X
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 97 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Bài viết này đã được xem 140.542 lần.
Hình cầu là một vật thể hình tròn ba chiều hoàn hảo, mỗi điểm nằm trên bề mặt của nó đều có khoảng cách đến tâm cầu bằng nhau. Trong cuộc sống, có rất nhiều đồ vật thông dụng có hình cầu như quả bóng, quả địa cầu, vân vân. Nếu muốn tích thể tích khối cầu, bạn cần tìm bán kính của nó, sau đó đem bán kính áp dụng vào công thức đơn giản, V = ⁴⁄₃πr³.
Các bước
-
1Viết ra giấy công thức tính thể tích hình cầu. Ta có: V = ⁴⁄₃πr³. Trong đó, "V" tượng trưng cho thể tích và "r" là bán kính của khối cầu.
-
2Tìm bán kính. Nếu có sẵn bán kính thì chúng ta có thể thực hiện bước tiếp theo. Còn nếu đề bài cho bạn đường kính, muốn tìm bán kính bạn chỉ cần đem đường kính chia đôi. Sau khi có được số liệu, hãy viết nó ra giấy. Ví dụ, ta có bán kính hình cầu là 1 cm.[1]
- Nếu bạn chỉ có diện dích mặt cầu (S), để tìm bán kính, lấy diện tích mặt cầu đó chia cho 4π, rồi tính căn bậc hai của kết quả này. Tức là, r = √(S/4π) (“bán kính bằng căn bậc hai của thương số của diện tích và 4π”).
-
3Tính lũy thừa bậc ba của bán kính. Để làm điều này, bạn chỉ cần đem bán kính nhân ba lần với chính nó hoặc nâng nó lên số mũ ba. Ví dụ, (1 cm)3 thật ra chính là 1 cm x 1 cm x 1 cm. Kết quả của (1 cm)3 vẫn là 1 bởi vì 1 nhân với chính nó bao nhiêu lần vẫn bằng 1. Bạn sẽ phải viết lại đơn vị đo lường (ở đây là xen-ti-mét) sau khi đưa ra đáp án. Khi tính xong, bạn thay giá trị r³ vào công thức tính thể tích hình cầu gốc, V = ⁴⁄₃πr³. Trong ví dụ này, ta có V = ⁴⁄₃π x 1.
- Ví dụ: nếu bán kính là 2 cm, sau khi lũy thừa bậc ba bán kính lên ta có 23, chính là 2 x 2 x 2 hay 8.
-
4Nhân lũy thừa bậc ba của bán kính với 4/3. Thay r3, hay 1, vào công thức V = ⁴⁄₃πr³, sau đó tiếp tục nhân để phương trình gọn hơn. 4/3 x 1 = 4/3. Bây giờ, công thức của chúng ta sẽ là V = ⁴⁄₃ x π x 1, hay V = ⁴⁄₃π.
-
5Nhân biểu thức với π. Đây là bước cuối để tìm ra thể tích hình cầu. Bạn có thể để nguyên π trong đáp án theo dạng V = ⁴⁄₃π. Hoặc, bạn đặt π vào phép tính và nhân giá trị của nó với 4/3. Giá trị của π tương đương với 3.14159, vậy V = 3.14159 x 4/3 = 4.1887, bạn có thể làm tròn thành 4.19. Đừng quên kết luận cùng với đơn vị đo lường và đưa kết quả về đơn vị khối. Vậy, thể tích của hình cầu với bán kính bằng 1 là 4.19 cm3.Quảng cáo
Lời khuyên
- Đừng quên sử dụng đơn vị khối (ví dụ: 31 cm³ ).
- Đảm bảo rằng những đại lượng trong bài toán có cùng đơn vị đo lường. Nếu không, bạn sẽ phải chuyển đổi chúng.
- Lưu ý, ký hiệu "*" được sử dụng như một dấu nhân để tránh gây nhầm lẫn với biến số "x".
- Nếu bạn muốn tính một phần của hình cầu, chẳng hạn như phân nửa hay một phần tư, trước tiên hãy tìm thể tích toàn phần, sau đó đem thể tích ấy nhân với phân số mà bạn cần tìm. Ví dụ, một hình cầu có thể tích toàn phần là 8, để tìm thể tích của một nửa hình cầu, bạn phải lấy 8 nhân với ½ hoặc lấy 8 chia cho 2, kết quả cần tìm là 4.
Những thứ bạn cần
- Máy tính (lý do: nhằm tính toán những phép tính phức tạp)
- Bút chì và giấy (không cần thiết nếu như bạn có một chiếc máy tính nâng cao)
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Calculate the Volume of a Sphere
Italiano:Calcolare il Volume di una Sfera
Português:Calcular o Volume de uma Esfera
Nederlands:Het volume van een bol berekenen
Français:calculer le volume d'une sphère
Русский:вычислить объем сферы
中文:计算球的体积
Bahasa Indonesia:Menghitung Volume Bola
العربية:حساب حجم الكرة
한국어:구의 부피 구하는 법
日本語:球の体積を計算する
Trang này đã được đọc 140.542 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo