Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Kể cả khi yêu thích việc học, có lẽ bạn vẫn cảm thấy không hào hứng mỗi khi phải làm bài tập về nhà. Để vượt qua cảm giác này, điều quan trọng mà bạn cần làm là đặt mục tiêu cá nhân và tìm nguồn cảm hứng giúp bạn hành động tương tự như với những công việc khác. Bạn cũng có thể giúp bản thân tập trung bằng cách hạn chế những thứ gây xao lãng và quan tâm đến nhu cầu của bản thân trong khi làm bài tập. Cuối cùng, hãy sắp xếp thời gian một cách hợp lý và chia bài tập thành những phần nhỏ vừa sức để bạn không cảm thấy quá tải.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tìm động lực và nguồn cảm hứng của bạn

  1. 1
    Tự thưởng khi bạn hoàn thành mục tiêu làm bài tập về nhà. Phần thưởng là nguồn khích lệ vô cùng to lớn! Mỗi khi bạn hoàn thành một mục tiêu - dù là rất nhỏ - hãy dành một ít thời gian để thưởng cho bản thân. Phần thưởng của bạn không nhất thiết phải là thứ gì đó to tát hoặc đắt tiền. Đó có thể là những điều đơn giản như xem đoạn phim vui nhộn dài 5 phút sau khi hoàn thành việc đọc một tài liệu ngắn.[1]
    • Tặng cho bản thân phần thường lớn hơn khi bạn hoàn thành những mục tiêu lớn. Ví dụ, bạn có thể đi ăn pizza với bạn bè sau khi nộp bài luận quan trọng.
  2. 2
    Đừng quên tiếp thêm động lực cho bản thân trước khi làm bài tập. Bạn không cần phải để dành phần thưởng đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Đôi khi phần thưởng sẽ góp phần làm cải thiện tâm trạng của bạn trước khi làm bài tập. Vì vậy, hãy dành ít phút để thưởng thức món ăn vặt yêu thích của bạn hoặc lướt xem mạng xã hội.
    • Chỉ cần đảm bảo bạn biết đặt giới hạn thời gian cho bản thân (chẳng hạn như 10 phút) để bạn không bị xao lãng và tiêu tốn vài giờ đồng hồ quý báu.

    Bạn đã biết chưa? Gần đây các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện ra việc xem ảnh hoặc video của những loài động vật sơ sinh trước khi bắt đầu công việc có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.[2] Vì vậy, lần sau hãy thử tìm xem vài video mèo con đáng yêu trên YouTube trước khi bạn bắt tay vào làm phần bài tập buồn chán. Cách này sẽ hiệu quả đấy!

  3. 3
    Làm bài tập cùng một người bạn chăm chỉ. Việc kết hợp cùng một người bạn có thể biến khoảng thời gian làm bài tập trở nên thú vị hơn. Bạn và “đồng đội” của mình cũng có thể tiếp thêm động lực cho nhau. Hãy đảm bảo người bạn ấy nghiêm túc với việc hoàn thành bài tập để hai bạn không đùa giỡn và trở nên mất tập trung.[3]
    • Việc làm bài tập cùng một người bạn không có nghĩa là cùng nhau hoàn thành một bài tập. Các bạn chỉ cần ngồi với nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người.
    • Hỏi lại thầy cô trước khi bạn muốn hoàn thành bài tập cùng một người bạn. Đôi lúc giáo viên sẽ muốn bạn làm bài tập một mình.
  4. 4
    Xác định thời điểm và địa điểm mà bạn học tập hiệu quả nhất. Nhiều người hoạt động năng nổ vào buổi sáng khi vừa thức dậy, còn số khác sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng vào buổi chiều hoặc tối.[4] Bạn cũng sẽ nhận thấy một số môi trường học tập có thể cải thiện khả năng tập trung của bạn. Vì vậy, hãy thử để tìm ra điều thích hợp nhất với bạn.
    • Ví dụ, nếu bạn là người tràn đầy năng lượng vào buổi sáng, hãy làm bài tập ngay sau khi bạn ăn sáng.
    • Nếu bạn thường bị mất tập trung khi ngồi vào bàn học ở nhà, hãy thử làm bài tập tại thư viện hoặc quán cà phê.
    • Nhiều người cho biết việc thỉnh thoảng thay đổi thói quen sẽ giúp ích cho họ. Nếu cảm thấy chán, bạn có thể thử học tập vào một thời điểm khác thường ngày hoặc tìm góc học tập mới.
  5. 5
    Đặt mục tiêu SMART cho bài tập về nhà. Việc đặt mục tiêu cụ thể sẽ tiếp thêm động lực và giúp bạn kiểm soát tốt lượng bài vở. Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, bạn cần đặt mục tiêu cụ thể (Specific), trong tầm kiểm soát (Measurable), có thể đạt được (Attainable), thiết thực (Relevant), và có giới hạn thời gian (Time-bound).[5] Hãy viết ra mục tiêu của bạn và đừng quên ăn mừng khi bạn đạt mục tiêu nào đó, dù là rất nhỏ!
    • Mục tiêu không rõ ràng có thể khiến bạn bất mãn. Thay vì nói “Mình sẽ làm hết bài tập trong tuần này”, hãy thử đặt ra điều cụ thể hơn như “Mình sẽ dành 1 tiếng mỗi ngày để làm bài luận tiếng Anh trong tuần này”.
  6. 6
    Nhớ lại lý do bạn phải đi học. Kể cả khi bạn không thích thú với các môn học hiện tại, việc nhìn vào viễn cảnh và đặt ra một số mục tiêu cá nhân sẽ giúp ích cho bạn. Hãy nghĩ về những gì mà bạn sẽ đạt được trong tương lai khi hoàn thành tốt việc học.[6]
    • Ví dụ, có lẽ bạn muốn đạt được thành tích học tập tốt để bước chân vào trường đại học mà mình hằng ao ước, hoặc có thể bạn đang nỗ lực xây dựng sự nghiệp đầy hứa hẹn của mình.
    • Việc học tập tốt trên lớp cũng là một phần thưởng - bạn sẽ tự tin hơn khi nhận thấy bản thân học tập chăm chỉ và đạt được thành tích tốt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Giữ sự tập trung và tỉnh táo

  1. 1
    Quan tâm đến nhu cầu của cơ thể trước khi làm bài tập. Bạn sẽ khó mà tập trung làm bài tập khi đang mệt mỏi, đói bụng hoặc không thoải mái. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc khi bạn biết mình sẽ phải làm nhiều bài tập vào ngày hôm sau và đừng gắng sức khi đang đói hoặc mắc tiểu!
    • Nếu cảm thấy cơ thể có phần căng thẳng, bạn nên tập yoga hoặc kéo dãn cơ nhẹ nhàng trước khi làm bài tập.
    • Việc thực hiện bài tập hít thở cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái và tỉnh táo hơn.
    • Nếu trang phục của bạn không tạo cảm giác thoải mái, hãy thay một bộ quần áo khác trước khi làm việc. Bạn có thể chọn đồ thể thao rộng, đồ ngủ, quần ngắn, đồ mặc ở nhà hay bất kỳ trang phục nào khiến bạn thoải mái.
  2. 2
    Tìm góc học tập yên tĩnh và thoải mái. Môi trường có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với hiệu quả tập trung của bạn trong học tập.[7] Trước khi làm bài tập về nhà, bạn nên tìm một nơi yên tĩnh, có ánh sáng tốt và đủ rộng để bạn có thể thoải mái ngồi học.
    • Bạn cần tìm nơi có thể ngồi một cách thoải mái, nhưng không khiến bạn quá thoải mái. Nếu chọn làm bài tập trên giường hoặc trên chiếc ghế bành vô cùng dễ chịu, bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ!
    • Khi học ở nhà, bạn nên cho mọi người trong nhà biết để họ giữ yên lặng trong khi bạn làm bài tập.
  3. 3
    Bỏ điện thoại và những thứ gây xao lãng sang một bên. Nếu cứ liên tục lướt xem Facebook hoặc kiểm tra thông báo trên Instagram, bạn sẽ khó mà hoàn thành bài tập. Hãy đặt điện thoại ở nơi mà bạn không dễ dàng nhìn thấy, chẳng hạn như trong cặp hoặc ngăn kéo. Tắt các thông báo nếu chúng khiến bạn mất tập trung.[8]
    • Nếu bạn không thể cưỡng lại việc sử dụng điện thoại hoặc xem những trang web tiêu tốn nhiều thời gian trên máy tính, hãy thử cài đặt ứng dụng hoặc tiện ích trên trình duyệt để chặn những ứng dụng và trang web đầy cám dỗ.
    • Đừng mở tivi hoặc radio trong khi học. Nếu muốn nghe nhạc trong khi làm bài tập, bạn nên chọn nhạc nhẹ nhàng và không quá sôi động, chẳng hạn như nhạc cổ điển êm ái.
  4. 4
    Uống nước và ăn nhẹ lành mạnh để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Bạn nên chuẩn bị sẵn một chai nước và một ít thức ăn nhẹ để nhâm nhi trong khi học. Việc bổ sung nước và thức ăn tốt cho sức khỏe có thể giúp bạn tỉnh táo, tập trung và tràn đầy năng lượng. Hãy chọn thức ăn tốt cho trí não, chẳng hạn như:[9]
    • Ngũ cốc nguyên cám
    • Chất đạm tốt cho sức khỏe như cá, đậu, hạt
    • Quả việt quất
    • Rau xanh
  5. 5
    Dành thời gian nghỉ giải lao trong khi làm bài tập. Bạn sẽ nhanh chóng kiệt sức và mất tập trung nếu cố gắng làm bài tập trong khoảng thời gian dài mà không giải lao. Hãy tập trung học trong khoảng 1 - 1,5 giờ rồi nghỉ giải lao 15 phút. Như vậy, não bộ mệt mỏi của bạn sẽ được nghỉ ngơi và nạp thêm năng lượng.[10]
    • Trong khi giải lao, bạn có thể đi bộ, ăn nhẹ, thiền trong ít phút, hoặc thậm chí tranh thủ chợp mắt ngay tại bàn học.
    • Bạn có thể tận dụng giờ giải lao để tự thưởng cho bản thân bằng việc xem một đoạn phim vui nhộn hoặc chơi một trò chơi trên điện thoại.

    Bạn đã biết chưa? Việc đi bộ có thể cải thiện kỹ năng tư duy của bạn. Nếu bạn cảm thấy bế tắc với vấn đề nào đó, việc đi bộ nhanh hoặc tập trên máy chạy sẽ rất hiệu quả![11]

  6. 6
    Chuyển đổi bài tập để giúp bạn duy trì động lực. Nếu bạn đã đạt đến ngưỡng không thể chịu đựng nổi việc phải xem bài luận, hãy nghỉ giải lao và chuyển sang làm bài tập khác trong một lúc. Như vậy, não bộ của bạn sẽ được nghỉ ngơi (và trải nghiệm sự khác biệt) mà vẫn hoạt động hiệu quả.[12]
    • Ví dụ, nếu bạn đã làm bài luận trong khoảng 1 - 2 tiếng, hãy nghỉ giải lao rồi chuyển sang làm bài tập Toán.
    • Tuy nhiên, đừng cố làm nhiều việc trong một lúc. Khi làm nhiều việc, khả năng tập trung của bạn sẽ bị ảnh hưởng và khiến bạn dễ mắc lỗi hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Sắp xếp thời gian một cách hiệu quả

  1. 1
    Lên lịch sinh hoạt và học tập mỗi ngày. Khi còn đi học, bạn sẽ khó mà đảm đương tốt mọi nghĩa vụ. Việc lên lịch đều đặn cho bản thân có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ và không cảm thấy quá sức.[13] Hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày cho việc học, làm bài tập về nhà và cố gắng theo sát lịch đã đặt ra.
    • Việc lập kế hoạch cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tránh tình trạng trì hoãn.
    • Bạn đừng quên xếp thời gian giải lao và thư giãn trong lịch của mình!

    Lời khuyên: Bạn có thể tránh những bất ngờ không mong muốn bằng việc viết những ngày quan trọng và hạn nộp bài vào lịch. Ví dụ, hãy viết ngày mà bạn có bài thi hay kiểm tra hoặc thời hạn nộp bài luận.

  2. 2
    Ưu tiên cho các bài luận và làm trước những việc cần hoàn thành sớm hoặc khó khăn. Chắc hẳn bạn thường muốn trì hoãn bài luận vừa dài vừa khó đến phút chót và làm những việc dễ dàng trước. Tuy nhiên, việc tránh né những phần quan trọng sẽ khiến bạn lo lắng, bất mãn và bị trễ hạn nộp bài. Hãy xem lại toàn bộ bài tập của bạn và đánh giá xem phần nào quan trọng nhất hoặc cần hoàn thành sớm nhất và phần nào có thể sắp xếp làm sau.[14]
    • Lập danh sách việc cần làm theo thứ tự. Bạn nên ưu tiên cho những việc cần hoàn thành sớm, có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, hoặc có vẻ như rất phức tạp.
    • Xếp những bài luận chưa đến hạn hoặc có thể hoàn thành nhanh chóng và dễ dàng ở cuối danh sách.
  3. 3
    Chia bài luận thành những phần nhỏ vừa sức. Bài luận dài hoặc phức tạp có thể khiến bạn cảm thấy quá tải khi cố gắng hoàn thành trong một lúc. Thay vào đó, bạn nên chia bài luận thành những phần nhỏ và lần lượt hoàn thành từng phần. Cách này cho bạn cảm giác như những phần bài tập lớn sẽ dễ dàng hoàn thành hơn - bên cạnh đó, bạn có thể tự thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành một phần bài tập![15]
    • Ví dụ, nếu phải viết một bài luận dài, bạn sẽ chia quá trình thành các bước nhỏ như tìm thông tin, viết mục lục, viết dàn ý, viết nháp phần mở bài, v.v.
  4. 4
    Thử dùng ứng dụng cải thiện hiệu suất công việc để giúp bạn sắp xếp mọi việc. Nếu bạn gặp khó khăn trong khi hoàn thành việc cần làm và sắp xếp thời gian, ứng dụng cải thiện hiệu suất công việc sẽ giúp ích cho bạn. Hãy thử tải ứng dụng như Todoist, Hours hoặc Any.do để giúp bạn theo dõi thời hạn nộp bài, lên danh sách việc cần làm và kiểm soát lượng thời gian dành cho từng bài tập.
    • Mặc dù các ứng dụng cải thiện hiệu suất công việc rất có ích nhưng không phải ai cũng đạt được hiệu quả khi sử dụng. Bạn cần đảm bảo không dành quá nhiều thời gian lo lắng về ứng dụng để tránh làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài tập![16]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Thuyết phục giáo sư điều chỉnh điểmThuyết phục giáo sư điều chỉnh điểm
Giả Ốm để Nghỉ HọcGiả Ốm để Nghỉ Học
Đánh thắng đối thủ tại trường họcĐánh thắng đối thủ tại trường học
Gian lận trong thi cửGian lận trong thi cử
Động viên bản thân học tập nghiêm túcĐộng viên bản thân học tập nghiêm túc
Nhận biết một Cô gái có Cảm tình với BạnNhận biết một Cô gái có Cảm tình với Bạn
Tìm động lực học tậpTìm động lực học tập
Đối phó với việc bị xã hội cô lậpĐối phó với việc bị xã hội cô lập
Lập thời gian biểu học tậpLập thời gian biểu học tập
Lấy lòng giáo viênLấy lòng giáo viên
Học có hiệu quảHọc có hiệu quả
Giới thiệu bản thân trước lớp họcGiới thiệu bản thân trước lớp học
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jake Adams
Cùng viết bởi:
Gia sư & Giáo viên luyện thi
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jake Adams. Jake Adams là gia sư và chủ sở hữu của PCH Tutors, một doanh nghiệp tại Malibu, California chuyên cung cấp gia sư và tài nguyên học tập cho các môn học từ mẫu giáo đến đại học, tài liệu ôn thi SAT & ACT và tư vấn tuyển sinh đại học. Với hơn 11 năm kinh nghiệm làm gia sư, Jake cũng là CEO của Simplifi EDU - dịch vụ gia sư trực tuyến với mục tiêu giúp khách hàng tiếp cận mạng lưới các gia sư xuất sắc tại California. Jake có bằng cử nhân về kinh doanh và tiếp thị quốc tế của Đại học Pepperdine. Bài viết này đã được xem 8.334 lần.
Trang này đã được đọc 8.334 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo