Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đôi khi con người ta bị héo mòn đi trong niềm tin và những thói quen của mình. Chúng ta có thể cảm thấy thật khó chấp nhận các lối sống khác với chúng ta. Thế nhưng, lối tư duy khép kín và tính cố chấp sẽ không giúp ích cho bất cứ ai, đặc biệt là khi bạn có thể học được rất nhiều điều về các nền văn hóa khác. Học cách chấp nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác biệt với nền văn hoá của mình là một bước quan trọng để tận hưởng nhiều trải nghiệm mới và hiểu thêm về thế giới xung quanh.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nâng cao kiến thức cơ bản

  1. 1
    Thực hành tự nhận thức. Một trong những bước quan trọng để học cách tôn trọng các nền văn hoá khác là dành thời gian suy ngẫm về niềm tin và thành kiến của bản thân. Mỗi người trong chúng ta đều có một thứ gọi là "bộ lọc". Chính bộ lọc này tác động đến nhãn quan của bạn về thế giới.
    • Bộ lọc của bạn mô tả cách bạn nhìn mọi sự vật diễn ra xung quanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bộ lọc đó.
    • Một số yếu tố ảnh hưởng đến thế giới quan hoặc bộ lọc của bạn là nguồn gốc sắc tộc, tôn giáo và tuổi tác. Mức thu nhập và trình độ học vấn cũng là các yếu tố trong đó.
    • Dành chút thì giờ suy xét về bộ lọc của bạn. Hãy tự hỏi mình nhưng câu như “Mức thu nhập có ảnh hưởng thế nào đến cáí nhìn của mình về những người khác?” hoặc “Liệu tôn giáo của mình có tạo ra thành kiến nào không?”
    • Khi hiểu hơn về nhận thức của bản thân, bạn sẽ dễ nhận ra những điều mới mẻ về nền văn hoá của mình hơn. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn thoáng hơn về những khác biệt văn hoá.
  2. 2
    Đọc sách. Để tôn trọng các nền văn hoá khác, điều quan trọng là bạn phải hiểu được đôi điều về các nền văn hóa đó. Bạn có thể mở rộng kiến thức bằng cách tìm tòi nghiên cứu. Hãy bắt đầu bằng việc tìm đọc về nền văn hoá mà bạn có hứng thú.[1]
    • Ví dụ, nếu quan tâm đến văn hoá Nhật, bạn hãy tìm một cuốn sách viết về lịch sử Nhật Bản. Kiến thức cơ bản về lịch sử có thể giúp bạn làm quen với nền văn hoá đó.
    • Bạn cũng có thể thử đọc truyện hư cấu. Các truyện hư cấu về một nền văn hoá mới có thể giúp bạn hiểu biết thêm về cuộc sống trong đó.
    • Thử đọc tiểu thuyết "Quê hương tan rã" của tác giả Chinua Achebe kể một câu chuyện thú vị về cuộc sống ở Nigeria, hay "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" của Elizabeth Gilbert để tìm hiểu về đất nước Ý, Ấn Độ và Indonesia.
    • Đến thư viện và hỏi thủ thư. Nhờ họ giới thiệu về các tác phẩm hư cấu và cả tác phẩm phi hư cấu.
  3. 3
    Nghiên cứu về tôn giáo. Tôn giáo là một phần quan trọng trong nhiều nền văn hoá. Việc học hỏi thêm về một tôn giáo khác có thể giúp bạn hiểu được những nền văn hoá khác. Hãy thực hiện một số bước sau để tìm hiểu thêm về tôn giáo.[2]
    • Tham dự một hình thức thờ phượng khác. Nếu bạn theo đạo Công giáo, có thể là bạn chỉ biết đến các buổi thánh lễ Công giáo truyền thống.
    • Tham quan một nghi thức thánh lễ khác. Ví dụ, bạn có thể đến thăm giáo đường Do thái hay nhà thờ Hồi giáo.
    • Nhớ hỏi trước để chắc chắn là khách tham quan được phép tham dự các buổi hành lễ. Bạn cũng nên cẩn thận hỏi về trang phục hoặc cách xử sự khi đến đó.
    • Tự tìm hiểu. Tìm đọc sách và các bài báo viết các tôn giáo khác nhau. Ví dụ, bạn có thể đọc các bài viết mô tả về một Phật tử.
  4. 4
    Tham gia một lớp học. Trau dồi học vấn là một cách rất tuyệt vời để học cách tôn trọng các nền văn hoá khác. Bạn có thể đăng ký một khoá học truyền thống của trường cao đẳng cộng đồng ở địa phương. Ví dụ, bạn có thể đăng ký một khoá học về văn học Nga.
    • Các trường đại học cũng mở các lớp theo các chủ đề như lịch sử và tôn giáo của các nền văn hoá. Nhiều lớp học kiểu này có dạy theo hình thức trực tuyến, một số lớp còn miễn phí.
    • Rủ một người bạn học cùng. Hai bạn có thể tận hưởng thú vui học nói tiếng Tây Ban Nha.
  5. 5
    Trò chuyện với một người mới. Tìm cơ hội nói chuyện với một người đến từ một nền văn hoá khác. Bạn sẽ hiểu thêm về một nền văn hoá khác ở khía cạnh cá nhân hơn khi gặp gỡ một người mới hoặc trò chuyện sâu hơn với một người mà bạn đã quen. Điều này có thể giúp bạn có sự tôn trọng sâu sắc hơn.[3]
    • Cố gắng hoà mình vào môi trường đa văn hoá. Nếu bạn đang học đại học, có thể trong khuôn viên trường tổ chức các sự kiện giới thiệu về nhiều nền văn hoá. Bạn đừng bỏ lỡ các dịp này.
    • Chủ động làm quen với bạn bè mới. Gia nhập các đội thể thao hoặc dành thời gian đến thăm khu phố đa dạng các sắc màu văn hoá.
    • Trò chuyện với mọi người. Nghe những câu chuyện và các trải nghiệm của người khác cũng là một cách rất hay để kết nối với một nền văn hoá mới.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tôn trọng các phong tục tập quán khác

  1. 1
    Trở thành đồng minh. Có một cách tuyệt vời để tỏ lòng tôn trọng các nền văn hoá khác là làm một đồng minh văn hoá. Điều này có nghĩa là bạn xác định bản thân là người tôn trọng quyền tự chủ văn hoá và sẽ lên tiếng bảo vệ các quyền của người dân thuộc các nền văn hoá khác. Bạn có thể trở thành đồng minh ở trường học, chỗ làm việc hoặc cộng đồng nơi bạn sinh sống.[4]
    • Những người thuộc cộng đồng thiểu số thường hay bị kỳ thị. Bạn có thể cho mọi người biết rằng bạn không đồng tình với sự kỳ thị dù là bất kỳ hình thức nào.
    • Ví dụ, nếu một đồng nghiệp của bạn kể câu chuyện cười thiếu tế nhị về nền văn hoá khác, bạn có thể nói “Bảo, mình biết là cậu không có ý xấu, nhưng những chuyện như vậy gây khó chịu cho mình và những người khác.”
    • Đứng ra bảo vệ quyền của mọi người trong cộng đồng của bạn. Ví dụ, thành phố đang tìm cách ngăn chặn việc xây dựng một nhà thờ Hồi giáo trong vùng, bạn hãy đến hội đồng thành phố để lên tiếng nói vì cộng đồng.
  2. 2
    Thay đổi những quan niệm sai lầm. Ví dụ, khi đi du lịch đến Ấn Độ, bạn có thể nghĩ rằng người Ấn Độ không thành thật, và khó mà tìm được câu trả lời thoả đáng của họ cho một câu hỏi thẳng thắn. [5]
    • Thực ra, người Ấn Độ cho rằng không phải lúc nào cũng cần trả lời một câu hỏi trực tiếp, và điều này là bình thường và lịch sự. Hãy dành thời gian quan sát mọi người tương tác, và sẽ nhận thấy sự khác biệt văn hoá với cặp mắt của riêng bạn.
    • Nhiều người Anh nghĩ rằng người Mỹ giả tạo. Thực ra đó là vì người Mỹ thường thể hiện sự lạc quan ra ngoài nhiều hơn những người thuộc nền văn hoá khác.
    • Khi nói chuyện với người Anh, bạn nên cố gắng bày tỏ sự chân thành. Các bạn có thể học hỏi nhau về các khác biệt văn hoá của cả hai bên.
    • Bộ lọc văn hoá của bạn có thể khiến bạn cảm thấy sợ tiếp cận một phụ nữ choàng khăn Hồi giáo, nhưng bạn đừng ngại đến gần cô ấy trên xe buýt và nói “Làm ơn cho tôi hỏi, chỗ này đã có người ngồi chưa?”
  3. 3
    Đặt câu hỏi. Cách hay nhất để tìm hiểu về các nền văn hoá khác là đặt các câu hỏi. Đừng e ngại hỏi một người nào đó về phong tục tập quán hoặc đức tin của họ; chỉ cần bạn nhớ thể hiện sự tôn trọng.
    • Có thể một đồng nghiệp của bạn thường đem phần ăn trưa với những món ăn trông có vẻ hấp dẫn. Hãy thử nói “Cậu ăn món gì thế? Thơm quá!”
    • Ví dụ, cô gái làm cùng phòng bạn ngày nào cũng đến muộn hơn mọi người. Thay vì nghĩ rằng đồng nghiệp của mình lười biếng, bạn có thể hỏi cô ấy với thái độ thân thiện. Có thể lúc đó bạn sẽ biết rằng cấp trên của bạn đã đồng ý cho cô ấy điều chỉnh lịch làm việc theo giờ cầu nguyện.
    • Nếu bạn có một người bạn đến từ Nhật Bản, bạn có thể hỏi anh ấy về phong tục cúi chào của người Nhật. Có lẽ anh ấy sẽ rất vui khi kể về phọng tục của dân tộc mình.
  4. 4
    Giữ tư duy mở. Cố gắng đừng để bất cứ định kiến nào ảnh hưởng đến cảm giác của bạn về những người thuộc nền văn hoá khác. Hãy thể hiện sự tôn trọng bằng mọi nỗ lực để có lối suy nghĩ cởi mở, chẳng hạn như sẵn sàng thử qua một trải nghiệm mới để học được những điều mới lạ.[6]
    • Giả sử như bạn đang đi du lịch nước ngoài. Những món ăn ở đó có thể không quen thuộc với bạn, nhưng bạn hãy cứ thử xem sao.
    • Nhớ rằng dân chúng ở một nơi nào đó có hành xử khác với bạn thì cũng không có nghĩa là họ tốt hơn hay kém hơn bạn. Ví dụ, người Trung đông thường có cách chào hỏi và trò chuyện khách sáo hơn hầu hết người Mỹ.
    • Đừng ngại ngần tham gia các các kiểu trò chuyện mới. Thế nào bạn cũng học được điều gì đó và có thể cũng thích.
    • Thể hiện sự tôn trọng. Đừng đảo mắt tỏ thái độ hoặc cau có khi nhìn thấy một cảnh tượng không quen mắt.
  5. 5
    Dạy con cái biết tôn trọng. Được dạy dỗ ngay từ nhỏ luôn là cách hay nhất để biết tôn trọng. Nếu bọn trẻ lớn lên với sự hiểu biết về các nền văn hoá khác nhau, thường thì chúng sẽ không có thái độ kỳ thị khi trưởng thành. Bạn hãy dành thời gian dạy con các bài học về các nền văn hoá.[7]
    • Nếu con bạn từ trường về hỏi vì sao cậu bạn cùng lớp cứ đến thứ bảy là không chơi, bạn có thể nhân dịp này để dạy con. Giải thích rằng thứ bảy được coi là ngày thánh ở một số đức tin hoặc nền văn hoá.
    • Tìm một trường học có dạy về chủ nghĩa đa văn hoá. Trước khi xin nhập học cho con, bạn hãy hỏi xem trường có dạy nhiều ngôn ngữ không, hoặc liệu con bạn có được tiếp xúc với các hình thức nghệ thuật đa dạng không.
    • Làm gương cho con cái. Nếu bạn cư xử tử tế và tôn trọng, bọn trẻ cũng sẽ học theo hành vi đó.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Thử trải nghiệm những điều mới mẻ

  1. 1
    Ăn những món ăn mới. Ẩm thực là một phần quan trọng của mỗi nền văn hoá. Đối với nhiều người, thức ăn không chỉ là chất dinh dưỡng mà còn đại diện cho lịch sử và di sản. Hãy có gắng tìm dịp để nếm thử các món ăn khác lạ của các nền văn hoá khác.[8]
    • Rủ vài người bạn cùng đến một nhà hàng Ethiopia. Không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, bạn còn có được trải nghiệm ăn bằng tay rất thú vị.
    • Hãy đề nghị một người bạn Do thái giáo kể cho bạn nghe về bữa ăn Kosher yêu thích của họ. Hỏi xem bữa ăn đó được chuẩn bị như thế nào.
    • Mỗi tuần thử nấu một món mới. Bạn có thể nấu các bữa ăn của mọi vùng miền trên toàn thế giới và dẫn cả gia đình cùng bạn bước vào cuộc khám phá văn hoá.
  2. 2
    Trải nghiệm một hoạt động văn hoá mới lạ. Mỗi nền văn hoá có các hoạt động tiêu khiển khác nhau. Bạn hãy thử tham gia một đội bóng bầu dục hay đến quán rượu để xem bóng đá. Rất có thể bạn sẽ gặp được nhiều người đến từ khắp thế giới.
    • Nghe một loại nhạc mới. Cân nhắc đi xem buổi biểu diễn âm nhạc của bộ tộc châu Phi hoặc thưởng thức một vở opera của Ý.
    • Xem một bộ phim nước ngoài. Đến nhà văn hoá nghệ thuật để xem một cuốn phim có phụ đề.
    • Tìm kiếm các hình thức nghệ thuật khác. Khi viện bảo tàng thành phố có cuộc triển lãm nghệ thuật Ai cập, bạn nên chú ý và dành thời gian đến xem.
  3. 3
    Học một số từ mới. Bạn có thể giao tiếp với những người thuộc các nền văn hoá khác nếu bạn nói được ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thoải mái hơn khi đi du lịch nước ngoài nếu biết vài câu cơ bản.
    • Học các những cách chào hỏi mới. Người hàng xóm mới đến sẽ rất vui nếu bạn cố chào họ bằng câu chào "Bonjour!" thân thiện hoặc "Konnichiwa!" thay vì nói xin chào.
    • Học một lớp dạy ngôn ngữ. Nhiều trung tâm cộng đồng có mở các khoá học ngôn ngữ với học phí thấp (hoặc miễn phí). Hãy tận dụng các cơ hội này.
    • Bạn cũng có thể đăng ký các khoá học trực tuyến hoặc tải một ứng dụng phiên dịch trên điện thoại.
  4. 4
    Đi du lịch. Một trong các cách hiệu quả để tìm hiểu về một nền văn hoá khác. Khi đi du lịch nước ngoài, bạn có thể hoà mình vào cuộc sống đời thường của một nền văn hoá mới. Đừng ngại đi thám hiểm những vùng đất lạ của thế giới.[9]
    • Hãy là một lữ khách biết tôn trọng. Ví dụ, nếu bạn quyết định đến các tiểu vương quốc Ả Rập, hãy lưu ý rằng phụ nữ cần phải ăn mặc kín đáo.
    • Thử tham gia một số hoạt động "địa phương". Khi đi du lịch, bạn sẽ muốn đến thăm những địa điểm nổi tiếng, nhưng đừng ngại nhờ dân địa phương chỉ cho bạn những khu phố yêu thích của họ.
    • Lưu ý đến sự an toàn của bản thân. Hẳn là bạn muốn vui chơi thoả thích, nhưng hãy luôn chú ý đến hoàn cảnh xung quanh và dùng óc suy xét.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Xem các bộ phim của nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như phim của Bollywood hoặc các bộ phim về kể về các sự kiện xảy ra thời xưa có thể giúp bạn mở rộng tầm mắt và tôn trọng các xã hội khác.
  • Nếu bạn là người đam mê thời trang, hãy thử bắt chước trang phục và phong cách của nền văn hoá khác.
  • Có nhiều tạp chí về các nền văn hoá khác nhau mà bạn có thể tìm đọc.

Bài viết wikiHow có liên quan

Phát triển siêu năng ngoại cảmPhát triển siêu năng ngoại cảm
Trưởng thànhTrưởng thành
Nói ít điNói ít đi
Đối phó với Kẻ Bắt nạtĐối phó với Kẻ Bắt nạt
Trở nên Trầm tĩnhTrở nên Trầm tĩnh
Trở nên Hài hướcTrở nên Hài hước
Động viên bản thân học tập nghiêm túcĐộng viên bản thân học tập nghiêm túc
Lấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu íchLấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu ích
Ngừng thói quen thủ dâmNgừng thói quen thủ dâm
Hết nhút nhát và trở nên tự tinHết nhút nhát và trở nên tự tin
Nhớ lại thứ mà bạn đã quênNhớ lại thứ mà bạn đã quên
Ngừng Nhớ Ai đóNgừng Nhớ Ai đó
Cười một cách tự nhiênCười một cách tự nhiên
Xác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thânXác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thân
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Alicia Oglesby
Cùng viết bởi:
Chuyên viên tư vấn trường học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Alicia Oglesby. Alicia Oglesby là chuyên viên tư vấn trường học và giám đốc phòng tư vấn học sinh sinh viên của Trường Trung học Bishop McNamara ngoại ô Washington DC. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, Alicia chuyên về tư vấn học tập, rèn luyện kỹ năng xã hội-tình cảm, tư vấn cho sinh viên đại học và nghề nghiệp. Alicia có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Howard và bằng thạc sĩ về tư vấn lâm sàng và tâm lý học ứng dụng của Trường Cao đẳng Chestnut Hill. Cô cũng học về sức khỏe tâm thần và sắc tộc tại trường Virginia Tech. Alicia có chứng chỉ tư vấn trường học ở cả Washington DC và Pennsylvania. Cô đã xây dựng toàn bộ chương trình tư vấn đại học và phát triển năm chương trình tập trung vào các hội thảo ứng dụng, hội thảo cung cấp thông tin cho phụ huynh, hợp tác viết luận và các sự kiện nâng cao kỹ năng đọc và viết được hỗ trợ tài chính. Bài viết này đã được xem 1.726 lần.
Chuyên mục: Phát triển cá nhân
Trang này đã được đọc 1.726 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo