Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cortisol là một loại hoóc môn được sản xuất một cách tự nhiên trong tuyến thượng thận. Cortisol kiểm soát quá trình trao đổi chất, điều hòa huyết áp và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, vì vậy việc duy trì mức cortisol bình thường trong cơ thể là điều quan trọng. Thiếu hụt cortisol là một tình trạng nghiêm trọng và có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến thượng thận hoạt động không tốt. Hãy đọc xem bài viết này hướng dẫn bạn cách tăng cortisol lên mức bình thường như thế nào.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận biết nếu bạn có mức cortisol thấp

Tải về bản PDF
  1. 1
    Chú ý xem bạn có các triệu chứng thiếu hụt cortisol không. Nhiều người lo lắng về mức cortisol quá cao, vì mức cortisol tăng cao có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, mệt mỏi và các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, mức cortisol quá thấp cũng gây hại cho sức khỏe không kém. Nếu tuyến thượng thận bị tổn thương, hoặc nếu bạn mắc phải hội chứng tuyến thượng thận mệt mỏi, cơ thể bạn có thể sẽ không sản xuất đủ lượng cortisol để điều hòa huyết áp và giúp hệ miễn dịch hoạt động đúng mức. Sau đây là các triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu hụt cortisol:
    • Sụt cân và chán ăn
    • Huyết áp thấp
    • Choáng và ngất
    • Mệt mỏi
    • Thiếu năng lượng ngay cả khi nghỉ ngơi
    • Nôn, buồn nôn và đau dạ dày -ruột
    • Thèm muối
    • Tăng sắc tố da (các đốm sậm màu trên da)
    • Yếu hoặc đau cơ
    • Bứt rứt và trầm cảm
    • Tim đập nhanh
    • Uể oải
    • Rụng lông trên cơ thể và giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ
  2. 2
    Xét nghiệm nồng độ cortisol. Nếu nghi ngờ mức cortisol của mình quá thấp, bạn hãy hẹn với bác sĩ để xét nghiệm nồng độ cortisol. Xét nghiệm này đòi hỏi lấy mẫu máu gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra mức cortisol. Cortisol thường đạt mức cao nhất vào buổi sáng, hạ thấp hơn vào buổi chiều và tối. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra hai lần trong cùng một ngày để so sánh mức cortisol buổi sáng và buổi tối. Dựa vào việc so sánh với mức cortisol bình thường, bác sĩ sẽ xác định mức cortisol của bạn có thấp không hoặc bạn có mắc bệnh Addison không (bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát).
    • Có nhiều dạng xét nghiệm mức cortisol, bao gồm xét nghiệm nước bọt, máu, và nước tiểu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xét nghiệm các hoóc môn khác như TSH (xét nghiệm hoóc môn kích thích tuyến giáp), T3 và T4 tự do, thyroxine toàn phần, DHEA, và 17-HP để xác định mức cortisol.[1]
    • Khoảng "bình thường" có thể khác nhau tùy từng phòng thí nghiệm, nhưng nói chung, mức trung bình buổi sáng ở người lớn hoặc trẻ em nằm trong khoảng 5–23 mcg/dL, hoặc 138–635 nmol/L. Mức trung bình buổi chiều ở người lớn hoặc trẻ em nằm trong khoảng 3–16 mcg/dL hoặc 83–441 nmol/L.[2]
    • Bạn nên đến bác sĩ để thử mức cortisol thay vì tự thử tại nhà. Bộ thử bằng mẫu nước bọt được quảng cáo trên mạng không đáng tin cậy như phương pháp thử bằng mẫu máu được phân tích tại phòng thí nghiệm.
    • Có nhiều yếu tố ánh hưởng đến kết quả xét nghiệm, vì vậy có thể bạn phải thử hơn một lần. Ví dụ, nếu bạn đang căng thẳng, mang thai, đang uống một loại thuốc nào đó, hoặc nếu bạn tập thể dục ngay trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm thì mức cortisol trong máu có thể bị ảnh hưởng.[3]
  3. 3
    Xác định nguyên nhân dẫn đến mức cotisol thấp. Khi bác sĩ đã xác định bạn có mức cortisol thấp, bước tiếp theo sẽ là tìm ra điều gì đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cortisol ở tuyến thượng thận. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị dựa phần lớn vào căn nguyên của vấn đề.
    • Tuyến thượng thận mệt mỏi xảy ra khi cơ thể mất khả năng đối phó với căng thẳng hàng ngày, chế độ ăn kém, thiếu ngủ hoặc sang chấn tinh thần, từ đó tuyến thượng thận bị quá tải và hoạt động không hiệu quả.[4]
    • Suy tuyến thượng thận nguyên phát, hoặc bệnh Addison, xảy ra khi tuyến thượng thận bị tổn thương nên không hoạt động đúng mức để sản xuất cortisol. Tình trạng này có thể có nguyên nhân từ các bệnh tự miễn, lao, nhiễm trùng tuyến thượng thận, ung thư tuyến thượng thận hoặc chảy máu tuyến thượng thận.
    • Suy tuyến thượng thận thứ phát xảy ra khi tuyến yên (tuyến chịu trách nhiệm sản xuất hoóc môn kích thích tuyến thượng thận) bị bệnh. Tuyến thượng thận có thể vẫn bình thường nhưng không sản xuất đủ cortisol vì không nhận đủ kích thích từ tuyến yên. Suy tuyến thượng thận thứ phát cũng có thể xảy ra khi người bệnh đang uống thuốc corticosteroid ngừng uống đột ngột.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Sử dụng các phương pháp điều trị thiếu hụt cortisol

Tải về bản PDF
  1. 1
    Bắt đầu bằng một nếp sống lành mạnh. Bước đầu tiên để giúp cân bằng và duy trì mức cortisol là có lối sống lành mạnh. Điều này có thể bao gồm mọi yếu tố, từ việc điều chỉnh nếp ngủ cho đến thay đổi chế độ ăn. Sau đây là các biện pháp giúp bạn có cuộc sống lành mạnh và bắt đầu cải thiện mức cortisol:
    • Tránh căng thẳng
    • Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, ngay cả những ngày cuối tuần
    • Tránh caffeine và rượu
    • Tập thể dục thể thao
    • Tập yoga, thiền và hình dung tích cực
    • Ăn quả bơ, cá béo, các loại quả hạch, dầu ô liu và dầu dừa
    • Tránh đường, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn đông lạnh hâm trong lò vi sóng
  2. 2
    Sử dụng liệu pháp thay thế cortisol. Phương pháp phổ biến nhất mà các bác sĩ phương Tây điều trị chứng thiếu hụt cortisol là sử dụng liệu pháp hoóc môn thay thế. Nếu mức cortisol ở bạn thấp đến mức cần liệu pháp thay thế tổng hợp, bác sĩ sẽ kê toa nhóm thuốc corticosteroid đường uống, chẳng hạn như hydrocortisone, prednisone hoặc cortisone acetate. Viêc uống thuốc theo toa mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường sản xuất cortisol.
    • Bạn sẽ cần xét nghiệm mức cortisol định kỳ trong quá trình sử dụng liệu pháp hoóc môn thay thế để đảm bảo mức cortisol trong cơ thể không quá cao cũng không quá thấp.
    • Nhóm thuốc corticosteroid đường uống có nhiều tác dụng phụ khác nhau như tăng cân, tâm trạng thất thường và các triệu chứng khó chịu khác. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp giảm nhẹ các tác dụng phụ.
  3. 3
    Hỏi bác sĩ về thuốc tiêm cortisol. Nếu mức cortisol xuống rất thấp, bạn sẽ gặp nguy hiểm khi gặp tình huống căng thẳng. Cortisol có tác dụng giúp cơ thể đối phó với stress, và nếu thiếu nó, cơ thể bạn có thể sẽ đi vào trạng thái hôn mê. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách tiêm cortisol trong trường hợp khẩn cấp. Khi tình huống căng thẳng gia tăng, bạn sẽ tự tiêm cortisol để cơ thể có khả năng xử lý khủng hoảng mà không bị ngừng hoạt động.[5]
  4. 4
    Điều trị các vấn đề tiềm ẩn. Liệu pháp hoóc môn thay thế có thể điều trị triệu chứng nhưng không giải quyết được các vấn đề tiềm ẩn khiến cơ thể không sản xuất đủ cortisol. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các phương án có thể giúp tuyến thượng thận hoạt động trở lại bình thường.
    • Nếu tuyến thượng thận bị tổn thương không thể hồi phục, hoặc nếu bạn có bệnh kinh niên khiến tuyến thượng thận hoạt động kém thì liệu pháp hoóc môn thay thế liên tục có thể là lựa chọn tối ưu.
    • Tuy nhiên, nếu nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt cortisol liên quan đến các yếu tố thứ phát như bệnh tuyến yên, ung thư, lao, hoặc xuất huyết thì sẽ có các phương án điều trị khác giúp phục hồi khả năng sản xuất cortisol bình thường của cơ thể.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Điều trị mức cortisol thấp bằng các phương pháp tự nhiên

Tải về bản PDF
  1. 1
    Giải quyết căng thẳng. Nếu cortisol ở mức thấp nhưng không đến mức phải dùng liệu pháp hoóc môn thay thế thì việc giữ cho cuộc sống ít căng thẳng hết mức có thể vẫn là điều quan trọng. Khi bạn biết cách xử lý và giảm stress trong cuộc sống, mức cortisol trong cơ thể sẽ dần dần tăng lên thay vì được sản xuất ngay một lúc trong tình huống căng thẳng cao độ. Bạn càng căng thẳng thì mức cortisol của bạn giảm càng nhanh.
    • Thử áp dụng các phương pháp xử lý stress như viết nhật ký, tập yoga hoặc thiền để rèn luyện cơ thể sản xuất cortisol đều đặn và giữ ở mức bình thường.
  2. 2
    Duy trì nếp ngủ đều đặn. Cơ thể sản xuất cortisol một cách tự nhiên trong thời gian ngủ, vì vậy bạn nên ngủ 6-8 tiếng mỗi đêm và cố gắng đi ngủ vào đúng giờ mỗi tối.
    • Tạo môi trường yên tĩnh, không có ánh sáng và tiếng động để có giấc ngủ sâu và giúp tăng mức cortisol.
  3. 3
    Ăn chế độ ăn cân bằng. Thực phẩm có hàm lượng đường cao và bột tinh chế có thể khiến mức cortisol tăng vọt hoặc tụt xuống mức bất thường. Bạn hãy ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau để hỗ trợ tăng cortisol đến mức lành mạnh.
  4. 4
    Ăn bưởi. Bưởi và các loại quả họ cam quýti giúp phân hủy các enzyme vốn cản trở quá trình sản xuất cortisol. Việc thêm bưởi vào chế độ ăn đều đặn có thể hỗ trợ tuyến thượng thận tăng cường sản xuất cortisol.[6]
  5. 5
    Thử dùng thực phẩm bổ sung cam thảo. Cam thảo có chứa glycyrrhizin, một chất có tác dụng ức chế một loại enzyme phân hủy cortisol trong cơ thể. Việc khử hoạt tính của enzyme này sẽ giúp tăng dần mức cortisol. Cam thảo được coi là một thảo dược rất công hiệu trong việc tăng mức cortisol.[7]
    • Tìm mua thực phẩm bổ sung cam thảo dưới dạng viên nén hoặc viên nang ở các cửa hàng bán thực phẩm bổ sung và chăm sóc sức khỏe.
    • Tránh dùng kẹo cam thảo như một loại thực phẩm bổ sung. Hàm lượng glycyrrhizin trong kẹo cam thảo không đủ để giúp ích.
  6. 6
    Ăn thực phẩm có hàm lượng sắt cao. Điều này có thể giúp nâng cao năng lượng nếu bạn thường xuyên mệt mỏi.
    • Bạn có thể dùng thực phẩm bổ sung sắt nếu cần tăng mức năng lượng.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc uống bất cứ loại thuốc không kê toa hoặc thực phẩm bổ sung nào với mục đích tăng mức cortisol. Họ có thể xác định các loại thuốc bổ sung này có tương tác với các loại thuốc bạn đang uống hay không.
  • Cam thảo cũng làm giảm mức testosterone, vì vậy bạn đừng sử dụng quá liều. Điều chủ yếu là giữ cân bằng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 9.978 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 9.978 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo