Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Có 21 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.384 lần.
Bạch cầu lympho là một loại bạch cầu có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạch cầu lympho được phân thành các loại tế bào T, tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Tế bào B sản sinh các kháng thể tấn công virus, vi khuẩn hoặc độc tố xâm nhập vào cơ thể, còn tế bào T phá huỷ các tế bào đã tổn thương của cơ thể. Vì có vai trò giúp chống nhiễm trùng, các tế bào lympho sẽ giảm số lượng khi cơ thể bị bệnh hoặc suy kiệt. Các nguyên nhân giảm bạch cầu lympho phổ biến bao gồm: nhiễm virus, dinh dưỡng kém, stress, hoá trị liệu và sử dụng corticosteroid. Dù là bất cứ nguyên nhân nào, bạn cũng có thể hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống để tăng lượng bạch cầu lympho.
Các bước
Áp dụng chế độ ăn giúp tăng lượng bạch cầu lympho
-
1Ăn protein nạc. Protein được tạo thành từ các chuỗi dài các axit amin mà cơ thể cần để sản sinh các tế bào bạch cầu. Khi không có đủ protein, cơ thể sẽ sản xuất ít tế bào bạch cầu hơn. Điều này có nghĩa là bạn có thể gia tăng số lượng bạch cầu bằng cách ăn đủ protein.[1]
- Các loại protein nạc nên lựa chọn bao gồm thịt ức gà hoặc gà tây không da, cá, thuỷ hải sản có vỏ, phô mai tươi, lòng trắng trứng và các loại đậu.[2]
- Để biết lượng protein cần ăn, bạn sẽ nhân trọng lượng cơ thể tính theo kg với 0,8. Kết quả sẽ là số gram protein tối thiếu mà bạn nên ăn mỗi ngày. Trọng lượng cơ thể là số gram protein tối đa mà bạn nên ăn mỗi ngày.
- Bạn có thể chuyển đổi cân nặng cơ thể từ pound sang kg bằng cách nhân với 0,45 hoặc dùng công cụ tính toán online.
-
2Tránh các thực phẩm có hàm lượng cao chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá. Các chất béo xấu như chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá sẽ khiến các bạch cầu lympho dày đặc hơn và hoạt động kém hiệu quả. Việc giảm tiêu thụ chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá có thể cải thiện hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bạn nên chọn các chất béo không bão hoà đơn và không bão hoà đa thay vì chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá.[3]
- Thay thế chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá bằng các chất béo có lợi như các axit béo omega-3. Điều này sẽ giúp tăng lượng bạch cầu lympho.[4]
- Giới hạn lượng chất béo tiêu thụ ở mức 30% lượng calo nạp vào, trong đó chất béo chuyển hoá chỉ chiếm 5%-10%.
- Bạn có thể tránh các chất béo chuyển hoá bằng cách không ăn các loại dầu thuỷ phân (hydrogenated oil), các loại bánh nướng bán sẵn, thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh, các loại kem không làm từ sữa, và bơ thực vật.[5]
-
3Ăn các thức ăn chứa beta carotene. Beta carotene hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách tăng cường sản sinh bạch cầu lympho. Thêm vào đó, nó còn giúp cơ thể phòng tránh bệnh ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến nghị lượng beta carotene nạp vào là từ 10.000 đến 83.000 IU mỗi ngày. Bạn có thể đạt được mục tiêu này nếu ăn 5 khẩu phần rau trở lên mỗi ngày.
- Beta carotene là vitamin tan trong chất béo, do đó bạn nên ăn kèm ít nhất 3 g chất béo để hấp thụ beta carotene. Ví dụ, bạn có thể dùng sốt hummus để chấm cà rốt, hoặc ăn salad với nước sốt ít béo, chẳng hạn như dầu ô liu trộn với giấm balsamic.
- Beta carotene lấy từ thức ăn được xử lý khác với beta carotene trong thực phẩm bổ sung, do đó các lợi ích của chúng không như nhau. Ở dạng thực phẩm bổ sung, beta carotene có thể gây hại cho một số người, chẳng hạn như những người hút thuốc lá.
- Beta carotene hiện diện trong các thực phẩm như khoai lang, cà rốt, rau bó xôi, rau diếp romaine, bí nghệ, dưa vàng và quả mơ khô.
-
4Ăn các thực phẩm chứa kẽm. Kẽm giúp tăng số lượng tế bào T và các tế bào tiêu diệt tự nhiên, nhờ đó nó giúp củng cố hệ miễn dịch. Cơ thể chúng ta cần có kẽm để sản xuất bạch cầu lympho, do đó bạn cần nạp đủ nhu cầu hàng ngày được khuyến nghị. Nam giới nên ăn ít nhất 11mg kẽm/ngày, nữ giới cần ít nhất 8mg/ngày.
- Phụ nữ mang thai cần ít nhất 11mg kẽm/ngày, trong khi phụ nữ đang cho con bú cần 12mg.
- Các lựa chọn tốt bao gồm hàu, ngũ cốc tăng cường, cua, thịt bò, phần thịt sẫm màu của gà tây và các loại đậu.[6]
-
5Ướp tỏi vào thức ăn. Tỏi giúp tăng cường sản sinh bạch cầu, tăng số lượng các tế bào tiêu diệt tự nhiên. Ngoài ra, tỏi cũng là một chất chống ô xy hoá có lợi cho sức khoẻ. Tỏi còn giúp phòng tránh các bệnh tim mạch nhờ tác dụng ngăn ngừa các cục máu đông.[7]
- Bạn có thể mua tỏi khô, bột tỏi hoặc dùng tỏi tươi.
-
6Uống trà xanh hàng ngày. Trà xanh có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại các virus làm suy yếu bạch cầu và có thể giúp cơ thể tăng lượng bạch cầu. Trà xanh cũng là sự thay thế tuyệt vời cho các thức uống khác có thể khiến cơ thể mệt mỏi, chẳng hạn như nước uống có đường.[8]Quảng cáo
Dùng vitamin và thực phẩm bổ sung
-
1Uống vitamin C. Vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất bạch cầu, trong đó bao gồm bạch cầu lympho. Bạn có thể nạp vitamin C qua thức ăn, nhưng vitamin C dưới dạng thực phẩm bổ sung cũng hữu ích. Vì cơ thể không sản xuất hoặc tích trữ vitamin C, bạn sẽ phải bổ sung dưỡng chất này mỗi ngày.[9]
- Cơ thể chỉ sử dụng lượng vitamin C cần thiết mà bạn nạp vào và đào thải phần còn thừa. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần uống vitamin C hàng ngày.
- Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại vitamin và thực phẩm chức năng nào. Thực phẩm chức năng đôi khi có thể ngăn cản sự hấp thụ các loại thuốc, vitamin và khoáng chất khác.
- Thực phẩm chức năng có thể khá đắt đỏ. Nếu đã ăn hoa quả và rau củ để nạp vitamin C mỗi ngày, có thể bạn không cần uống thực phẩm bổ sung vitamin C.
-
2
-
3Thử dùng vitamin E. Vitamin E có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào B và các tế bào tiêu diệt tự nhiên của cơ thể. Để có kết quả tốt, bạn sẽ cần uống 100 -400 mg vitamin E mỗi ngày. Người khoẻ mạnh cần ít hơn, còn những người có sức khoẻ kém hơn sẽ cần uống nhiều hơn.
- Vì vitamin E là loại vitamin tan trong chất béo, bạn nên uống vitamin E kèm thức ăn có tối thiểu 3 g chất béo.
- Nếu bạn muốn nạp vitamin E qua thức ăn, các lựa chọn tốt bao gồm hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bó xôi, dầu hoa rum, lá củ cải, bí ngô đóng hộp, ớt chuông đỏ, măng tây, cải rổ, xoài, quả bơ và bơ đậu phộng.[12]
- Bạn có thể tìm mua thực phẩm bổ sung vitamin E ở các hiệu thuốc, các cửa hàng bán vitamin và mua trực tuyến.
-
4Bổ sung selenium. Selenium giúp cơ thể sản sinh thêm bạch cầu. Vì không dễ dàng nạp selenium qua chế độ ăn, bạn có thể uống selenium dưới dạng thực phẩm bổ sung. Khi được uống chung với kẽm, cả hai khoáng chất này có thể tăng hiệu quả hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.[13]
- Mức cho phép của selenium nạp vào hàng ngày được khuyến nghị là 55 mcg/ngày. Phụ nữ mang thai cần uống 60 mcg, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần 70 mcg.
- Bạn cũng có thể nạp selenium qua thực phẩm nếu thích ăn nhiều hải sản. Selenium có trong các thực phẩm như hàu, cua và cá ngừ.[14]
Quảng cáo
Điều chỉnh lối sống
-
1Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Lượng bạch cầu lympho thấp có nhiều nguyên nhân gây ra, trong số đó có các nguyên nhân tạm thời. Ví dụ, các bệnh nhiễm virus, bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng và một số thuốc kháng sinh đều có thể tạm thời làm giảm lượng bạch cầu lympho. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khá nghiêm trọng, bao gồm một số bệnh ung thư, bệnh tự miễn và các rối loạn làm suy giảm chức năng tuỷ xương.[15]
- Nếu nghi ngờ có vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ có thể chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.
- Có các lựa chọn tốt hơn dành cho bạn, chẳng hạn như ghép tuỷ xương.[16]
-
2Ngủ đủ thời gian được khuyến nghị mỗi đêm. Người lớn cần ngủ 7-9 tiếng để có thể nghỉ ngơi đầy đủ. Thiếu niên có thể cần ngủ đến 10 tiếng mỗi đêm, còn trẻ nhỏ có thể cần ngủ đến 13 tiếng.[17] Cơ thể mệt mỏi có thể làm suy yếu hệ miễn dịch vì số lượng bạch cầu sụt giảm. Ngủ đủ giấc là một thói quen tốt cho hệ miễn dịch.[18]
-
3Đưa các hoạt động giảm căng thẳng vào thời gian biểu hàng ngày. Stress buộc cơ thể làm việc cực nhọc hơn, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch. Nó còn khiến cơ thể tiết ra các hoóc môn như cortisol tồn tại trong máu. Khi bị căng thẳng, bạn sẽ dễ bị mắc bệnh hơn và hậu quả dẫn đến là suy giảm lượng bạch cầu.[19] Để tránh căng thẳng, bạn nên đưa các hoạt động giảm stress vào thời gian biểu, ví dụ như.
- Thử tập yoga.
- Thực hành thiền.
- Đi dạo ngoài trời.
- Hít thở sâu.
- Tìm một sở thích để tiêu khiển.
-
4Ngừng hút thuốc lá. Thói quen hút thuốc sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, bao gồm các bạch cầu. Khi đó, cơ thể sẽ không đủ khả năng sản xuất hoặc duy trì số lượng bạch cầu lympho ở mức cao.[20]
-
5Hạn chế các thức uống chứa cồn. Uống rượu ở mức vừa phải không làm hại hệ miễn dịch, nhưng lượng rượu uống vào quá nhiều sẽ huỷ hại cơ thể. Nó khiến cơ thể căng thẳng, dẫn đến giảm khả năng sản xuất bạch cầu.[21] Phụ nữ nên giới hạn ở mức 1 cốc rượu mỗi ngày, với nam giới thì mức giới hạn là 2 cốc.[22]
-
6Duy trì cân nặng hợp lý. Tình trạng thiếu cân hoặc thừa cân đều có thể ảnh hưởng đến chức năng sản sinh bạch cầu của cơ thể. Cơ thể bạn có thể không sản xuất đủ lượng bạch cầu, và ngay cả các bạch cầu đang có cũng không hoạt động tốt.[23] Duy trì cân nặng khoẻ mạnh bằng cách áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối và tập thể dục điều độ.[24]
- Ăn nhiều rau.
- Nhớ ăn một khẩu phần nhỏ protein nạc trong mỗi bữa.
- Ăn 2-3 khẩu phần hoa quả mỗi ngày.
- Uống nhiều nước.
- Hạn chế đường và các chất béo không lành mạnh.
-
7Tập thể dục trong hầu hết các ngày. Thói quen tập thể dục có thể hỗ trợ hệ miễn dịch nhờ tác dụng tăng cường tuần hoàn, nhờ đó cũng giúp các bạch cầu lympho hoạt động tốt. Bạn nên cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Hãy chọn các hoạt động mà bạn thực sự thích thú.[25]
- Các lựa chọn tốt bao gồm: đi bộ, khiêu vũ, đạp xe, đi bộ đường dài, bơi lội, chạy bộ, chơi các môn thể thao đồng đội, leo núi.
-
8Rửa tay thường xuyên. Rửa tay luôn luôn là điều nên làm, và việc này lại càng quan trọng khi bạn đang cố gắng tăng lượng bạch cầu lympho trong cơ thể. Biện pháp này giúp giảm rủi ro phơi nhiễm với những yếu tố có thể gây nhiễm trùng như vi khuẩn và virus.[26]Quảng cáo
Cảnh báo
- Chứng tăng tế bào lympho có thể xảy ra nếu bạch cầu lympho trong cơ thể tăng quá cao. Mặc dù hiện tượng này thường không gây hại, nhưng nó có thể liên quan đến bệnh ung thư máu hoặc nhiễm trùng mãn tính.[27]
Tham khảo
- ↑ http://www.cnn.com/2007/HEALTH/diet.fitness/11/14/cl.best.defense/index.html
- ↑ https://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/lose_wt/eat/fd_exch.htm
- ↑ http://www.cnn.com/2007/HEALTH/diet.fitness/11/14/cl.best.defense/index.html
- ↑ (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4210907/)
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/trans-fat/art-20046114
- ↑ https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3915757/
- ↑ http://www.uofmhealth.org/health-library/hn-2102007
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/2016/01/3-vitamins-best-boosting-immunity/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3166406/
- ↑ https://newsnetwork.mayoclinic.org/discussion/mayo-clinic-q-and-a-how-much-vitamin-d-do-i-need/
- ↑ https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-sources-of-vitamin-e/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3723386/
- ↑ https://ods.od.nih.gov/factsheets/Selenium-HealthProfessional/
- ↑ https://www.mayoclinic.org/symptoms/low-white-blood-cell-count/basics/causes/sym-20050615
- ↑ https://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/lym/treatment
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/expert-answers/how-many-hours-of-sleep-are-enough/faq-20057898
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/expert-answers/lack-of-sleep/faq-20057757
- ↑ https://adrenalfatiguesolution.com/stress-immune-system/
- ↑ https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system
- ↑ https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system
- ↑ https://www.cdc.gov/alcohol/faqs.htm
- ↑ http://www.cnn.com/2007/HEALTH/diet.fitness/11/14/cl.best.defense/index.html
- ↑ https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system
- ↑ https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system
- ↑ https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system
- ↑ https://www.mayoclinic.org/symptoms/lymphocytosis/basics/causes/sym-20050660