Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Kinh nguyệt của bạn có thể không đều vì nhiều lý do; tuy nhiên điều này sẽ gây khó khăn trong việc chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt và dự đoán ngày rụng trứng. Kiến thức này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang có dự định mang thai. Khung thời gian thụ thai (thời gian mà trứng có thể được thụ tinh bởi tinh trùng) khá ngắn (12-14 giờ), và do đó việc xác định thời gian rụng trứng là yếu tố cần thiết để chuẩn bị thụ thai trong vài ngày trước khi hiện tượng rụng trứng xảy ra.[1] Luôn nhớ rằng chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể là triệu chứng của các vấn đề khác về sức khỏe và phải được điều trị trước khi thụ thai (ví dụ như hội chứng buồng trứng đa nang, tiền tiểu đường hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp), vì vậy bạn nên đi khám trước khi cố gắng mang thai.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Theo dõi các dấu hiệu cơ thể

  1. 1
    Kiểm tra thân nhiệt. Thân nhiệt cơ sở (BBT) sẽ giúp bạn theo dõi thời gian rụng trứng. Bạn cần đo nhiệt độ vào mỗi buổi sáng trong nhiều tháng để theo dõi xu hướng chính xác của chu kỳ.[2] .
    • Việc đầu tiên bạn cần làm vào mỗi buổi sáng là đo thân nhiệt và ghi vào cuốn lịch nhỏ đặt trên tủ đầu giường. Bạn nên đo thân nhiệt trước khi ra khỏi giường, vì đây là thời điểm có thể đo được chính xác nhất.
    • Thân nhiệt cơ sở ổn định trong suốt nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt và sẽ hạ xuống khi mức progesterone tăng cao, báo hiệu thời gian rụng trứng sắp bắt đầu. Sau đó thân nhiệt của bạn sẽ tăng lên nửa độ trong thời gian rụng trứng. Thời điểm tốt nhất để giao hợp là hai ngày trước thời gian rụng trứng, ngay trước khi nhiệt độ tăng cao. Tinh trùng cần có thời gian để gặp được trứng. Nếu giao hợp vào đúng ngày rụng trứng, bạn chỉ có 5 phần trăm cơ hội thụ thai.[3] [4]
  2. 2
    Kiểm tra dịch tiết/dịch nhầy âm đạo. Dịch tiết âm đạo, trong đó chứa dịch nhầy cổ tử cung, sẽ cung cấp dấu hiệu quan trọng cho biết bạn đang ở thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt. Sự dao động mức hoóc môn sẽ làm thay đổi độ đặc và màu sắc của dịch nhầy cổ tử cung.[5] .
    • Dịch tiết trong thời gian có khả năng thụ thai sẽ trong và loãng, có độ đặc như lòng trắng trứng. Bạn sẽ có dịch tiết này khi đang rụng trứng.[6]
    • Dịch tiết trong những ngày còn lại của chu kỳ kinh nguyệt thường đục và có màu trắng, có thể đặc hoặc loãng.
    • Không hiếm khi dịch tiết có màu hơi nâu trong vài ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh. Hiện tượng này là do âm đạo đang làm sạch lượng máu cũ. Thông thường dịch tiết sẽ ít hơn sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.
  3. 3
    Kiểm tra cổ tử cung. Cổ tử cung, ống nối giữa âm đạo và tử cung, thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Kết cấu và vị trí của cổ tử cung có thể cho bạn biết liệu có phải bạn đang rụng trứng không.[7]
    • Dùng một hoặc hai ngón tay sờ cổ tử cung hàng ngày và ghi lại các đặc điểm về vị trí và kết cấu của cổ tử cung để bắt đầu theo dõi quy luật.
    • Trong thời gian đầu của chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung sẽ cứng và ở vị trí thấp. Khi cơ thể chuẩn bị rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm, hơi mở và ngắn hơn để tạo điều kiện cho tình trùng dễ dàng tiếp cận trứng.
    • Có thể bạn cần đưa ngón tay vào sâu trong âm đạo nhiều cm mới sờ được cổ tử cung. Khi đầu ngón tay chạm vào một lỗ tròn như hình bánh donut ở cuối âm đạo thì nghĩa là bạn đã chạm đến cổ tử cung.
    • Nếu không biết cách sờ cổ tử cung, bạn có thể xem ở đây.
  4. 4
    Kiểm tra mức hoóc môn bằng que thử ngày rụng trứng. Que thử ngày rụng trứng sẽ cho biết mức hoóc môn tạo hoàng thể (LH) của bạn. Mức hoóc môn này sẽ tăng vọt ngay trước khi buồng trứng phóng noãn, báo hiệu thời gian có khả năng thụ thai.[8] .
    • Cũng như que thử thai, que thử ngày rụng trứng đòi hỏi mẫu nước tiểu để xác định mức hoóc môn tạo hoàng thể; vì vậy bạn có thể phải thử nhiều ngày trong thời gian có khả năng rụng trứng để xác định chính xác ngày rụng trứng.[9]
    • Việc kiểm tra cổ tử cung và theo dõi quy luật trong dịch tiết âm đạo có thể giúp bạn xác định khi nào nên dùng que thử ngày rụng trứng. Ngoài ra, que thử ngày rụng trứng sẽ cung cấp các hướng dẫn về thời gian thử nước tiểu, dựa trên mức độ thất thường của các chu kỳ kinh nguyệt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Sử dụng biểu đồ chu kỳ rụng trứng

  1. 1
    Bắt đầu vẽ biểu đồ trong ngày đầu tiên có kinh. Biểu đồ chu kỳ rụng trứng là một công cụ hữu ích để kết hợp các kết quả theo dõi dịch tiết âm đạo và đo thân nhiệt cơ sở nhằm xác định xu hướng của chu kỳ. Mặc dù có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn vẫn cần bắt đầu theo dõi vào ngày đầu tiên có kinh.[10]
    • Ngày đầu tiên có kinh nguyệt là ngày thứ nhất. Nếu kinh nguyệt của bạn không đều, các chu kỳ kinh có thể cách nhau 21-35 ngày, kinh nguyệt có trong 2-7 ngày, có lẽ có những ngày chỉ ra vài giọt.[11]
    • Đánh số từng ngày trước mỗi chu kỳ kinh. Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới thì đó là ngày thứ nhất của chu kỳ mới.
    • Tìm ra số ngày tương đối của các chu kỳ trong vài tháng, sau đó bạn hãy thử tìm xem có con số trung bình nào thường gặp không.
  2. 2
    Vẽ biểu đồ nhiệt độ của cơ thể mỗi ngày. Lập một biểu đồ ghi mức nhiệt độ 36-36,6 độ C với độ gia tăng 0,1 độ trên trục X và ngày của chu kỳ trên trục Y.[12]
    • Đánh dấu mức nhiệt độ tương ứng với thân nhiệt cơ sở bên dưới ngày tương ứng của chu kỳ. Như vậy bạn có thể thấy được mức dao động mỗi ngày của nhiệt độ cơ thể.
    • Đường nối các điểm đã đánh dấu sẽ giúp bạn theo dõi quy luật dễ dàng hơn bằng hình ảnh .
    • Đường nối trên biểu đồ sẽ tụt xuống và sau đó tăng vọt lên khi đến thời điểm rụng trứng, biểu thị hai ngày trong chu kỳ có khả năng thụ thai cao nhất.
    • Bạn có thể tìm mẫu biểu đồ tại BabyCenter.com.[13]
  3. 3
    Ghi thêm đặc điểm dịch tiết âm đạo từng ngày vào biểu đồ. Dùng một ký hiệu dễ hiểu để mô tả dịch tiết âm đạo. Ví dụ, chữ K có thể chỉ sự tình trạng khô ráo sau khi hết kinh, KN để chỉ kinh nguyệt, BT chỉ dịch tiết trắng bình thường, và TT để chỉ dịch tiết trong xảy ra trong thời gian dễ thụ thai.[14]
    • So sánh các đặc điểm dịch tiết với các ghi chú ở các chu kỳ trước để xem dịch tiết có thay đổi kết cấu trong một khoảng thời gian nhất định không. Điều này có thể giúp bạn theo dõi tốt hơn về độ dài chu kỳ kinh nguyệt không đều của bạn thay đổi như thế nào.
  4. 4
    Quan sát các mức trung bình trong các biểu đồ rụng trứng để nhận biết về thời điểm dễ thụ thai. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn có thể rất khó tìm được quy luật cho thấy khi nào bạn dễ thụ thai nhất. Biểu đồ rụng trứng sẽ giúp bạn nhận ra nếu có quy luật nào thường xảy ra.[15]
    • Với các chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn có thể khó nhận thấy mức trung bình rõ ràng, nhưng ít nhất bạn có thể ước lượng được trong thời gian vài ngày.
  5. 5
    Sử dụng biểu đồ rụng trứng để theo dõi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt. Một điều phiền phức khi có chu kỳ kinh nguyệt không đều là bạn không thể chuẩn bị khi kinh nguyệt xuất hiện. Bạn có thể sử dụng biểu đồ rụng trứng để nhận biết về độ dài chu kỳ dựa vào mức trung bình từ các chu kỳ trước.[16]
    • Bạn cũng có thể biết được số ngày có kinh nguyệt qua dữ liệu ghi chép, qua đó có thể chuẩn bị tốt hơn khi đến kỳ kinh nguyệt.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thời gian dễ thụ thai nhất bắt đầu từ sáu ngày trước thời điểm rụng trứng kéo dài đến ngày rụng trứng và vào đúng ngày rụng trứng.[17]
  • Thông thường trứng sống sót được một ngày sau khi rụng, nhưng tinh trùng khi đã được phóng ra có thể sống sót đến một tuần.[18]

Bài viết wikiHow có liên quan

Khẩu dâmKhẩu dâm
Ngừng thói quen thủ dâmNgừng thói quen thủ dâm
Đi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinhĐi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinh
Tăng cường xuất tinhTăng cường xuất tinh
Quan hệ Lần đầu Không bị đauQuan hệ Lần đầu Không bị đau
Sờ Cổ tử cungSờ Cổ tử cung
Ngăn băng vệ sinh bị tràn trong kỳ kinh nguyệtNgăn băng vệ sinh bị tràn trong kỳ kinh nguyệt
Đeo bao cao su nếu chưa cắt bao quy đầuĐeo bao cao su nếu chưa cắt bao quy đầu
Cắt bao quy đầuCắt bao quy đầu
Cởi quần áo thật quyến rũCởi quần áo thật quyến rũ
Giấu kín sự cương dươngGiấu kín sự cương dương
Dương vật hết cương cứngDương vật hết cương cứng
Chữa lành vết rách âm đạoChữa lành vết rách âm đạo
Đối phó với những ngày "đèn đỏ" khi ở trườngĐối phó với những ngày "đèn đỏ" khi ở trường
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lacy Windham, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lacy Windham, MD. Tiến sĩ Windham là bác sĩ sản khoa & phụ khoa được chứng nhận của Hội đồng quản trị ở Tennessee. Cô theo học trường y tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Tennessee ở Memphis và hoàn thành chương trình nội trú tại Trường Y Đông Virginia năm 2010 và cô được trao giải Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Y học sản khoa, Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Ung thư và Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất. Bài viết này đã được xem 11.497 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 11.497 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo