Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Có 19 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 25.147 lần.
Niêm mạc tử cung khỏe mạnh là một yếu tố giúp phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn và mang thai. Bạn có thể khó thụ thai nếu có niêm mạc tử cung mỏng. May mắn thay, tình trạng này có thể được cải thiện nếu bạn thực hiện mốt số điều chỉnh trong nếp sống và trao đổi với bác sĩ để làm dày niêm mạc tử cung bằng các phương pháp điều trị y tế. Hãy lạc quan – nhiều phụ nữ đã thành công trong việc làm dày niêm mạc tử cung và tăng cơ hội mang thai!
Các bước
Áp dụng các phương pháp tự nhiên
-
1Tập thể dục hàng ngày. Các bài tập vận động sẽ giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, bao gồm cả lượng máu dẫn đến tử cung.[1] Máu lưu thông tốt sẽ tạo lớp niêm mạc tử cung tốt hơn. Bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất – dù là bơi lội, chạy bộ, đạp xe, tập yoga hay chỉ là đi bộ.
- Nếu nghề nghiệp buộc bạn phải ngồi nhiều, cứ cách mỗi giờ bạn hãy cố gắng đứng dậy và vận động tay chân trong 2 phút.
-
2Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Duy trì giấc ngủ ngon mỗi đêm để giữ ổn định mức hoóc môn – mức estrogen và các hoóc môn khác sẽ được cân bằng trong giấc ngủ.[2] Cố gắng tạo thói quen ngủ lành mạnh để đảm bảo ngủ được 7-9 tiếng mỗi đêm. Hãy thử các biện pháp sau để cải thiện nếp ngủ:
- Đặt ra giờ ngủ và giờ thức dậy nhất định mỗi ngày. Cố gắng đi ngủ vào khoảng 10-11 giờ đêm.
- Tránh chợp mắt vào ban ngày.
- Dành phòng ngủ chỉ để ngủ - chẳng hạn như tránh xem tivi trên giường.
- Tạo một thông lệ thư giãn trước khi ngủ, ví dụ như tắm bồn nước ấm hoặc tự mát-xa tay.
- Ngủ trong phòng mát và tối.
-
3Giảm căng thẳng. Stress và các hóa chất tiết ra do street có thể tác động tiêu cực lên cơ thể, bao gồm tình trạng mất cân bằng hoóc môn. Bạn có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách dành thời gian mỗi ngày để thư giãn. Thử tập yoga, thiền, viết lách hoặc vẽ tranh, sử dụng liệu pháp hương thơm hoặc làm bất cứ việc gì có thể giúp bạn thư giãn. Nếu có đời sống gia đình hoặc công việc căng thẳng, bạn nên cố gắng thực hành chánh niệm.
-
4Thử áp dụng chế độ ăn tăng khả năng thụ thai. Áp dụng chế độ ăn nhiều rau, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt. Chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao và ít tinh bột cũng có thể giúp ích. Nếu được, bạn nên nạp thêm protein từ rau củ và đậu thay vì từ thịt. Tránh các thức ăn chứa chất béo chuyển hóa và thực phẩm chế biến.[3]
-
5Uống thực phẩm bổ sung thảo mộc. Mặc dù chưa được chứng minh về hiệu quả tăng độ dày niêm mạc tử cung, nhưng việc sử dụng một số thảo mộc có thể tăng cường tuần hoàn máu, từ đó cải thiện lượng máu đến tử cung hoặc tăng mức estrogen trong cơ thể. Nhiều loại thực phẩm bổ sung có bán tại các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe hoặc bán trên mạng (nhớ chọn nơi bán có uy tín). Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung – các sản phẩm này có nguồn gốc tự nhiên nhưng vẫn có thể tương tác với các thuốc khác hoặc một số bệnh lý. Bạn hãy cân nhắc các sản phẩm thảo mộc sau đây để cải thiện mức estrogen hoặc tăng cường lưu thông máu:[4]
- Wild yam (củ mài dài)
- Black cohosh (thiên ma)
- Dong quai (đương quy)
- Licorice (cam thảo)
- Red clover (chẽ ba đỏ)
- Red raspberry leaf tea (trà lá mâm xôi đỏ)
-
6Thử dùng liệu pháp châm cứu. Liệu pháp châm cứu giúp điều hòa kinh nguyệt bằng cách cải thiện lượng máu lưu thông đến tử cung. Bạn hãy tìm chuyên gia châm cứu có giấy phép để điều trị. Họ sẽ châm kim vào các huyệt đặc biệt trên cơ thể để cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa hoóc môn và hỗ trợ quá trình hồi phục.[5]
-
7Tránh các thói quen cản trở máu lưu thông. Ngoài việc cố gắng tăng tuần hoàn máu, bạn cũng nên tránh các thói quen khiến máu lưu thông kém. Sau đây là một vài thói quen có hại mà bạn cần tránh:[6]
- Hút thuốc lá: Cai thuốc lá! Thói quen hút thuốc rất có hại cho sức khỏe và làm giảm lưu thông máu.
- Uống caffeine: Cố gắng hạn chế caffeine ở mức 1 tách mỗi ngày. Giảm caffeine dần dần để tránh triệu chứng cai nghiện.
- Uống thuốc chống sung huyết: Các thuốc chống dị ứng và thuốc trị viêm xoang có chứa phenylephrine hoặc các “chất làm co mạch” sẽ làm thu hẹp mạch máu, vì vậy bạn nên cố gắng dùng các sản phẩm khác không chứa các thành phần này.
Quảng cáo
Áp dụng các phương pháp điều trị y tế
-
1Đi khám bệnh. Nếu bạn có kinh nguyệt không đều hoặc khó mang thai, hãy đến bác sĩ để khám phụ khoa/sản khoa định kỳ. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, vì vậy bạn nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân khác ngoài tình trạng niêm mạc tử cung mỏng. Nếu nguyên nhân là do niêm mạc tử cung mỏng, bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định các phương pháp điều trị.
- Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung mỏng để tìm phương pháp điều trị hữu hiệu nhất.
-
2Thử dùng liệu pháp estrogen. Bước đầu tiên để tăng độ dày niêm mạc tử cung thường là điều chỉnh hoóc môn bằng liệu pháp estrogen.[7] Bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai có chứa estrogen hoặc bổ sung estrogen dưới dạng viên uống, miếng dán, gel, kem hoặc thuốc xịt.[8]
- Việc sử dụng estrogen có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, bệnh tim và một số bệnh ung thư.[9] bạn hãy trao đổi với bác sĩ về bệnh sử và tiền sử sức khỏe gia đình của bạn.
-
3Uống thuốc giãn mạch. Niêm mạc tử cung cần lượng máu dồi dào để phát triển, do đó các động mạch bị thu hẹp có thể là nguyên nhân của tình trạng niêm mạc tử cung mỏng.[10] Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể uống thuốc làm giãn mạch máu để cải thiện lưu lượng máu đến tử cung không.
- Một số người mắc một số chứng bệnh nhất định không nên uống thuốc giãn mạch, vì loại thuốc này có thể gây các tác dụng phụ như tim đập nhanh, ứ nước trong cơ thể, đau đầu, đau ngực và buồn nôn.[11] Nhớ trao đổi với bác sĩ về tiền sử sức khỏe của bạn trước khi bắt đầu dùng thuốc.
-
4Tăng cường vitamin E. Vitamin E có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến tử cung và làm tăng độ dày niêm mạc tử cung. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin E và hỏi bác sĩ về việc uống thực phẩm bổ sung vitamin E – đôi khi được gọi là tocopherol.[12] Liều lượng khuyến nghị khi uống vitamin E là 15 mg mỗi ngày cho phụ nữ. Bạn có thể hỏi bác sĩ về liều lượng cao hơn để tăng độ dày của niêm mạc tử cung – Các nghiên cứu khuyến nghị liều lượng vitamin E cho phụ nữ là 600mg.[13] Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin E cao bao gồm:[14]
- Hạnh nhân, hạt thông, hạt phỉ, lạc, bơ lạc
- Một số loại hạt sống như hạt bí ngô, hạt hướng dương, vừng
- Cải cầu vồng, cải xoăn, rau bó xôi (rau bina)
- Cải bẹ xanh, củ cải turnip, rau mùi tây
- Quả bơ, bông cải xanh, cà chua, quả ô liu
- Xoài, đu đủ, kiwi
- Dầu mầm lúa mạch, dầu hoa rum, dầu ngô
-
5Kiểm tra hàm lượng sắt trong máu. Sự thiếu hụt sắt có thể là nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung mỏng. Bạn nên đề nghị bác sĩ xét nghiệm máu để kiểm tra lượng sắt. Nếu lượng sắt thấp, có thể bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống thực phẩm bổ sung sắt.
- Thịt và cá là nguồn cung cấp sắt dồi dào nhất.
- Người ăn chay có nguy cơ thiếu hụt sắt cao nhất. Bạn cần đảm bảo ăn các loại rau củ và ngũ cốc giàu sắt như hạt diêm mạch, đậu lăng, rau bó xôi và đậu phụ.
-
6Dùng thực phẩm bổ sung l-arginine. Có bằng chứng khoa học cho thấy thực phẩm bổ sung l-arginine có lợi cho những người bệnh tim và đau chân do tắc động mạch.[15] Nhờ tác dụng làm giãn mạch và cải thiện lưu thông máu, l-arginine có thể giúp tăng độ dày niêm mạc tử cung.[16] Bạn có thể mua sản phẩm này ở hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán thực phẩm chăm sóc sức khỏe.
- Không có quy định về liều lượng sử dụng l-arginine, nhưng bạn có thể dùng trong khoảng từ 0,5mg đến 15mg để điều trị các bệnh khác nhau.[17] Một số nghiên cứu sử dụng 6g một ngày để điều trị niêm mạc tử cung mỏng. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng và liệu sản phẩm này có thích hợp với bạn hay không.
Quảng cáo
Cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị mới hơn
-
1Hỏi bác sĩ về liệu pháp dùng aspirin liều thấp. Liệu pháp uống aspirin liều thấp đã được chứng minh là có công dụng cải thiện khả năng thụ thai ở một số phụ nữ, mặc dù hiệu quả làm dày niêm mạc tử cung vẫn chưa được khẳng định.[18] Chỉ uống aspirin với sự chấp thuận của bác sĩ sau khi bạn đã báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh.
-
2Trao đổi với bác sĩ về pentoxifylline. Pentoxifylline (Trental) là thuốc giúp tăng cường lưu thông máu. Sản phẩm này được kết hợp với vitamin E để làm dày niêm mạc tử cung ở phụ nữ đang có ý định mang thai.[19] Thuốc có thể gây chóng mặt và khó chịu trong dạ dày. Bạn hãy hỏi bác sĩ về pentoxifylline và nhớ báo cho bác sĩ biết:[20]
- Nếu bạn bị dị ứng với caffeine hoặc bất cứ dược chất nào
- Các loại thuốc đang uống, đặc biệt là thuốc làm loãng máu (anticoagulants)
- Nếu bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh thận
- Nếu bạn đang có ý định mang thai
- Nếu bạn sắp làm phẫu thuật
-
3Tìm hiểu về liệu pháp cytokine. Nếu các phương pháp điều trị cơ bản không có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để thử áp dụng một thủ thuật y khoa mới hơn. Liệu pháp yếu tố kích thích tạo dòng bạch cầu hạt (G-CSF) cho thấy có tác dụng cải thiện độ dày niêm mạc từ cung trong thử nghiệm ở một số phụ nữ chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là phương pháp mới vẫn đang được nghiên cứu, nhưng bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu có thể cân nhắc không.[21]Quảng cáo
Lời khuyên
- Thuốc Clomid và các thuốc tránh thai chứa hàm lượng cao progesterone có thể làm mỏng niêm mạc tử cung. Bạn hãy hỏi bác sĩ về việc ngưng sử dụng các loại thuốc này.[22]
Cảnh báo
- Niêm mạc tử cung quá dày hoặc mức estrogen quá cao trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.[23] Bạn cần đến tái khám định kỳ để được theo dõi.
Tham khảo
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/in-depth/aerobic-exercise/art-20045541
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/sleep-the-foundation-for-healthy-habits/art-20270117
- ↑ https://www.fertilityauthority.com/lifestyle/weight-and-fertility/diet-weight-and-fertility
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25878948
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3962314/
- ↑ http://fertility.ca/my-diagnosis/list-of-diagnoses/thin-uterine-lining/
- ↑ http://link.springer.com/article/10.1007/s10815-006-9053-1
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menopause/in-depth/hormone-therapy/art-20046372
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menopause/in-depth/hormone-therapy/art-20046372
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0015028208000368
- ↑ http://link.springer.com/article/10.1007/s10815-006-9053-1
- ↑ https://academic.oup.com/humrep/article/17/5/1249/845502/Combined-treatment-by-pentoxifylline-and
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0015028208047833
- ↑ https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminE-HealthProfessional/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/arginine/evidence/hrb-20058733
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0015028208047833
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/arginine/dosing/hrb-20058733
- ↑ http://link.springer.com/article/10.1023%2FA%3A1009474307376?LI=true
- ↑ https://academic.oup.com/humrep/article/17/5/1249/845502/Combined-treatment-by-pentoxifylline-and
- ↑ https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a685027.html
- ↑ http://www.fertstert.org/article/S0015-0282(11)00177-4/abstract
- ↑ http://laivfclinic.com/thinlining/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/endometrial-cancer/symptoms-causes/dxc-20205706