Bài viết này đã được cùng viết bởi Miguel Cunha, DPM. Miguel Cunha là người sáng lập của Gotham Footcare và là bác sĩ chuyên chữa bệnh bàn chân sống tại Manhattan, New York. Cunha là bác sĩ phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân với kinh nghiệm điều trị hàng loạt các chấn thương ở bàn chân và mắt cá chân, từ những vấn đề nhỏ cho tới phẫu thuật tạo hình phức tạp. Cunha nhận bằng bác sĩ bộ khoa của Trường Y khoa Đại học Temple và hoàn thành chương trình nội trú với chức danh là bác sĩ trưởng tại Bệnh viện Washington và Đại học Georgetown, tại đây ông chuyên điều trị các chấn thương ở chi dưới, giải cứu chi cho người mắc bệnh tiểu đường, phẫu thuật tạo hình cho bàn chân và mắt cá chân. Cunha là thành viên của Hiệp hội Y học Bộ khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Y học Bộ khoa New York, Ủy ban Bác sĩ Phẫu thuật Bàn chân và Mắt cá chân Hoa Kỳ và được Ủy ban chứng nhận về y học bộ khoa.
Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Vết chai sần là vùng da bị sừng hóa và dày lên trông thấy trên chân. Chai chân xuất hiện do ma sát ở bàn chân. Hình thành vết chai là cơ chế phản xạ tự nhiên để tự bảo vệ của da trước áp lực quá mức lên chân, tạo nên các mô lồi hình nón. Những bất thường ở chân, xương nhô ra, mang giày dép không vừa kích cỡ và dáng đi bất thường đều có thể dẫn đến tình trạng đôi khi gây đau đớn này.[1] Tin tốt là nếu sử dụng đúng cách, miếng dán trị chai sần (ví dụ: miếng dán thạch cao) là giải pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả để loại bỏ các vết chai trên chân.
Các bước
Cách sử dụng
-
1Làm sạch và lau khô vùng da quanh vết chai. Rửa sạch và lau khô vùng da để keo dán dính chặt hơn. Nếu như keo dính không chặt, miếng dán sẽ tróc ra và giảm hiệu quả, thậm chí có thể tiếp xúc với vùng da khỏe mạnh.
-
2Bóc miếng dán ra. Tương tự như băng keo cá nhân, mặt dính của miếng dán chai sần cũng được bảo vệ bởi một lớp nhựa giúp lớp đệm cao su không bị dính vào các vật khác trước khi sử dụng. Hãy bóc lớp màng bảo vệ này khỏi mặt dính và bỏ đi.[2]
-
3Đặt hình tròn vào ngay giữa vết chai sần. Ấn chặt hình tròn xuống sao cho mặt dính tiếp xúc với da.[3] Chính giữa lớp đệm cao su có chứa gel silicone giúp bảo vệ nốt chai, hạn chế ma sát đã gây nên tình trạng chai sần từ ban đầu.
- Nếu bạn sử dụng miếng dán đặc trị, phần gel cần được thẩm thấu trực tiếp vào chỗ da bị chai sần cũng như các cạnh (nếu có thể) vì đôi khi vết chai cũng phát triển theo chiều ngang trên da.
- Miết hai dải keo nằm hai bên lớp đệm cao su để cố định miếng dán vào vị trí.
- Nếu bạn sử dụng miếng dán vết chai trên ngón chân, hãy quấn băng dính quanh ngón chân. [4]
Cảnh báo từ chuyên gia: Miếng dán trị chai sần có thể gây nên vết loét hoặc bỏng trên da, vì thế tốt nhất bạn nên sử dụng miếng dán giảm đau có đệm gel để giảm bớt áp lực và ma sát lên vết chai.
-
4Dán lại khi cần thiết. Thông thường, miếng dán vết chai nên được thay sau mỗi hai ngày.[5] Tuy nhiên, với một số loại miếng dán thạch cao, bạn cần thay mỗi ngày cho đến khi vết chai biến mất hoặc tối đa là hai tuần, tùy theo điều kiện nào đến trước.[6]
- Sử dụng chính xác như hướng dẫn. Tình trạng hấp thụ hấp thụ quá mức cần thiết có thể xảy ra do lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách.[7]
-
5Theo dõi những phản ứng dị ứng. Những phản ứng dị ứng có thể xảy ra, nhưng không chỉ bao gồm mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc phát ban trên da. Cảm giác đau nhức và khó chịu từ nhẹ đến nặng cũng rất phổ biến.[8] Nếu tình trạng kích ứng diễn ra hay dần trở nặng, có thể bạn đang gặp phải một số dạng ngộ độc axit salicylic.[9]
- Những phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm, nhưng cũng từng có tình trạng phản vệ xảy ra khi sử dụng axit salicylic.[10]
-
6Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu miếng dán đặc trị không hiệu quả. Bạn nên đến gặp bác sĩ đa khoa, nhi khoa hoặc da liễu nếu vết chai bị đau, tái phát và không đáp ứng với thuốc. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang bàn chân để xem có bất thường gì về xương không, nếu có thì bạn phải đến khoa chấn thương chỉnh hình.[11]
- Để tránh hình thành các vết chai, bạn nên đi giày rộng để các ngón chân có nhiều khoảng trống khi ngọ nguậy.
- Với những người bị biến dạng ngón chân hình búa, bàn chân sẽ ma sát nhiều với mặt trong của giày và dễ hình thành vết chai hơn. Nếu cần thiết, bạn có thể mang các dụng cụ chỉnh hình thông thường hoặc tùy chỉnh giữa các ngón chân để giúp phân bổ đều trọng lượng trên bàn chân và ngăn ngừa nguy cơ hình thành ngón chân hình búa.
Quảng cáo
Cách bảo quản
-
1Tránh xa tầm tay trẻ em. [12] Mặc dù sản phẩm khá lành tính trong điều kiện sử dụng đúng cách, nhưng vẫn có một số nguy cơ nhất định nếu trẻ em tiếp xúc với axit salicylic. Khi dính lên da mặt, sản phẩm có thể gây ra bỏng rát, thậm chí nếu nuốt phải sẽ khiến bạn bj buồn nôn, nôn mửa và gặp các vấn đề về tai.
-
2Bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30˚C. Nếu bạn bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, sản phẩm có thể giảm đi hiệu quả. Keo trên miếng dán có khả năng bị tróc khiến vòng đệm trượt ra, như vậy axit salicylic sẽ không thể thẩm thấu trực tiếp vào vết chai và phát huy tác dụng.[13]
- Ngoài ra, bạn cũng cần bảo quản miếng dán xa nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc độ ẩm cao.[14]
-
3Không sử dụng sản phẩm khi hết hạn. Tương tự như tác động của nhiệt độ cao, thời gian bảo quản quá lâu cũng ảnh hưởng đến công dụng của sản phẩm. Ngoài tình trạng keo bị giảm độ bám dính, vòng đệm xốp/cao su cũng không còn kết cấu mềm hoặc đàn hồi vốn dùng để hạn chế ma sát và giảm đau cho vết chai.[15] [16]Quảng cáo
Cảnh báo
- Nếu gặp tình trạng rối loạn tuần hoàn nặng, bạn nên đi khám ngay.
- Miếng dán trị chai sần chỉ sử dụng ngoài da.
- Không nên dán lên vùng da bị nứt nẻ.
- Miếng dán trị chai sần chống chỉ định với bệnh nhân bị tiểu đường.
Tham khảo
- ↑ http://www.medicinenet.com/corns/page3.htm
- ↑ http://www.drugs.com/uk/carnation-corn-caps-leaflet.html
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=w_r5TiOJ0YY
- ↑ http://www.drugs.com/uk/carnation-corn-caps-leaflet.html
- ↑ http://www.drugs.com/uk/carnation-corn-caps-leaflet.html
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=w_r5TiOJ0YY
- ↑ http://www.dermnetnz.org/treatments/salicylic-acid.html
- ↑ http://www.drugs.com/uk/carnation-corn-caps-leaflet.html
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1009987-overview
- ↑ http://www.dermnetnz.org/treatments/salicylic-acid.html
- ↑ http://www.dermatocare.com/blog/Foot-corns--how-to-get-rid-of-corn-know-from-a-dermatologist
- ↑ http://www.drugs.com/uk/carnation-corn-caps-leaflet.html
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=w_r5TiOJ0YY
- ↑ http://www.drugs.com/uk/carnation-corn-caps-leaflet.html
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=w_r5TiOJ0YY
- ↑ http://www.drugs.com/uk/carnation-corn-caps-leaflet.html