Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn muốn tìm các video được cấp phép mở hoặc nằm trong phạm vi công cộng để có thể sử dụng lại và tùy biến chỉnh sửa hoặc cắt ghép cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu hoặc các mục đích cá nhân của bạn? Bài viết này là dành cho bạn.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Giới thiệu trang Vimeo

  1. 1
    Tìm đến trang chủ Vimeo. Để đến được trang chủ của Vimeo và công cụ tìm kiếm của nó, hãy tới địa chỉ: https://vimeo.com/creativecommons.
  2. 2
    Các thành phần. (Xem thêm bài: Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo). Công cụ tìm kiếm của Vimeo gồm các thành phần sau:
    • Thanh trình đơn của Vimeo. Dòng trên cùng, ở phía bên trái màn hình, sau từ Vimeo, là thanh trình đơn của trang.
    • Thành phần quan trọng nhất của công cụ tìm kiếm trên Vimeo là trường tìm kiếm của nó, nằm ở góc phải trên cùng của màn hình, nơi có dòng chữ Search video, people and more (Tìm kiếm video, con người và hơn thế nữa). Đây là nơi bạn sẽ gõ vào bất kỳ cụm từ tìm kiếm nào bạn muốn.
    • Ngay bên cạnh trường tìm kiếm là nút ‘Upload’ (Tải lên), là nơi bạn có thể tải video lên Vimeo.
    • Phần thân trang chủ Vimeo. Phần này bắt đầu bằng việc nói về Creative Commons, với lời nhắc: ‘Duyệt video được cấp phép Creative Commons trên Vimeo. Hãy học về những gì bạn có thể và không thể làm với video của những người khác trên Vimeo để giúp bạn chia sẻ, tùy biến thích nghi và sử dụng lại một cách hợp pháp’.
    • Ngay bên dưới là phần liệt kê 6 giấy phép tiêu chuẩn của Creative Commons và phạm vi công cộng cùng với mỗi loại một hàng các video ví dụ. Trước khi làm việc với các video trên Vimeo, bạn nên học để hiểu đúng và chắc chắn nội dung từng loại giấy phép Creative Commons và phạm vi công cộng vì chúng có liên quan trực tiếp tới các video trên Vimeo. Bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo có chủ ý dành cho bạn để nắm bắt những nội dung đó.
    • Bên phải màn hình trang chủ của Vimeo, nơi bắt đầu bằng dòng chữ toàn chữ hoa, màu xanh lá cây ‘CREATIVE COMMONS’, bạn có thể thấy phần giới thiệu về 4 yếu tố cơ bản của hệ thống giấy phép Creative Commons và sự hiến tặng vào phạm vi công cộng các video trên Vimeo. Bạn nên đọc để nắm bắt đúng và chắc chắn nội dung của từng yếu tố cơ bản này để biết những điều bạn có thể và không thể làm với các video trên Vimeo. Bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo có chủ ý dành cho bạn để nắm bắt những nội dung đó.
    • Trong màn hình trang chủ Vimeo còn có những phần khác nữa, không nằm trong phạm vi bài viết này, mà bạn có thể tự khám phá.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Tìm kiếm video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo

  1. 1
    Tiến hành tìm kiếm. Để tiến hành tìm kiếm, hãy gõ (các) từ bất kỳ bạn muốn tìm kiếm vào trường tìm kiếm rồi nhấn phím Enter. Với Vimeo, bạn có thể tìm kiếm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
  2. 2
    Nhận kết quả trả về.
  3. 3
    Chọn (các) bộ lọc trong kết quả tìm kiếm. Bước này sẽ chọn (các) bộ lọc và lọc trong kết quả tìm kiếm để tìm các video được cấp phép mở Creative Commons[1] và/hoặc nằm trong phạm vi công cộng bằng việc chọn thử lần lượt từng giấy phép Creative Commons trong bộ lọc License (Giấy phép) với sự kết hợp lựa chọn Free (Miễn phí) của bộ lọc Price (Giá thành) để có danh sách với số lượng ít hơn nhưng phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn. Để ví dụ, bài này sẽ làm việc với kết quả tìm kiếm được trả về khi cụm từ tìm kiếm bằng tiếng Anh, là ‘comics’ (truyện tranh).
  4. 4
    Chọn các lựa chọn cần thiết và kiểm tra giấy phép của video được chọn.
  5. 5
    Tải video được chọn về máy tính của bạn.
    Quảng cáo

Khuyến cáo

  • Hãy tuân thủ đầy đủ các điều khoản và điều kiện của giấy phép được các tác giả gắn cho từng video được cấp phép mở Creative Commons khi bạn sử dụng chúng. Trong mọi trường hợp, để làm được việc này, bạn hãy đọc bài Nhận biết điều khoản và điều kiện sử dụng video được cấp phép mở Creative Commons trên Vimeo trước khi bạn muốn sử dụng các video trên Vimeo.
  • Trong tất cả các tài liệu có tham chiếu tới việc bạn sử dụng các video được cấp phép mở trên Vimeo, ngoài việc bạn phải tuân thủ nội dung của từng giấy phép, bạn đừng quên: (1) Thừa nhận ghi công tác giả như tác giả gợi ý; và (2) Tạo một đường liên kết tới giấy phép Creative Commons được gắn với từng video đó.
  • Xem ví dụ về thừa nhận ghi công tác giả như được nêu trong bài: Tìm hình ảnh biểu tượng được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Noun Project, ở phần ‘Nguồn và Trích dẫn’ của bài đó.

Bài viết wikiHow có liên quan

Tìm hình ảnh biểu tượng được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Noun ProjectTìm hình ảnh biểu tượng được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Noun Project
Tìm video được cấp phép mở trên YouTube bằng công cụ của Creative CommonsTìm video được cấp phép mở trên YouTube bằng công cụ của Creative Commons
Tìm nguyên tác âm nhạc/âm thanh trên SoundCloudTìm nguyên tác âm nhạc/âm thanh trên SoundCloud
Đổi giấy phép tiêu chuẩn của YouTube sang giấy phép CC BY cho video trên YouTubeĐổi giấy phép tiêu chuẩn của YouTube sang giấy phép CC BY cho video trên YouTube
Chọn giấy phép Creative CommonsChọn giấy phép Creative Commons
Viết bài trên wikihow.vnViết bài trên wikihow.vn
Tìm tài nguyên giáo dục được cấp phép mở trên VOERTìm tài nguyên giáo dục được cấp phép mở trên VOER
Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ của Google ImagesTìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ của Google Images
Cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative CommonsCấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons
Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Creative CommonsTìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Creative Commons
Ghi công tác giả cho tài nguyên giáo dục được cấp phép mở bằng công cụ trợ giúp của Creative CommonsGhi công tác giả cho tài nguyên giáo dục được cấp phép mở bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons
Chọn, lọc và tìm nhạc được cấp phép mở  trên MUSOPENChọn, lọc và tìm nhạc được cấp phép mở trên MUSOPEN
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 7.880 lần.
Trang này đã được đọc 7.880 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo