Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Việc xác định số nơtron trong nguyên tử khá đơn giản, thậm chí bạn không cần làm bất kì thí nghiệm nào. Để tính số nơtron trong nguyên tử bình thường hay trong đồng vị, bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn một bảng tuần hoàn và thực hiện các hướng dẫn sau.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Tìm số nơtron trong nguyên tử bình thường

  1. 1
    Xác định vị trí của nguyên tố trên bảng tuần hoàn. Ví dụ, chúng ta sẽ tìm thấy nguyên tố osimi (Os) ở hàng thứ sáu từ trên đếm xuống.
  2. 2
    Tìm số hiệu nguyên tử của nguyên tố. Đây là số dễ thấy nhất đi theo mỗi nguyên tố và nằm phía trên ký hiệu nguyên tố đó (trên bảng chúng ta đang sử dụng không có con số nào khác). Số hiệu nguyên tử là số proton trong một đơn nguyên tử của nguyên tố đó. Os là số 76, nghĩa là trong một nguyên tử osimi có 76 proton.
    • Số proton không bao giờ thay đổi trong nguyên tố; cơ bản nó là đặc điểm nhận biết của một nguyên tố.
  3. 3
    Tìm trọng lượng nguyên tử của nguyên tố. Con số này thường được tìm thấy ở bên dưới ký hiệu nguyên tố. Lưu ý, bảng tuần hoàn trong ví dụ này chỉ có số hiệu nguyên tử mà không có trọng lượng nguyên tử. Không phải bảng tuần hoàn nào cũng vậy. Osimi có trọng lượng nguyên tử là 190,23.
  4. 4
    Làm tròn trọng lượng nguyên tử đến số nguyên gần nhất để có khối lượng nguyên tử. Ví dụ, 190,23 sẽ được làm tròn thành 190, vậy khối lượng nguyên tử của osimi là 190.
    • Trọng lượng nguyên tử là giá trị trung bình của các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học, đó là lý do nó thường không phải là số nguyên.
  5. 5
    Lấy khối lượng nguyên tử trừ đi số hiệu nguyên tử. Vì phần lớn khối lượng nguyên tử là khối lượng của các proton và nơtron, nên khi lấy khối lượng nguyên tử trừ đi số proton (tức là số hiệu nguyên tử) thì bạn sẽ tính được số nơtron trong nguyên tử. Con số sau dấu thập phân thể hiện khối lượng rất nhỏ của các electron trong nguyên tử. Trong ví dụ này, ta có: 190 (nguyên tử khối) – 76 (số proton) = 114 (số nơtron).
  6. 6
    Ghi nhớ công thức. Để tìm số nơtron, chúng ta chỉ cần áp dụng công thức sau:
    • N = M – n
      • N = số nơtron
      • M = khối lượng nguyên tử
      • n = số hiệu nguyên tử
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Tìm số nơtron trong đồng vị

  1. 1
    Xác định vị trí của nguyên tố trên bảng tuần hoàn. Chúng ta lấy đồng vị nguyên tố cacbon-14 làm ví dụ. Vì dạng không đồng vị của cacbon-14 chỉ đơn giản là cacbon (C) nên ta hãy tìm cacbon trên bảng tuần hoàn hóa học (hàng thứ hai từ trên đếm xuống).
  2. 2
    Tìm số hiệu nguyên tử của nguyên tố. Đây là số dễ thấy nhất đi theo mỗi nguyên tố và nằm phía trên ký hiệu nguyên tố đó (trên bảng chúng ta đang sử dụng không có con số nào khác). Số hiệu nguyên tử là số proton trong một đơn nguyên tử của nguyên tố đó. C là số 6, nghĩa là trong một nguyên tử cacbon có 6 proton.
  3. 3
    Tìm khối lượng nguyên tử. Điều này vô cùng dễ dàng với đồng vị vì chúng được đặt tên theo khối lượng nguyên tử. Ví dụ, cacbon-14 sẽ có khối lượng nguyên tử là 14. Khi bạn đã tìm được khối lượng nguyên tử của đồng vị thì các bước còn lại để tìm số nơtron sẽ giống với nguyên tử bình thường.
  4. 4
    Lấy khối lượng nguyên tử trừ đi số hiệu nguyên tử. Vì phần lớn khối lượng nguyên tử là khối lượng của các proton và nơtron, nên khi lấy khối lượng nguyên tử trừ đi số proton (tức là số hiệu nguyên tử) thì bạn sẽ tính được số nơtron trong nguyên tử. Con số sau dấu thập phân thể hiện khối lượng rất nhỏ của các electron trong nguyên tử. Trong ví dụ này, ta có: 14 (nguyên tử khối) – 6 (số proton) = 8 (số nơtron).
  5. 5
    Ghi nhớ công thức. Để tìm số nơtron, chúng ta áp dụng công thức sau:
    • N = M – n
      • N = số nơtron
      • M = khối lượng nguyên tử
      • n = số hiệu nguyên tử
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khối lượng của nguyên tố phần lớn là khối lượng của proton và nơtron, trong khi khối lượng của electron và các phần tử khác không đáng kể (gần bằng không). Vì khối lượng của proton xấp xỉ bằng khối lượng của nơtron, và số hiệu nguyên tử đại diện cho số proton nên chúng ta chỉ cần lấy tổng khối lượng trừ đi số proton.
  • Nếu bạn không nhớ ý nghĩa các con số trên bảng tuần hoàn thì hãy nhớ rằng bảng tuần hoàn thường được xây dựng trên số hiệu nguyên tử (tức là số proton), bắt đầu từ 1 (hiđro) và tăng dần một đơn vị từ trái sang phải, kết thúc là 118 (ununoctium). Vì số proton là đặc trưng nhận dạng của mỗi nguyên tử nên đây là đặc điểm đơn giản nhất để dựa vào đó sắp xếp các nguyên tố. (Ví dụ, một nguyên tử có 2 proton luôn luôn là heli, cũng như một nguyên tử có 79 proton luôn là vàng.)

Sources and Citations

Về bài wikiHow này

Bess Ruff, MA
Cùng viết bởi:
Thạc sĩ quản lý và khoa học môi trường
Bài viết này có đồng tác giả là Bess Ruff, MA, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 44.272 lần.
Chuyên mục: Hóa học
Trang này đã được đọc 44.272 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo