Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi bạn có thai, tử cung sẽ hình thành túi ối và dịch ối được sản sinh trong đó. Dịch ối có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi khi bé còn nằm trong tử cung. Chứng ít dịch ối là tình trạng xảy ra khi mức dịch ối suy giảm. Điều này gây ra vấn đề cho thai nhi nên bạn phải nâng mức dịch ối trở về bình thường thông qua biện pháp can thiệp y khoa và phương pháp tại nhà.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tăng dịch ối bằng thuốc

  1. 1
    Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào tuổi thai. Bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị dựa trên thời gian mang thai của bạn. Nói chung, họ sẽ đề xuất một trong các phương pháp điều trị dưới đây, cũng như phương pháp bổ sung nước tại nhà mà sẽ được trình bày trong phần hai của bài viết này.[1]
    • Nếu thai nhi chưa đủ tháng thì bác sĩ sẽ theo dõi tình hình của bạn và mức dịch ối rất chặt chẽ. Họ có thể tiến hành các xét nghiệm như non-stress test (xét nghiệm không áp lực) và contraction stress test (xét nghiệm qua gò tử cung) để theo dõi hoạt động của thai nhi. Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ đề xuất một trong các cách điều trị dưới đây.
    • Nếu thai nhi gần đủ tháng thì bác sĩ có thể đề nghị bạn sinh con theo phương pháp mổ lấy thai vì mức dịch ối xuống thấp ngay trước khi sinh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  2. 2
    Tiêm dịch ối. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ dùng kim để tiêm lượng dịch ối bị rò rỉ ngược trở lại túi ối. Phương pháp này giúp ổn định tình trạng thai vì lượng dịch ối trong tử cung tăng lên. Thủ thuật này rất giống chọc ối (cách kiểm tra mức dịch ối), chỉ khác ở chỗ thay vì hút dịch ối ra thì bác sĩ sẽ tiêm dịch ối rò rỉ ngược trở về túi ối. [2]
    • Phương pháp này thường chỉ là cách khắc phục tạm thời vì dịch ối có khuynh hướng giảm xuống vài tuần sau đó. Tuy nhiên, bác sĩ chọn cách tiêm dịch ối vì nó giúp họ tìm ra nguyên nhân khiến dịch ối giảm xuống.
  3. 3
    Tiêm dịch qua tĩnh mạch. Một số phụ nữ mang thai được nhập viện để truyền dịch bổ sung qua tĩnh mạch nếu các phương pháp bổ sung nước khác (như uống nhiều nước) không thể tăng lượng dịch ối. Nếu bạn đã cố gắng cấp nước cho cơ thể tại nhà mà mức dịch ối không thay đổi, hầu như chắc chắn bạn sẽ phải tiêm dịch qua tĩnh mạch để giữ cơ thể đủ nước.[3]
    • Khi mức dịch ối trở về bình thường, bạn sẽ được xuất viện.
    • Nên nhớ đôi khi phương pháp tiêm tĩnh mạch sẽ được duy trì đến khi bạn chuẩn bị sinh con nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ cơ thể đủ nước.
  4. 4
    Sử dụng ống thông để tăng mức dịch ối. Truyền dịch ối là thủ thuật sử dụng dung dịch Lactated Ringer’s Solution hay dung dịch muối thông thường truyền vào túi ối thông qua ống thông. Thủ thuật truyền dịch ối sẽ tăng mức dịch ối quanh thai nhi và tạo lớp đệm tốt hơn cho thai nhi và dây rốn.[4]
    • Lượng dung dịch muối cần truyền sẽ phụ thuộc vào mức dịch ối bị thiếu bao nhiêu.
  5. 5
    Trao đổi với bác sĩ về việc đặt shunt vào cơ thể. Shunt được sử dụng để rẽ hướng dung dịch từ chỗ này sang chỗ khác trong cơ thể. Trong trường hợp này, shunt sẽ rẽ hướng nước tiểu thai nhi về khoang màng ối nếu mức dịch ối thấp là vì chứng tắc đường niệu thai nhi (vấn đề ở thận khiến mức dịch ối giảm).[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tăng dịch ối bằng phương pháp tại nhà

  1. 1
    Uống tối thiểu 8-10 cốc nước mỗi ngày. Một trong những cách đơn giản nhất để tăng dịch ối là đảm bảo cơ thể luôn đủ nước. Khi bạn tăng lượng nước trong cơ thể thì mức dịch ối cũng tăng theo.[6]
    • Uống nước suốt ngày và cố gắng uống ít nhất 8-10 cốc nước.
  2. 2
    Ăn các loại hoa quả chứa nhiều nước. Một cách rất tốt để giữ cho cơ thể đủ nước đồng thời bổ sung dinh dưỡng đó là ăn hoa quả và rau có hàm lượng nước cao. Như đã nói, khi bạn tăng lượng nước nạp vào cơ thể thì lượng dịch ối cũng sẽ tăng theo. Các loại hoa quả và rau tốt để tăng lượng nước nạp vào cơ thể là[7] :
    • Các loại rau như: Dưa leo (96,7% nước), xà lách (95,6%), cần tây (95,4%), củ cải (95,3%), ớt chuông xanh (93,9%), bông súp lơ (92,1%), rau chân vịt (91,4%), bông cải xanh (90,7%), và cà rốt (90,4%).
    • Các loại hoa quả như: Dưa hấu (91,5%), cà chua (94,5%), khế (91,4%), dâu tây (91,0%), bưởi (90,5%), và dưa đỏ (90,2%).
  3. 3
    Tránh uống các thực phẩm chức năng làm mất nước. Một số thực phẩm chức năng có tác dụng lợi tiểu nên khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Bạn đi tiểu càng nhiều thì cơ thể càng dễ mất nước. Điều quan trọng là phải giữ cơ thể đủ nước khi bạn muốn nâng mức dịch ối. Các thực phẩm chức năng nên tránh là:
    • Chiết xuất bồ công anh, hạt cần tây, cải xoong và mùi tây.[8]
  4. 4
    Tránh xa rượu bia. Nếu bạn đang mang thai thì nên tránh uống rượu bia hoàn toàn vì nó không tốt cho sức khỏe thai nhi. Rượu bia cũng khiến bạn mất nước và làm giảm lượng dịch ối.
  5. 5
    Tập thể dục nhẹ hằng ngày nếu bác sĩ không yêu cầu bạn nghỉ trên giường. Bạn nên tập thể dục nhẹ không mang tạ tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày. Tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nếu máu tuần hoàn nhiều hơn đến tử cung và nhau thai, chỉ số dịch ối và tốc độ sản sinh nước tiểu thai nhi cũng sẽ tăng. Khi thai nhi bài tiết nhiều nước tiểu hơn trong túi ối thì thể tích dịch ối sẽ tăng. Các bài tập thể dục bạn nên thực hiện là:
    • Bơi lội hay các bài tập vận động dưới nước. Có những bài tập tốt mà bạn nên thực hiện khi mang thai, vì chúng làm giảm trọng lượng thai nhi đè lên cơ thể.
    • Đi bộ và đi bộ đường dài vừa phải.
  6. 6
    Nằm nghiêng bên trái khi bạn nghỉ ngơi. Nếu bác sĩ yêu cầu bạn nghỉ trên giường (nằm nghỉ trên giường cả ngày) thì bạn nên nằm nghiêng bên trái. Khi nằm nghiêng bên trái, máu chảy qua các mạch máu ở tử cung trơn tru hơn và cho phép máu của thai nhi tuần hoàn ở nhịp độ đều đặn. Điều này có thể giúp chỉ số dịch ối tăng lên.
  7. 7
    Trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi đơn thuốc nếu bạn đang uống thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc ức chế ACE). Thuốc ức chế ACE giúp giảm huyết áp cao bằng cách ngăn chặn cơ thể chuyển hóa angiotensin I sang angiotensin II. Uống thuốc này khi bị cao huyết áp là tốt, nhưng khi bạn mang thai thì không nên vì chúng có thể giảm lượng dịch ối do cơ thể sản xuất ra.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm hiểu về chứng ít dịch ối

  1. 1
    Vai trò của dịch ối là gì? Chức năng quan trọng nhất của dịch ối là giữ thai nhi an toàn khi bé còn ở trong tử cung. Nó đóng vai trò như lớp đệm cho thai nhi. Một số chức năng khác của dịch ối là:
    • Giữ ấm cho thai nhi.
    • Đóng vai trò là chất bôi trơn. Đôi khi một số bé sinh ra với ngón chân và ngón tay có màng do lượng dịch ối không đủ.
    • Thúc đẩy sự phát triển bình thường của phổi và thận.
    • Giúp thai nhi di chuyển tự do, do đó tay chân bé được vận động nhiều hơn, giúp bé khỏe mạnh.
  2. 2
    Chú ý các triệu chứng của chứng ít dịch ối. Chứng ít dịch ối xảy ra khi lượng dịch ối xuống rất thấp (cụ thể là dưới 300ml). Nếu bạn lo ngại mình rơi vào tình trạng này thì nên trao đổi với bác sĩ. Nếu bạn lo mình sẽ bị mắc chứng ít dịch ối trong tương lai thì nên biết những dấu hiệu cần chú ý. Triệu chứng bao gồm:
    • Rò rỉ dịch ối.
    • Bụng bạn nhỏ hơn bình thường so với thời gian thai nghén (số tuần tuổi của thai nhi).
    • Cảm thấy như thai nhi di chuyển ít hơn.
    • Lượng nước tiểu ít hơn dự tính khi bạn đi vệ sinh.
    • Nhìn thấy thiếu dịch ối qua siêu âm.
  3. 3
    Nhận biết các yếu tố rủi ro khiến bạn thiếu dịch ối. Có một số bệnh hay yếu tố có thể khiến bạn gặp vấn đề về lượng dịch ối. Một số lý do phổ biến là:
    • Thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai.
    • Bạn bị cao huyết áp khi mang thai (gọi là tiền sản giật).
    • Nhau thai bị bong một phần hay toàn bộ khỏi thành tử cung trước khi quá trình trở dạ bắt đầu. Tình trạng này còn gọi là bong rau non.
    • Bạn mang thai đôi. Hai thai nhi có chung nhau thai, đôi khi lượng dịch ối bị mất cân bằng. Điều này xảy ra khi một thai nhi nhận được nhiều máu hơn thai nhi còn lại từ nhau thai.
    • Bạn mắc một số bệnh như lupus.
    • Tuổi thai đã vượt quá 40 tuần. Nếu tuổi thai đã vượt quá 42 tuần thì bạn có rủi ro cao bị thiếu dịch ối do chức năng nhau thai suy giảm - dịch ối bắt đầu giảm từ tuần 38 của thai kỳ.
  4. 4
    Biết rằng lượng dịch ối thấp thường có thể chẩn đoán qua siêu âm. Thể tích dịch ối thực tế không thể đo trực tiếp một cách an toàn, do đó tình trạng này được chẩn đoán bằng siêu âm, thông qua chỉ số dịch ối (AFI).[10]
    • Phạm vi AFI bình thường là khoảng 5-25cm.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tạo hương vị cho nước uống bằng cách thêm một ít nước ép hoa quả.

Cảnh báo

  • Nếu có chút lo ngại nào về tình trạng thiếu dịch ối, bạn nên cho bác sĩ biết ngay.

Bài viết wikiHow có liên quan

Làm vỡ túi ốiLàm vỡ túi ối
Sinh con tại nhàSinh con tại nhà
Kiểm tra độ giãn cổ tử cungKiểm tra độ giãn cổ tử cung
Khắc phục tình trạng tụt núm vúKhắc phục tình trạng tụt núm vú
Đỡ ĐẻĐỡ Đẻ
Giúp trẻ ợ hơi khi ngủGiúp trẻ ợ hơi khi ngủ
Nhận ra một người đang có bầuNhận ra một người đang có bầu
Mát‐xa cho BéMát‐xa cho Bé
Xoay Ngôi thai ngượcXoay Ngôi thai ngược
Tiêu sữa nhanhTiêu sữa nhanh
Xác định Ngày dễ Thụ thai nhấtXác định Ngày dễ Thụ thai nhất
Pha bột ăn dặm với sữa công thứcPha bột ăn dặm với sữa công thức
Xác định Mang thai Không cần Thử thaiXác định Mang thai Không cần Thử thai
Kích thích Chuyển dạ tại NhàKích thích Chuyển dạ tại Nhà
Quảng cáo

Tham khảo

  1. Outline in obstetrics. A textbook and reviewer for nurses and midwives by Maria Loreto J. Evangelista – Sia. 2008 Edition
  2. William’s Obstetrics Twenty-Second Ed. Cunningham, F. Gary, et al, Ch. 21.
  3. Copel, J., D’Alton, M., et al (n.d.). Obstetric Imaging 1st Edition.
  4. Maternal & Child Health Nursing: Care of the Childbearing & Childrearing Family 5th Edition. Philadelphia: Lippincott, Williams, & Wilkins.Smeltzer, S. C., & Bare, B. G. (2008).
  5. Brunner & Suddarth's Textbook of Medical-Surgical Nursing 11th Edition. Philadelphia: Lippincott, Williams, & Wilkins.
  6. http://reference.medscape.com/article/975821-treatment
  7. http://www.health.com/health/gallery/0,,20709014,00.html
  8. http://www.huffingtonpost.com/2013/05/31/worst-dehydrating-foods_n_3354216.html
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9406146
  1. Nabhan AF, Abdelmoula YA. 2008. Amniotic fluid index versus single deepest vertical pocket as a screening test for preventing adverse pregnancy outcome. Cochrane Database of Systematic Reviews

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 4.198 lần.
Chuyên mục: Thiên chức làm mẹ
Trang này đã được đọc 4.198 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo