Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu mục đích của bạn là muốn có hình ảnh để minh họa cho bài viết của mình và muốn tìm các hình ảnh được cấp phép mở, dạng như của hệ thống Creative Commons[1] , có khả năng để chia sẻ, sử dụng lại và sửa đổi hình ảnh minh họa đó khi cần thiết? Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách làm như vậy với sự trợ giúp của công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google Images[2] .

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google

  1. 1
    Tìm đến công cụ. Để có được công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google, hãy tới địa chỉ: https://images.google.com/.
    • Trường tìm kiếm. Giữa màn hình có ô chữ nhật dài, là trường tìm kiếm. Đây là nơi bạn sẽ gõ vào cụm từ bất kỳ bạn muốn tìm kiếm.
    • Biểu tượng thi hành lệnh tìm kiếm. Bên phải cùng của trường tìm kiếm là hình chiếc kính lúp nhỏ. Nhấn vào nó để thực hiện lệnh tìm kiếm với cụm từ bạn đưa vào trong trường tìm kiếm. Bạn cũng có thể thực hiện lệnh tìm kiếm bằng cách nhấn phím Enter trên bàn phím máy tính của bạn.
    • Biểu tượng tìm kiếm hình ảnh. Ngay sát hình chiếc kính lúp nhỏ về phía bên trái có hình chiếc máy ảnh nhỏ. Khi hơ chuột lên nó, bạn sẽ thấy xuất hiện dòng chữ ‘Search by image’ (Tìm kiếm theo hình ảnh), thể hiện đây là công cụ chuyên để tìm kiếm các hình ảnh của Google.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Tìm kiếm và lọc kết quả theo giấy phép của hình ảnh

  1. 1
    Gõ vào cụm từ bất kỳ cần tìm kiếm. Ví dụ bạn muốn tìm các hình ảnh hoa, hãy gõ vào cụm từ ‘hình ảnh hoa’ vào trường tìm kiếm rồi nhấn phím Enter.
  2. 2
    Làm việc với các kết quả tìm kiếm được. Kết quả thu được sau tìm kiếm là màn hình đầy các mẫu hình ảnh hoa được thu nhỏ. Trong số các hình ảnh hoa này, không phải hình ảnh hoa nào cũng được cấp phép mở để bạn có khả năng chia sẻ, sử dụng lại và sửa đổi hình ảnh hoa khi cần. Vì thế, lúc này chính là thời điểm bạn cần phải lọc ra những hình ảnh hoa nào bạn cần, những hình ảnh hoa được cấp phép mở và/hoặc nằm trong phạm vi công cộng, với giấy phép CC0.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Kết hợp các quyền sử dụng với các dạng hình ảnh

  1. 1
    Mặc định, tất cả các dạng (Type) hình ảnh được chọn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn riêng từng dạng hình ảnh bạn ưa thích. Vì mục đích của bài viết này là muốn có các hình ảnh được cấp phép mở với các quyền tự do chia sẻ, sử dụng lại và sửa đổi, nên bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2 đặc tính này với nhau. Công cụ tìm kiếm hình ảnh Google Imges phân biệt một số dạng hình ảnh, ngoài dạng mặc định, các dạng khác gồm: (1) Face - Mặt; (2) Photo (Ảnh chụp); (3) Clip art (Bộ sưu tập ảnh nghệ thuật); (4) Line Drawing (Vẽ đường nét); (5) Animated (hình ảnh hoạt hình). Dưới đây đưa ra ví dụ về sự kết hợp giữa các quyền sử dụng với 2 dạng hình ảnh:
  2. 2
    Tác động của việc kết hợp. Việc kết hợp giữa các quyền sử dụng với từng dạng hình ảnh sẽ lọc và giữ lại cho bạn những hình mà bạn thực sự tâm đắc nhất. Đổi lại, số lượng các hình ảnh kết quả sẽ giảm đi đáng kể vì việc kết hợp đó.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Xác định các quyền và tải về sử dụng hình ảnh được chọn theo nguồn

  1. 1
    Xác định nguồn của hình ảnh. Giả sử trong các lựa chọn các quyền sử dụng, bạn chọn các quyền sử dụng theo Labeled for Non-Commercial reuse with modification (Được gắn nhãn để sử dụng lại phi thương mại có sửa đổi). Bạn sẽ thấy xuất hiện màn hình mới toàn hoa, đã được lọc theo các quyền sử dụng bạn vừa chọn này. Để ý một chút khi hơ chuột qua các hình ảnh được thu nhỏ, bạn sẽ thấy ở dưới đáy từng hình ảnh thu nhỏ đó đều chỉ ra kích thước và nguồn của hình ảnh.
  2. 2
    Xác định giấy phép theo nguồn của hình ảnh và tải hình ảnh về để sử dụng. Dù các nguồn của hình ảnh khác nhau, cách xác định giấy phép của hình ảnh là tương tự như nhau, cụ thể như sau:
  3. 3
    Có thể còn có các nguồn ảnh khác có trong kết quả tìm kiếm. Trong màn hình kết quả tìm kiếm, có thể còn có các nguồn hình ảnh được cấp phép mở và/hoặc nằm trong phạm vi công cộng khác mà bạn được tự do sử dụng, ngoài các nguồn đã được nêu ở trên, ví dụ như pexels[6] - như được trình bày trong bài: Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Pexels, Public Domain Pictures[7] (Các hình ảnh trong phạm vi công cộng), Free Stock Photos[8] (Các ảnh trong kho tự do), .v.v. Bạn có thể làm theo các bước kiểm tra giấy phép và các quyền sử dụng tương tự ở trên để tải về và sử dụng chúng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Với 2 thanh trình đơn bạn nhìn thấy khi tìm hình ảnh bằng công cụ của Google Images, bạn có thể còn có nhiều tính năng và lựa chọn hơn nữa để sử dụng nếu bạn có hứng thú tìm tòi khai thác chúng.
  • Với Google Images, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ hình ảnh nào bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, hầu hết các trang chứa hình ảnh đều không có tính năng này, chúng không làm việc được với tiếng Việt, và bạn sẽ phải gõ vào các từ tìm kiếm, hầu hết là bằng tiếng Anh.
  • Còn có các site khác và cách tìm kiếm khác để tải về các hình ảnh được cấp phép mở có sẵn trên Internet mà bạn có thể tự do sử dụng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Trộn lời trên nền nhạc trong AudacityTrộn lời trên nền nhạc trong Audacity
Học OpenShot trong 5 phút!Học OpenShot trong 5 phút!
Tìm video được cấp phép mở trên YouTube bằng công cụ của Creative CommonsTìm video được cấp phép mở trên YouTube bằng công cụ của Creative Commons
Hiểu trình đơn của AudacityHiểu trình đơn của Audacity
Viết bài trên wikihow.vnViết bài trên wikihow.vn
Hiểu các thanh công cụ của AudacityHiểu các thanh công cụ của Audacity
Cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative CommonsCấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons
Sửa tệp âm thanh trong AudacitySửa tệp âm thanh trong Audacity
Cài đặt OpenShot, phần mềm nguồn mở tạo và sửa videoCài đặt OpenShot, phần mềm nguồn mở tạo và sửa video
Quản lý thư mục và tệp trong OpenShotQuản lý thư mục và tệp trong OpenShot
Ghi công tác giả cho tài nguyên giáo dục được cấp phép mở bằng công cụ trợ giúp của Creative CommonsGhi công tác giả cho tài nguyên giáo dục được cấp phép mở bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons
Soạn thảo tiêu đề trong OpenShotSoạn thảo tiêu đề trong OpenShot
Cài đặt Kazam, phần mềm ghi hình trên GNU/LinuxCài đặt Kazam, phần mềm ghi hình trên GNU/Linux
Học soạn thảo âm thanh với Audacity trên wikihow.vnHọc soạn thảo âm thanh với Audacity trên wikihow.vn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 6.531 lần.
Trang này đã được đọc 6.531 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo