Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Móng tay yếu, giòn, nứt, xước và biểu bì móng rách, đau đớn có thể khiến bạn thấy bực mình. Trong khi đó, hằng hà sa số các biện pháp khắc phục được bán ngoài hiệu thuốc có thể khiến bạn thấy choáng ngợp và không hiệu quả. Có vẻ như có đến hàng nghìn sản phẩm, từ kem dưỡng ẩm đến sơn móng, hứa hẹn giúp móng chắc hơn, cứng hơn, dài hơn và mọc nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải dùng các sản phẩm làm cứng móng hóa học hay bất kỳ phương pháp điều trị theo xu hướng nào. Thay vào đó, bạn có thể chữa lành móng bằng một vài bước thực tiễn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Tạo kiểu móng đúng cách

  1. 1
    Bỏ qua bước đánh bóng. Đánh bóng được dùng để mài phẳng phần móng nhấp nhô. Hầu hết phụ nữ đều không biết rằng phần nhô lên của móng là phần khỏe mạnh của ngón tay.[1] Phần móng dày nhất là khỏe nhất và đánh bóng sẽ khiến móng mất đi độ dày. Vì vậy, khi đánh bóng móng, bạn sẽ mài đi phần móng chắc khỏe nhất.[2]
    • Nếu phần móng nhấp nhô khiến bạn bận tâm, bạn có thể thử chọn sơn phủ chất lượng cao. Sơn phủ được dùng chuyên biệt cho phần móng nhấp nhô sẽ lấp đầy các đường rãnh trên móng.[3] Như vậy, bạn có thể giúp móng trở nên bóng mịn mà không gây hư móng.
  2. 2
    Cải thiện kỹ thuật dũa móng. Đầu tiên, luôn dũa phẳng dọc theo cạnh móng. [4] Sau khi dũa được phần móng như ý, dùng cây dũa để dũa móng ở một góc 45 độ.[5] Bước này giúp cạnh móng được mịn, không bị mắc vào các vật khác và ngăn ngừa xước măng rô.
    • Luôn dùng cây dũa móng có bề mặt mịn. Dũa móng có bề mặt nhám được dùng cho móng nhân tạo và có thể gây hư hại cho móng tự nhiên. [6] Dũa móng bằng kim loại cũng tương tự. Thay vì dùng cây dũa móng bằng kim loại, bạn nên dùng cây dũa móng có miếng đệm ở giữa. [7]
  3. 3
    Cắt móng bị xước măng rô. Xước măng rô thường là do móng nứt hoặc cắt móng không đúng cách. Sau khi móng bị kéo rách, da và giường móng sẽ bị thương tổn hoặc xé rách.[8] Ngay cả vết rách nhỏ nhất trên da cũng có thể khiến tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bạn cần chủ động dùng dụng cụ bấm móng để nhẹ nhàng bấm phần móng xước măng rô đi.[9]
    • Không cắn phần móng xước măng rô. Không những kéo rách móng hoặc da, cắn móng còn truyền vi khuẩn từ miệng trực tiếp vào vết thương.
  4. 4
    Để yên biểu bì móng. Nhiều người tin rằng biểu bì móng rất dễ loại bỏ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng vì biểu bì là lớp bọc và là lớp bảo vệ giường móng. Trừ khi là chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, bạn không nên cố gắng tự cắt biểu bì. [10] Hành động này có thể gây chấn thương không cần thiết và hư tổn cho móng.
    • Nếu cảm thấy biểu bì móng quá xấu xí, bạn nên thử dưỡng ẩm cho biểu bì thay vì cắt đi. Dùng tinh dầu hoặc kem dưỡng da tay để làm mềm biểu bì có thể kích thích móng mọc ra chắc khỏe hơn.[11]
    • Một lựa chọn khác đó là dùng kem tẩy biểu bì móng. Dùng cây đẩy biểu bì đầu mềm để nhẹ nhàng đẩy biểu bì ngược vào giường móng. Sau đó, bạn có thể dùng kem tẩy biểu bì móng để thoa lên biểu bì.[12] Sản phẩm này giúp cho phần biểu bì xấu xí trông trở nên gọn gàng và sạch sẽ hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Bảo vệ móng

  1. 1
    Ngâm móng. Bạn có thể tự làm dung dịch ngâm móng bằng cách kết hợp các loại dầu. Thử dùng dầu dừa, dầu Argan hoặc dầu ôliu hòa với tinh dầu tràm trà hoặc dầu vitamin E.[13] Bằng cách dùng bông gòn thoa một lượng lớn dầu lên móng để ngâm, móng sẽ được dưỡng ẩm đầy đủ. Tuy nhiên, không nên ngâm trong nước vì nước khiến móng quá mềm và có thể khiến móng cong hoặc lột móng (bong móng).
    • Nếu thấy móng mềm và dễ nứt, bạn nên thử dùng dầu vitamin E. [14] Tinh dầu tràm trà là nguyên liệu tốt để giữ cho móng sạch và không bị nấm.[15]
  2. 2
    Tăng cường thực phẩm chức năng tốt cho móng trong chế độ ăn. Nhiều phụ nữ nhận thấy thực phẩm chức năng có thể giúp ích trong việc giúp móng mọc và cải thiện sức khỏe móng nói chung. Biotin rất tốt cho việc giúp móng giòn trở nên chắc khỏe hơn.[16] Bạn nên cân nhắc mua sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng cao cho da, tóc và móng. Các sản phẩm này thường chứa vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B, axit folic, kẽm, sắt, canxi và biotin. Khi bổ sung đều đặn, thực phẩm chức năng được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực. Không những móng sẽ mọc chắc khỏe hơn mà bạn sẽ thấy sự cải thiện về làn da và mái tóc.
    • Nếu chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng, viên uống vitamin tổng hợp đơn giản có thể đủ bổ sung cho móng khỏe mạnh hơn. Móng yếu, giòn thường là do thiếu dưỡng chất. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra sản phẩm vitamin tổng hợp phù hợp nhất.
    • Đảm bảo bổ sung đủ dầu omega-3 cũng giúp giảm nguy cơ móng yếu, giòn. Omega-3, hay còn được biết đến là dầu cá, có thể được bổ sung ở dạng thực phẩm chức năng hoặc có trong chế phẩm từ sữa động vật, trứng, các loại hạt và chất béo như dầu ôliu.[17]
  3. 3
    Cẩn trọng với những thứ bạn thoa lên tay. Những vật dụng hàng ngày phổ biến như nước tẩy sơn móng, nước rửa tay và sản phẩm vệ sinh đều gây hư tổn không những cho móng mà còn làm tăng tốc độ quá trình lão hóa bàn tay. Bằng cách chọn sản phẩm dịu nhẹ hơn, bạn có thể giữ cho móng và bàn tay luôn khỏe đẹp, trẻ trung.
    • Nước rửa tay thường chứa cồn. Cồn không những làm khô da mà còn làm khô móng.[18] Cồn khiến da tay mất nước, khiến móng giòn và dễ gãy. Tốt hơn hết bạn nên rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô ngay lập tức nếu phải dùng nước rửa tay.
    • Mang găng tay khi dọn dẹp hoặc làm vườn. Sản phẩm rửa kính không độc hại nhưng chắc chắn sẽ gây hại cho móng. Bạn cần che bàn tay lại để ngăn độ ẩm bị lấy đi. Nếu quên đeo găng tay, bạn cần thoa kem dưỡng da tay ngay. [19]
    • Không dùng nước tẩy sơn móng chứa a-xê-tôn. Không chỉ tẩy đi lớp sơn móng, a-xê-tôn còn khiến móng yếu dần theo thời gian. A-xê-tôn trong suốt, mùi nồng và rất dễ bắt lửa vì cồn isopropyl thường được dùng trong quá trình tạo a-xê-tôn.[20] Vì vậy, bạn nên chọn nước tẩy sơn móng không chứa a-xê-tôn có bán ở hầu hết các hiệu thuốc.
  4. 4
    Không dùng móng tay làm dụng cụ. Khi mọc ra, phần móng yếu nhất sẽ nằm ở đầu móng. Khi phần yếu nhất chịu áp lực, nó sẽ kéo theo phần móng còn lại ra khỏi móng.[21] Điều này sẽ khiến móng yếu đi. Vì vậy, bạn không nên dùng móng để mở nắp hộp, lột miếng dán hay cạo thứ gì trên bề mặt nào đó.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu thích sơn móng, tuyệt đối không nên lột sơn ra sau khi sơn bắt đầu nứt. Lột sơn đi sẽ loại bỏ cả các lớp móng cực nhỏ và theo thời gian, tình trạng này sẽ khiến móng mềm và dẻo.[22]

Cảnh báo

  • Người tiêu dùng dễ tin vào những gì các công ty mỹ phẩm hứa hẹn. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại sơn hoặc sơn bóng hứa hẹn giúp móng chắc hơn hoặc cứng hơn, hay các sản phẩm mê hoặc bạn bằng các cụm từ như "hoàn toàn tự nhiên", "sản phẩm kích thích mọc móng" hay "kết quả đảm bảo!". Xét cho cùng thì các loại sơn móng này cũng chỉ là sơn móng chứa hóa chất. Chúng chỉ là giải pháp nhanh chóng và tạm thời.
  • Vitamin bổ sung cho phụ nữ trước mang thai thường được khuyến nghị như một dạng thực phẩm chức năng giúp móng và tóc chắc khỏe. Mặc dù có vẻ vô hại nhưng vitamin trong các viên uống này có thể tương tác với các thuốc khác. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. [23]

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng dầu gội tímSử dụng dầu gội tím
Tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên bàn tay
Màu nào có thể trung hòa tông đỏ trên tóc? Làm sao để tẩy màu tóc đỏLàm thế nào để tẩy màu tóc đỏ
Tẩy keo dán móng trên móng tay
Xác định tóc mái có hợp với bạnXác định tóc mái có hợp với bạn
Tự tết tóc
Đối phó với mái tóc lỡ cắt quá ngắnĐối phó với mái tóc lỡ cắt quá ngắn
Giúp móng chân mọc lại nhanh chóngGiúp móng chân mọc lại nhanh chóng
Tìm màu tóc phù hợpTìm màu tóc phù hợp
Nuôi tóc dài (dành cho nam giới)Nuôi tóc dài (dành cho nam giới)
Làm mỏng tócLàm mỏng tóc
Làm phai màu nhuộm trên tócLàm phai màu nhuộm trên tóc
Uốn tóc có gây hại cho tóc không? Các nguy cơ, cách chuẩn bị và chăm sóc tóc uốnUốn tóc có gây hại cho tóc không? Các nguy cơ, cách chuẩn bị và chăm sóc tóc uốn
Thuyết phục ba mẹ cho nhuộm tócThuyết phục ba mẹ cho nhuộm tóc
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 5.855 lần.
Chuyên mục: Móng và Tóc

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 5.855 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo