơn so với khi bạn đang cau mày khó chịu.
- Ví dụ, nếu tâm trạng khiến bạn cảm thấy mình quá đỗi giản dị đến nỗi không thể ra khỏi nhà, hãy mặc ngay chiếc áo thun yêu thích và ra khỏi cửa tràn đầy tự tin. Mục đích ở đây đó chính là hành xử trái với cảm xúc thật để bản thân có động lực thay đổi tâm trạng tốt hơn.
-
2Thay đổi môi trường. Việc thay đổi tâm trạng khi chuẩn bị bước vào một môi trường mới là điều rất được khuyến khích, bao gồm cả việc khi bạn bắt đầu chơi chung với nhiều người thay vì luôn ở một mình.[2] Nếu có thể đến một nơi khác, hãy nghĩ về điều mà bạn tìm kiếm. Những môi trường mang tính thư giãn cao và được sắp xếp chu đáo có thể sẽ giúp bạn. Nếu không thể rời bỏ nơi bạn đang ở, hãy xem xét liệu bạn có thể sắp xếp lại được gì để làm môi trường xung quanh dễ chịu hơn, tương tự như khi bạn vứt rác hay khi chuyển đến một căn phòng khác mà bạn cảm thấy yên bình hơn.
- Đi từ trong ra ngoài tác động đặc biệt lớn đến tâm trạng con người. Nếu có thể thì hãy ngừng việc bạn đang làm và dành nhiều thời gian ở ngoài hơn thì hãy mau thực hiện! Môi trường tự nhiên thường có khả năng tự động vực dậy tinh thần hiệu quả.
-
3Năng động hơn.[3] Luyện tập thể dục sẽ làm não sinh ra các hợp chất hóa học endorphins, adrenaline, serotonin và dopamine – tất cả các hợp chất này sẽ xoa dịu căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn. Trong khi tập yoga, nâng tạ, và các bài tập luyện tim mạch đều được chứng minh sẽ giúp cải thiện trạng thái cảm xúc thì ngay cả một bức tường gạch cũng có thể thay đổi tâm trạng con người hiệu quả.[4]
-
4
-
5Thư giãn bằng âm nhạc.[6] Nghe nhạc có chủ đích--tập trung vào nhịp điệu và để ý tâm trạng bạn trở nên thế nào–bị tác động mạnh mẽ, đặc biệt bởi thể loại nhạc nhẹ.[7] Một sự lựa chọn hoàn hảo khi thưởng thức nhạc có thể là một thể loại mà bạn cảm thấy quen thuộc nhất và đó không gì khác là nhạc nhẹ, vì vậy hãy nghĩ đến bạn sẽ chơi nhạc gì tại bữa tiệc hoặc trong môi trường xã hội nào đó.
- Âm nhạc, một công cụ thay đổi tâm trạng hiệu quả có thể giúp bạn cảm nhận được mặt tiêu cực của cảm xúc, vì vậy nên hoàn toàn đáng để thử khi bạn muốn nghe nhạc buồn. Dù là giai điệu buồn hay nhẹ nhàng, hãy chắc chắn rằng bạn nhận thức được bạn đã bị ảnh hưởng thế nào mà không cần phải quá nhiệt tình và luôn tự hỏi liệu nó đã "hiệu nghiệm hay chưa".
-
6Tâm sự với người bạn tin tưởng để vực dậy tinh thần bản thân.[8] Vì ta có xu hướng dễ bị tác động bởi người xung quanh, nên việc trao đổi với họ cũng quan trọng như khi bạn thay đổi môi trường thể chất của chính bạn. Ngay khi bạn biết được người mà bạn cần tránh xa và người mà bạn không thể né tránh, hãy liên lạc với người mà làm bạn cảm thấy thoải mái và khích lệ tinh thần.
- Đơn giản gọi điện hoặc gửi tin nhắn chỉ để họ biết rằng bạn đang cảm thấy không vui và muốn được giải bày tâm sự. Hãy chắc chắn rằng người đó biết rõ trạng thái cảm xúc của bạn mà không cần phải đoán. Những chia sẻ tốt nhất vào những lúc buồn rầu đó là lời khẳng định chắc nịch kèm theo những lời chúc tốt lành, và chúng sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc hơn thay vì bắt bạn phải vờ vui vẻ khi nói chuyện.
Quảng cáo
Thay đổi Suy nghĩ để sống vui hơn
-
1Nắm bắt trạng thái u uất của mình. Hãy hỏi phần nào đó của bạn rằng điều gì khiến bạn buồn u uất như thế và điều bản thân thực sự cần vào lúc này. Trạng thái cảm xúc đã vô tình trở thành sứ giả đưa tin về bất kỳ điều gì đang làm bạn phiền muộn để bạn có thể quyết định nên hay không nên đưa ra những hành động cụ thể. Đừng ngại mà hãy tự hỏi điều gì sẽ khiến bạn thấy tốt hơn chỉ trong phút chốc (như hét lớn vào gối nằm hay đập vỡ một quả trứng chẳng hạn).
- Hãy cẩn thận nhé các chị em. Phụ nữ thường có xu hướng dành nhiều thời gian suy tư trầm ngâm (mà không có lợi) vào suy nghĩ tiêu cực, nên hãy áp dụng phương pháp một cách thận trọng.[9] Có thể bạn muốn giới hạn khoảng thời gian bạn dành nhiều vào trạng thái u buồn.
-
2Xem xét tình huống kỹ lưỡng. [10] Tự hỏi chính mình hoặc trải lòng vào trang giấy, liệu có lý do nào khiến tâm trạng của bạn tồi tệ như thế? Nếu có, liệu có bất cứ điều gì mà bạn có thể làm để thay đổi điều đó không? Nếu không thể chỉ ra tại sao bạn lại cảm thấy như thế, liệu có cách nào bạn có thể giúp mình cảm thấy tốt hơn không? Dù có thể biết rằng điều xảy ra không thể cải thiện tâm trạng của mình tốt hoàn toàn, song nó vẫn cho bạn biết được điều gì tốt nhất mà bạn có thể làm để thay đổi trạng thái cảm xúc của bản thân.
-
3Nhìn về ký ức tươi vui.[11] Chúng ta đều có khả năng tưởng tượng cao, và điều này cho phép mỗi người tự tạo cho mình cảm giác đến được bất cứ đâu. Chính vì không phải lúc nào cũng có thể tạo nên một sự thay đổi nào đó tại địa điểm vật chất, nên hãy thử mường tượng về một khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thực sự khác biệt với lúc mà bạn cảm thấy bây giờ. Ký ức càng vui và càng lạc quan hơn thì càng dễ thay đổi tâm trạng hiện tại của bạn hơn![12]
- Để đạt hiệu quả hơn bạn có thể dùng khả năng tưởng tượng của mình. Những kỹ thuật này lại giúp ký ức của bạn trông sống động hơn thông qua việc sử dụng những gợi ý thị giác. Bạn có thể học nhiều hơn về năng lực tưởng tượng qua một số bài viết trên trang wikiHow.
-
4Chấp nhận cảm xúc thật của mình. Hãy thừa nhận rằng cảm xúc ở ngay đó, ngay cả khi bạn không thích, vì điều đó sẽ làm bạn cảm thấy yên bình hơn.[13] Sẽ có lúc không nên chạy trốn khỏi cảm xúc thật của chính mình hay kháng cự lại dữ dội, hãy biết rằng điều đó sẽ qua đi nhanh thôi khi đến một lúc nào đó. Trong trường hợp này, bạn có thể muốn án binh bất động cho đến khi cảm thấy đỡ hơn (vì người khác và cũng vì những mục tiêu dài hạn của bạn).Quảng cáo
Thay đổi Thói quen để Lạc quan hơn
-
1Khám phá thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng. Ăn nhiều dưỡng chất kháng viêm thường xuyên sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh căng thẳng và mức năng lượng. Kèm theo đó là phải giảm hấp thụ đường, rượu và caffeine để đảm bảo mức năng lượng của bạn luôn cố định suốt cả ngày.[14] Cả 2 điều này sẽ tự động giúp loại bỏ nhiều nguyên nhân dẫn đến tâm trạng căng thẳng và u buồn. Sau đây là bảng liệt kê các loại thực phẩm chống viêm mà bạn không nên bỏ qua:[15]
- Trứng
- Trà xanh
- Sô cô la đen chứa ít nhất 70% ca cao
- Sữa ấm
- Món sốt kem đậu gà
- Rau lá xanh và lá tối màu
- Qủa óc chó
- Trái bơ
- Măng tây
-
2Uống vitamin D. Vitamin D góp phần phát triển các hoạt động chức năng cơ thể đặc biệt giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả, chẳng hạn như điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giải phóng dẫn truyền thần kinh, có khả năng tác động đến chức năng và sự phát triển của não bộ.[16] Vitamin D có thể được xem là một dạng vitamin, có trong một số loại thực phẩm, hoặc có thể được hấp thụ khi ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
-
3Khám phá thêm các loại thảo mộc giúp cải thiện tâm trạng. Một giải pháp thay thế khác đó là bài thuốc chiết xuất từ thảo mộc, mang lại hiệu quả cao trong việc điều hòa mọi chức năng cơ thể giúp cải thiện tâm trạng đáng kể.[17] Sau đây là bảng liệt kê những loại thảo mộc giúp thay đổi tâm trạng cũng như kiểm soát tâm trạng thất thường:[18]
- Hoa ban màu vàng St. John’s Wort
- Hoa lạc tiên
- Nhân sâm
- Cây rễ vàng
- Cây tất bạt
-
4Ngủ nhiều hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ sau một vài ngày thiếu ngủ, rất nhiều người trải qua tâm trạng tồi tệ và giảm đi khả năng điều chỉnh cảm xúc tiêu cực của bản thân. [19] Nếu việc ngủ điều độ không phải là lựa chọn dành cho bạn, hãy chắc chắn rằng bạn cho phép bản thân được ngủ trưa một ít sau nhiều đêm thiếu ngủ. Bạn có thể học cách cải thiện thói quen ngủ tại đây.Quảng cáo
Thay đổi Nguồn gốc của Tâm trạng Buồn bực
-
1Đánh giá nguồn gốc chính của sự căng thẳng hằng ngày. Khi tâm trạng buồn bực không chỉ đôi khi mới xảy ra mà sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần, và đây có thể là dấu hiệu mà bạn phải chấp nhận như một phần trong cuộc sống mà bạn không thể giải quyết..[20] Đánh giá lại bổn phận và cam kết hình thành nên cuộc sống hàng ngày của bạn. Để đảm bảo rằng bạn thực sự khỏe mạnh và tử tế với chính mình, đừng e sợ phải thương lượng lại với mọi trách nhiệm khi khả năng.
- Ví dụ, bạn có thể là một người bạn mà mọi người tin cậy—một vai trò đáng tán dương. Tuy nhiên, liên tục trả lời những cuộc gọi điên rồ từ nhiều người trong cuộc sống, thêm vào đó là công việc và việc nhà, có thể sẽ khiến bạn trở nên căng thẳng mà bản thân không hề hay biết. Buồn bực từ sự quá tải đó, ngay cả khi bạn đang làm những điều mà mình yêu thích, là điều khá phổ biến.
-
2Cân nhắc buổi hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa. Nếu càm thấy tâm trạng quá tải đến nỗi không thể điều chỉnh được, có lẽ bạn sẽ muốn tìm đến một bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao. Việc trị liệu có thể sẽ mang đến cho bạn một không gian an toàn để hiểu sâu hơn về tâm trạng buồn phiền lặp đi lặp lại của mình. Tại đó, bạn sẽ có thể tháo gỡ và giải quyết vấn đề cảm xúc trong quá khứ mà có lẽ chúng sẽ giúp cải thiện trạng thái cảm xúc của bạn vào hiện tại. Có thể bạn cũng sẽ được đánh giá về chứng rối loạn cảm xúc nào đó và có được những giải pháp điều trị chuyên sâu. Nếu không phải là do một số nguyên nhân có thể nhận biết, thì tính khí thất thường rất có thể là do yếu tố hóa học nào đó.[21]
-
3Gặp bác sĩ để thăm khám. Bên cạnh nguyên nhân tâm lý dẫn đến tâm trạng buồn bực và bức xúc, thì việc mất cân bằng hóc môn có thể tác động lớn đến cảm xúc. Hãy đi khám bác sĩ và trình bày cụ thể về trạng thái cảm xúc, bao gồm cả các triệu chứng về mặt thể chất, và bạn sẽ biết liệu bạn đang bị mất cân bằng hóc môn hoặc có thể do một vấn đề sức khỏe nào đó, mà đó là nguyên nhân chính dẫn đến tâm trạng buồn bực.
- Nam giới khi bị mất cân bằng hóc môn cũng sẽ gặp phải triệu chứng khác. Suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ bắp, tăng cân phần bụng, đau cứng khớp, rụng tóc, mất ngủ và một số bệnh tiết niệu là tất cả các vấn đề thường gặp.[22]
- Nữ giới khi bị mất cân bằng hóc môn cũng gặp phải tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, kinh nguyệt không đều và các chứng đau đầu hoặc chứng đau nửa đầu. Tăng cân, mất ngủ, đau cứng các khớp, những thay đổi lớn về da và tóc, tim đập nhanh và chứng trướng bụng đều xảy ra rất thường xuyên. [23]
Quảng cáo
Cảnh báo
- Đừng vội buồn phiền nếu lựa chọn tốt nhất cho bạn chỉ là vượt qua trạng thái cảm xúc tồi tệ ấy. Trong lúc này, bạn sẽ không thấy dễ chịu chút nào khi cảm thấy có lỗi vì để tâm trạng trở nên tồi tệ.
Tham khảo
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/depression-management-techniques/201106/change-your-crabby-mood-kind-and-wise-move
- ↑ Erber, R. & M. Erber. (2000). The Self-Regulation of Moods: Second Thoughts on the Importance of Happiness in Everyday Life. Psychological Inquiry, 11(3), 142-148.
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/stress-anxiety-depression/pages/run-to-boost-mood.aspx
- ↑ http://www.dartmouth.edu/~eap/Healthy%20Exchange%20PDFSummer%2008.pdf
- ↑ http://psychology.tools/affect-regulation.html
- ↑ https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/emotional-wellness/Pages/Music-and-Mood.aspx
- ↑ http://psychcentral.com/news/2013/05/16/upbeat-music-helps-improve-mood/54898.html
- ↑ http://web.csulb.edu/~psych/deptinfo/faculty/thayer/SelfRegulationofMood.pdf
- ↑ http://web.csulb.edu/~psych/deptinfo/faculty/thayer/SelfRegulationofMood.pdf
- ↑ http://www.calmclinic.com/anxiety/symptoms/mood-swings
- ↑ http://psycnet.apa.org/psycinfo/2000-08135-009
- ↑ http://www.psych.upenn.edu/~mfarah/Emotion-Memoriesaffectmood.pdf
- ↑ http://pom.sagepub.com/content/35/1/88.full.pdf+html
- ↑ http://www.goodtherapy.org/therapy-for-mood-swings.html#
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/11/06/foods-to-improve-your-mood/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-breakthrough-depression-solution/201111/psychological-consequences-vitamin-d-deficiency
- ↑ http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/lifestyle-guide-11/herbs-vitamins-and-supplements-used-to-enhance-mood?page=2
- ↑ http://www.globalhealingcenter.com/natural-health/top-5-herbs-for-controlling-mood-swings/
- ↑ Baum, K. T., Desai, A., Field, J., Miller, L. E., Rausch, J. and Beebe, D. W. (2014), Sleep restriction worsens mood and emotion regulation in adolescents. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 55: 180–190. doi: 10.1111/jcpp.12125
- ↑ http://womeninbalance.org/symptoms-solutions/irritability-mood-swings/
- ↑ http://www.goodtherapy.org/therapy-for-mood-swings.html
- ↑ http://blog.hormonehealthandweightloss.com/learning_center/bid/270579/Hormonal-Imbalance-Symptoms-in-Men-and-Women
- ↑ http://blog.hormonehealthandweightloss.com/learning_center/bid/270579/Hormonal-Imbalance-Symptoms-in-Men-and-Women