Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 4.156 lần.
Độ pH trong bể bơi thấp có thể là do nước mưa hoặc các vật chất khác từ bên ngoài xâm nhập vào nước trong bể. Trang sức bằng kim loại bị ăn mòn, cay mũi và mắt, ngứa da là những dấu hiệu cho thấy nước trong bể bơi có độ pH thấp. Việc thường xuyên kiểm tra và xử lý nước bằng hóa chất sẽ giúp duy trì độ pH trong bể. Một trong những cách phổ biến nhất để làm tăng độ pH là dùng bột soda (tên gọi khác là soda ash hoặc sodium carbonate).
Các bước
Kiểm tra độ pH trong bể
-
1Dùng que thử độ pH. Bạn có thể mua loại que thử này ở các cửa hàng bán dụng cụ hồ bơi, trung tâm thương mại hoặc mua trực tuyến. Hãy làm theo hướng dẫn sử dụng, thường thì bạn sẽ nhúng một đầu que thử vào nước, sau đó so sánh với bảng màu đọc kết quả trên sản phẩm.[1]
- Với một số loại dụng cụ thử khác, bạn sẽ cần lấy nước bể bơi vào một chiếc ống, sau đó nhỏ thêm một vài giọt hóa chất, hóa chất này sẽ thay đổi màu sắc dựa vào độ pH trong nước.
-
2Kiểm tra nồng độ hóa chất từ một đến hai lần một tuần. Bạn nên ghi lại độ pH vào một quyển sổ nhỏ để theo dõi sự thay đổi theo thời gian. Độ pH trong bể sẽ thay đổi do rất nhiều nguyên nhân, chính vì vậy việc kiểm tra thường xuyên là rất quan trọng.
-
3Duy trì độ pH ở mức từ 7.4 đến 7.8. Que thử pH sẽ thay đổi màu sắc khi nhúng vào nước. Các màu này phản ánh độ pH tương ứng. Bạn hãy so sánh que thử với bảng màu đọc kết quả trên sản phẩm để biết độ pH trong nước ở thời điểm hiện tại. Độ pH lý tưởng cho bể bơi là từ khoảng 7.4 đến 7.8. Sau đó bạn cần xác định xem cần nâng độ pH lên thêm bao nhiêu nữa.
- Ví dụ, nếu trên que thử hiển thị màu vàng như vỏ chuối thì khi so sánh với bảng màu, độ pH tương ứng sẽ là 7.2. Điều này có nghĩa là bạn cần tăng độ pH lên ít nhất 0.2 và nhiều nhất là 0.6.
Quảng cáo
Tính toán lượng bột soda cần dùng
-
1Tính toán lượng nước trong bể. Nếu bạn đã biết thể tích của bể thì hãy dùng con số đó để tính toán. Nếu chưa biết thì bạn có thể dùng thước dây để đo và tính thể tích dựa vào hình dạng của bể.[2]
- Với bể bơi hình chữ nhật, công thức tính thể tích sẽ là chiều dài x chiều rộng x chiều sâu trung bình x 7.5. Nếu bể có một đầu sâu và một đầu nông, bạn hãy đo chiều sâu ở mỗi đầu sau đó cộng vào chia cho 2 để tính chiều sâu trung bình.
- Với bể bơi hình tròn, công thức tính sẽ là đường kính x đường kính x chiều sâu trung bình x 5.9. Nếu bể bơi có một phần sâu hơn, bạn sẽ cộng chiều sâu ở cả hai chỗ nông và sâu, sau đó chia cho 2 để được chiều sâu trung bình.
- Với bể bơi có các hình dạng khác, bạn có thể điều chỉnh các công thức trên để tính thể tích ở từng phần của bể, hoặc nhờ chuyên gia ước lượng thể tích nước trong bể.
-
2Tính toán lượng bột soda cần dùng. Bạn cần dùng khoảng 170 g bột soda để tăng 0.2 độ pH cho 37,850 L nước. Hãy dùng con số này làm mốc và tăng thêm lượng bột soda nếu bạn cần tăng độ pH nhiều hơn.[3]
- Ví dụ, khi kiểm tra nồng độ pH trong nước thu được kết quả là 7.2. Bạn muốn tăng nồng độ này lên 7.6 và thể tích nước trong bể đúng bằng 37,850 L thì bạn cần dùng 340g bột soda cho lần xử lý đầu tiên.
-
3Mua bột soda ở cửa hàng bán dụng cụ hồ bơi hoặc đặt hàng trực tuyến. Trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu bột soda khác nhau, bạn cần xem kỹ mục thành phần và chọn sản phẩm có thành phần chủ yếu là sodium carbonate. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi nhân viên bán hàng xem sản phẩm nào có chứa bột soda (soda ash).
- Nếu không ở gần cửa hàng bán dụng cụ bể bơi, bạn có thể thử tìm mua ở cửa hàng bán dụng cụ xử lý nước, siêu thị hoặc trung tâm thương mại như Walmart.
Quảng cáo
Cho bột soda vào bể bơi
-
1Chạy máy lọc nước khi cho bột soda vào bể. Bột soda có hiệu quả tốt nhất khi được lưu thông tốt trong bể. Để đảm bảo điều này, bạn nên chạy máy lọc ở chế độ thông thường. Nếu đã tắt máy lọc đi để dọn bể thì bạn hãy nhớ bật lại.
-
2Đổ đầy nước vào một xô khoảng 19 L. Bạn không nên đổ trực tiếp bột soda xuống bể bơi để tránh bột hòa tan không đều. Thay vào đó, hãy hòa tan bột soda vào một xô nước, sau đó đổ xuống bể. Nếu không có xô 19 L bạn có thể dùng một xô khác bất kỳ. Hãy trộn bột soda vào ít nhất là 3,8 L nước.
- Bạn nên cho nước vào xô trước sau đó đổ bột soda vào sau.
-
3Lấy lượng bột soda cần thiết để hòa tan vào xô nước. Bạn hãy dựa vào số lượng được mô tả ở bên trên để lấy lượng bột soda cần dùng. Bạn có thể dùng cốc đo lường hoặc dùng cân để cân sau đó đổ bột soda vào nước.[4]
- Nhớ là không đổ bột soda vào trong xô trước khi cho nước.
-
4Đổ nước hòa bột soda quanh bể bơi. Với bể bơi sâu dưới mặt đất, bạn có thể đi vòng quanh và từ từ đổ nước trong xô xuống bể. Với bể bơi xây cao hơn mặt đất, bạn hãy cố gắng đổ nước hòa bột soda quanh thành bể.
- Nếu muốn, bạn có thể dùng một chiếc gáo nhựa cũ để múc nước ở trong xô và đổ từng gáo xuống bể bơi.
-
5Chờ một thời gian cho bột soda lưu thông trong bể và làm biến đổi độ pH của nước. Sau một giờ, bạn lấy một que thử khác, nhúng vào nước và kiểm tra xem độ pH đã đạt mức mong muốn chưa.
-
6Thêm bột soda nếu cần. Nhìn chung bạn không nên dùng quá 455 g bột soda cho 37,850 L nước. Nếu cho nhiều hơn số lượng này, nước sẽ dần bị đục.[5]
- Nếu độ pH chưa đạt mức mong muốn, bạn hãy kiểm tra lại sau một hoặc hai ngày và cho thêm bột soda với số lượng theo cách tính toán trên.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Que thử còn giúp xác định nồng độ clo, độ kiềm và độ cứng canxi của nước. Việc duy trì tất các loại hóa chất trên ở nồng độ thích hợp sẽ giúp nước bể bơi luôn trong sạch, đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Tham khảo
- ↑ https://dengarden.com/swimming-pools/How-Much-Muriatic-Acid-Should-I-Add-to-a-Swimming-Pool-Understanding-pH
- ↑ http://www.inyopools.com/swimming-pool-calculations.aspx
- ↑ http://www.poolspanews.com/how-to/maintenance/soda-ash-vs-baking-soda_o
- ↑ http://www.backyardcitypools.com/Raising-pH.htm
- ↑ http://www.backyardcitypools.com/Raising-pH.htm