Bài viết này có đồng tác giả là Trudi Griffin, LPC, MS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Có 17 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 2.920 lần.
Tìm kiếm sự thanh thản trong tâm trí không phải là điều dễ dàng. Sẽ khó để bạn thực hiện nó vào lúc đầu, nhưng bạn có thể luyện tập một vài kỹ thuật cụ thể để giúp bản thân phát triển sự bình yên mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn đang gặp khó khăn với sức khỏe tâm thần, bạn có thể trò chuyện với chuyên gia tâm lý học hoặc tâm thần học. Họ có thể giúp đỡ bạn nếu bạn không thể tự mình làm được.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:Tìm kiếm sự khỏe khoắn về mặt tâm linh
-
1Kết nối với thế lực vĩ đại hơn bạn. Nhiều lý thuyết nhấn mạnh sự cân bằng trong việc hình thành sự khỏe khoắn trong cuộc sống của chúng ta. Một khía cạnh của lý thuyết đó bao gồm sự khỏe khoắn về mặt tâm linh. Nó sẽ thúc đẩy sự bình yên và sự hài hòa trong nội tâm và trong cuộc sống của bạn, và nó rất cần thiết cho sự khỏe mạnh của tâm trí.[1] Nói như vậy không có nghĩa là bạn cần phải trở thành người sùng đạo nếu hiện tại bạn không thuộc dạng người này; nó có nghĩa là bạn cần phải tìm kiếm và kết nối với thế lực lớn mạnh hơn bạn.[2]
- Cố gắng kết nối với điều tuyệt diệu của thiên nhiên hoặc của thế giới ngoài không gian, hoặc trong sự gắn bó mà con người thiết lập với nhau. Tìm kiếm và kết nối với yếu tố bên ngoài bản thân bạn sẽ giúp đem lại sự thanh thản cho tâm trí.
-
2Tìm ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày. Sự khỏe khoắn về mặt tâm linh cũng sẽ giúp bạn xây dựng khả năng thấu hiểu trước mục đích của bản thân trong thế giới này. Đây là phương pháp giúp bạn tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày.[3] Nếu bạn cảm thấy hài lòng với sự đóng góp của bản thân cho thế giới, tâm trí của bạn sẽ cảm thấy thanh thản hơn.
- Hành động sẽ giúp bạn thực hiện điều này bao gồm kết nối với mọi người thông qua hoạt động tình nguyện hoặc tìm cách khác để giúp đỡ và phục vụ cho người khác.[4]
- Bạn cũng có thể tìm ý nghĩa trong các hoạt động khác, như chăm sóc gia đình hoặc người thân yêu, nỗ lực làm tốt công việc của mình tại nơi làm việc.
-
3Hành động theo cách hỗ trợ niềm tin của bạn. Một biện pháp để xây dựng sự khỏe khoắn về mặt tinh thần là cư xử theo cách hỗ trợ giá trị và niềm tin của bạn. Để kiểm ra, bạn nên xem lại hoạt động hiện tại của mình và tự hỏi bản thân xem liệu chúng có phù hợp với giá trị mà bạn đề ra hay không. Tự hỏi xem điều gì đem lại niềm vui và ý nghĩa cho cuộc sống của bạn.[5] Một vài bài tập có thể giúp bạn xem xét lại giá trị cũng như mục tiêu của bản thân gồm có thiền và cầu nguyện. Bắt đầu bằng việc học hỏi và tập thiền thông qua lớp học theo nhóm, sách vở, nguồn trực tuyến, hoặc bản ghi âm về cách thiền có hướng dẫn.[6]
- Để thiền đơn giản, bạn có thể ngồi hoặc nằm tại vị trí thoải mái và tưởng tượng về sự hiện diện của một người khôn ngoan, âu yếm, và chu đáo xung quanh bạn. Hướng tâm trí của bạn về cảm giác được chăm sóc và hoàn toàn tin tưởng vào người đó.[7]
- Nếu bạn cầu nguyện, bạn nên hình dung rằng thế lực mạnh mẽ hơn bạn đang bao quanh bạn và lan truyền cảm giác tin tưởng, yêu thương, và quan tâm chăm sóc.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:Tìm hiểu cách để sống trong hiện tại
-
1Viết nhật ký. Một biện pháp khá tốt để ghi nhận lại tình huống hiện tại và tìm kiếm sự thanh thản trong tâm trí đó là viết nhật ký. Viết nhật ký là cách hiệu quả để hướng dẫn bản thân vượt qua sự tự xem xét nội tâm và xác định yếu tố đang ngăn cản bạn tìm đến với sự bình yên trong tâm trí. Khi viết nhật ký, bạn nên bao gồm suy nghĩ và cảm giác của bạn về cuộc sống hằng ngày. Để tìm kiếm sự bình yên, bạn nên nghĩ về điều có ý nghĩa nhất đối với bạn và điều khiển chính mình tập trung và cảm thấy vui vẻ với hiện tại, như sự thông thái hoặc sáng tạo.[8]
- Để giúp bạn tìm kiếm yếu tố quan trọng với bạn và hướng bạn đến với sự thanh thản trong tâm trí, bạn có thể viết nhật ký về chủ đề như thái độ biết ơn, ý định hoặc ý nghĩa.[9]
-
2Luyện tập chánh niệm. Chánh niệm sẽ đem lại cho bạn sự bình yên trong tâm trí bằng cách hướng nhận thức của bạn vào thời điểm hiện tại. Sự thanh thản trong tâm trí có thể bị gián đoạn bởi cảm giác lo lắng về tương lai hoặc tê liệt và đắm chìm trong quá khứ. Chánh niệm có nghĩa là có ý thức trước suy nghĩ, yếu tố xung quanh, và cảm giác hiện tại của bản thân mà không phán xét chúng.[10] Chánh niệm cũng có thể giảm thiểu mức độ căng thẳng và huyết áp của bạn, và từ đó, giúp hình thành cảm giác bình tĩnh trong cơ thể.[11] Luyện tập chánh niệm cũng sẽ giúp bạn quản lý cảm xúc của mình và thích nghi với tình huống căng thẳng hoặc khó khăn.
- Luyện tập chánh niệm sẽ cho phép bạn thiết lập kết nối thần kinh mới và làm thay đổi cấu trúc não bộ về mặt vật lý, và giúp điều chỉnh cách suy nghĩ để thúc đẩy sự thanh thản trong tâm trí.[12]
- Để rèn luyện chánh niệm, bạn nên ngồi với tư thế thoải mái và tập trung vào hơi thở. Khi thở, hãy xem lại mọi yếu tố mà bạn cảm nhận thông qua năm giác quan của mình. Tâm trí của bạn có thể sẽ đi lang thang đôi chút, nhưng hãy cố gắng chuyển hướng tập trung vào hiện tại và môi trường xung quanh.[13]
-
3Quên đi quá khứ. Sẽ khó để đạt được sự thanh thản trong tâm trí nếu bạn vẫn còn đang phải chịu đựng đau khổ vì một số sự kiện trong quá khứ. Sự kiện gây chấn thương trong quá khứ khiến bạn bị tổn thương về mặt cảm xúc sẽ đem lại cảm giác như thể bạn không bao giờ được thanh thản. Sự kiện trong quá khứ có thể bao gồm bạo hành cảm xúc, thể chất, hoặc tình dục, sự kiện gây chấn thương, môi trường gia đình bạo lực hoặc thờ ơ. Mọi loại sự kiện này có thể khiến bạn cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, sợ hãi, hoặc trầm cảm.[14] [15]
- Đối với những loại sự kiện nghiêm trọng này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ nhà trị liệu có thể hướng dẫn bạn vượt qua trải nghiệm của mình một cách an toàn. Chuyên gia sức khỏe tâm thần đã được đào tạo để hướng dẫn bạn đến với quá trình chữa lành và giúp bạn nuôi dưỡng sự tha thứ và cảm thông.[16]
Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:Giải phóng tâm trí
-
1Thể hiện lòng biết ơn. Để có thể giành được sự thanh thản trong tâm trí, bạn cần phải tìm kiếm sự biết ơn. Đây là thời điểm bạn tìm kiếm và ghi nhớ mọi điều mà bạn cảm thấy nhớ ơn cũng như phước lành mà bạn nhận thấy trong cuộc sống của mình.[17] Khi bạn dành thời gian để tách bản thân khỏi tình huống trước mắt và xem xét lại mọi điều mà bạn nên biết ơn, bạn sẽ cung cấp cho chính mình cảm giác bình tĩnh và thanh thản trong tâm trí và nuôi dưỡng cảm giác kết nối với mọi người xung quanh.
- Nó cũng sẽ giúp đem lại cho bạn sự khỏe khoắn về mặt tâm linh và giúp bạn kết nối với thế lực lớn mạnh hơn bạn.[18]
- Bạn có thể thực hiện bài tập thể hiện lòng biết ơn ngắn mỗi ngày, như liệt kê danh sách năm điều mà bạn nhớ ơn trong tâm trí. Bạn cũng có thể viết chúng vào điện thoại, máy tính, hoặc trên một mẩu giấy nếu muốn sử dụng chúng như lời nhắc nhở trực quan. Điều mà bạn biết ơn có thể là điều nhỏ nhặt hoặc đơn giản trong ngày, như một ngày đầy nắng hoặc một cơn mưa bão đem lại sự tươi mới.
- Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc rèn luyện sự biết ơn và cảm giác gia tăng lòng tự trọng, tăng cường biểu hiện của sự cảm thông, và giảm thiểu khuynh hướng trầm cảm và hung hăng.[19]
-
2Tránh nghiền ngẫm. Một dạng lo lắng phổ biến khiến mọi người mắc kẹt trong quá khứ hoặc khiến họ cảm thấy khó chịu được gọi là nghiền ngẫm. Nghiền ngẫm là khi tâm trí của bạn bị kẹt trong vòng luẩn quẩn của sự lo âu, không ngừng lặp lại suy nghĩ và lo lắng tương tự nhau trong tâm trí.[20] Đây là khuôn khổ khá căng thẳng và khiến bạn cảm thấy kiệt sức cũng như tách rời tâm trí bạn khỏi trạng thái bình yên.
- Khi bạn nhận thấy bản thân đang thực hiện điều này, bạn nên ngăn chặn thói quen đó bằng cách lặp lại câu nói sau: "Mình đang nghĩ luẩn quẩn, và nó sẽ không giúp ích gì cho mình và chỉ khiến mình cảm thấy buồn bực hơn. Để mình xem liệu mình có thể duy trì sự bận rộn cho bản thân/tập trung vào điều tích cực/thực hiện hoạt động thư giãn hay không". Và sau đó là tiếp tục bằng cách tìm kiếm hoạt động để duy trì sự bận rộn, sự tập trung, hoặc sự thư giãn.
-
3Thư giãn. Để có thể giành được sự thanh thảnh trong tâm trí, bạn cần phải tìm thời gian để thư giãn. Đây là yếu tố cần thiết để thiết lập và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống của bạn. Thời gian thư giãn là khi bạn giải tỏa căng thẳng và ngừng lo lắng về lịch trình, nghĩa vụ hoặc mối lo ngại của bản thân. Tìm kiếm điều khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất – yếu tố giúp bạn thư giãn sẽ khá riêng tư và có thể khác với cách bạn bè hoặc gia đình bạn thư giãn.
- Kỹ thuật thư giãn có thể có nhiều dạng. Đối với một vài người, tập thể dục như chạy bộ hoặc yoga sẽ khá thư giãn. Tập thể dục cũng sẽ giúp ích cho sức khỏe tổng thể của bạn và gia tăng lượng endorphin, hay còn gọi là hormone đem lại cảm giác sảng khoái, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường năng lượng của bạn.[21]
- Nhiều người cũng thích thiền, đi chơi với bạn bè, đọc một quyển sách hay, hoặc ngâm mình trong bồn tắm xà phòng. Chơi thể thao hoặc dành thời gian với bạn bè có liên quan đếm cảm giác hạnh phúc và sự thỏa mãn trong cuộc sống.[22]
- Tìm kiếm hoạt động thật sự giúp bạn thư giãn, và thực hiện chúng ít nhất là một lần mỗi tuần để tìm kiếm sự thanh thản trong tâm trí.
-
4Chú ý đến ảnh hưởng của người khác. Một điều mà bạn có thể không biết và có tác động đến sự bình yên trong tâm trí đó là ảnh hưởng của người khác. Bạn nên suy nghĩ về mọi người trong cuộc sống và cố gắng phát hiện ảnh hưởng mà họ đem đến cho trạng thái tinh thần của bạn. Mọi người đều phải trải qua thời điểm khó khăn và than phiền về nhiều thứ, nhưng nếu một ai đó trong cuộc sống thực hiện điều này một cách thường xuyên, người đó có thể sẽ làm cạn kiệt nguồn năng lượng hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn.[23]
- Nếu một số người nào đó trong cuộc sống của bạn có tính cách tương tự, bạn cần phải hạn chế dành thời gian cho họ. Nếu bạn không thể tránh mặt họ (họ có thể là người nhà hoặc đồng nghiệp), bạn nên nỗ lực một cách có ý thức trong việc duy trì sự tích cực. Hãy nói với chính mình theo kiểu "Mình sẽ luôn tích cực và biến ngày hôm nay trở thành một ngày tuyệt vời bất kể mọi người xung quanh có như thế nào".[24]
- Cố gắng dành nhiều thời gian hơn với người giúp nâng bạn lên và giúp tăng cường cảm giác thanh thản trong tâm trí của bạn. Nếu không, bạn có nguy cơ rơi vào khuôn khổ tiêu cực tương tự, và sẽ khó để đạt được hoặc duy trì sự bình yên trong tâm trí.[25]
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://wellness.ucr.edu/seven_dimensions.html
- ↑ Nicolai, Jim. Nguyên tắc của Sự khỏe khoắn Thống nhất: Hướng dẫn Đơn giản cho Cuộc sống Lành mạnh. Carlsbad, CA: Hay House, Inc., 2013
- ↑ http://www.studentaffairs.pitt.edu/hueightdimensions# spiritual
- ↑ http://www.unh.edu/health-services/ohep/spiritual-wellness
- ↑ Nicolai, Jim. Nguyên tắc của Sự khỏe khoắn Thống nhất: Hướng dẫn Đơn giản cho Cuộc sống Lành mạnh. Carlsbad, CA: Hay House, Inc., 2013
- ↑ http://www.unh.edu/health-services/ohep/spiritual-wellness
- ↑ http://wellness.unl.edu/wellness_documents/counseling_for_spiritual_wellness_theory_practice.pdf
- ↑ http://www.canyonranch.com/your-health/mind-spirit/achieving-wellbeing/more-techniques/start-spiritual-journal
- ↑ http://www.canyonranch.com/your-health/mind-spirit/achieving-wellbeing/more-techniques/start-spiritual-journal
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200810/the-art-now-six-steps-living-in-the-moment
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200810/the-art-now-six-steps-living-in-the-moment
- ↑ http://www.traumacenter.org/products/pdf_files/Benefits_of_Mindfulness.pdf
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200810/the-art-now-six-steps-living-in-the-moment
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18602762
- ↑ http://www.ejpt.net/index.php/ejpt/article/view/25863
- ↑ http://www.asca.org.au/Health-Professionals/Practice/Trauma-Based-Approach.aspx
- ↑ http://il.nami.org/M&G%20Final%2010.11.13.pdf
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/what-mentally-strong-people-dont-do/201504/7-scientifically-proven-benefits-gratitude
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/what-mentally-strong-people-dont-do/201504/7-scientifically-proven-benefits-gratitude
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/overcoming-self-sabotage/201002/rumination-problem-solving-gone-wrong
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/in-depth/exercise/art-20048389
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4110381/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/what-mentally-strong-people-dont-do/201502/5-ways-stop-giving-negative-people-too-much-power
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/what-mentally-strong-people-dont-do/201502/5-ways-stop-giving-negative-people-too-much-power
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/what-mentally-strong-people-dont-do/201502/5-ways-stop-giving-negative-people-too-much-power