X
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn những nền tảng cơ bản để sử dụng máy tính khoa học. Máy tính khoa học là dụng cụ không thể thiếu trong chương trình Toán nâng cao như Đại số, Lượng giác và Hình học.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 3:
Những kiến thức cơ bản
-
1Xác định vị trí những tính năng quan trọng. Có nhiều tính năng khác nhau trên máy tính cần thiết cho các môn như Đại số, Lượng giác, Hình học, vân vân. Hãy tìm những tính năng sau trên máy tính:
Tính năng cơ bản[1] Ký hiệu Tính năng + Cộng - Trừ (không phải dấu âm) x Nhân (Thường có một nút x khác dành cho các biến) ÷ Chia ^ Lũy thừa yx y lũy thừa x √ hoặc Sqrt Căn bậc hai ex Hàm số mũ sin Hàm sin sin-1 Hàm sin nghịch đảo cos Hàm cos cos-1 Hàm cos nghịch đảo tan Hàm tan tan-1 Hàm tan nghịch đảo ln Logarit cơ số e log Logarit cơ số 10 (-) hoặc neg Biểu thị số âm () Dấu ngoặc đơn thể hiện thứ tự các phép tính π Chèn số pi Mode Chuyển đổi giữa độ và radian -
2Làm quen với các chức năng phụ. Phần lớn các hàm phổ biến đều có nút chức năng riêng (ví dụ: nút SIN), trong khi đó, một số tính năng ít sử dụng (ví dụ: căn bậc hai √) hoặc nghịch đảo (ví dụ: SIN-1) sẽ được liệt kê phía trên những phím khác.
- Một số máy tính sử dụng nút "Shift" thay cho nút "2ND".
- Trong nhiều trường hợp, màu của nút "Shift" hoặc "2ND" sẽ giống với màu của tên chức năng phụ.
-
3Luôn đóng dấu ngoặc đã mở. Mỗi khi bạn nhập một dấu ngoặc đơn bên trái, bạn phải đóng lại bằng dấu ngoặc đơn bên phải; tương tự, nếu bạn nhập tổng cộng năm dấu ngoặc đơn bên trái, bạn sẽ phải đóng lại bằng năm dấu ngoặc đơn bên phải.
- Bước này rất quan trọng khi nhập những bài toán lớn, vì nếu bạn thiếu dù chỉ một dấu ngoặc đơn, kết quả của phương trình sẽ khác xa so với đáp án đúng.
-
4Chuyển đổi giữa độ và radian. Bạn có thể chuyển đổi giữa chế độ hiển thị giá trị theo độ (dưới dạng một phần của 360) hoặc radian (dưới dạng số thập phân lấy pi làm cơ số) bằng cách nhấn nút MODE, sử dụng các nút mũi tên để chọn RADIANS hoặc DEGREES, sau đó nhấn nút ENTER.
- Bước này rất quan trọng khi thực hiện những bài toán Lượng giác. Nếu nhận thấy phương trình trả về giá trị thập phân thay vì độ (hoặc ngược lại), bạn cần thay đổi cài đặt này.
-
5Học cách lưu và khôi phục. Lưu lại kết quả để sử dụng lại sau đó là kỹ năng cần thiết khi giải những bài toán phức tạp. Sau đây là một số cách khác nhau để lưu trữ và sử dụng thông tin:
- Sử dụng chức năng Answer để gọi lại kết quả cuối cùng được hiển thị trên màn hình máy tính cho phương trình hoặc biểu thức đã nhập. Chẳng hạn, nếu bạn vừa nhập 2^4, hãy nhập -10 và nhấn nút ENTER để tiếp tục lấy kết quả vừa rồi trừ đi 10.
- Nhấn STO khi nhận được kết quả mong muốn, nhấn ALPHA, chọn chữ cái rồi nhấn ENTER. Sau đó, bạn có thể sử dụng chữ cái đã chọn thay cho giá trị lưu trữ.[2]
-
6Xóa màn hình. Nếu bạn cần thoát một menu hoặc xóa vài dòng dữ liệu không còn sử dụng khỏi màn hình máy tính, hãy nhấn nút CLEAR nằm gần đầu bàn phím số.
- Bạn cũng có thể nhấn nút 2ND hoặc Shift rồi nhấn bất kỳ phím nào có chữ "QUIT" phía trên (trong hầu hết trường hợp, đây là nút MODE).
Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:
Thực hành các chức năng
-
1Thử tính một căn bậc hai đơn giản. Thực hành để tìm ra thứ tự các nút bấm với một bài toán đơn giản. Ví dụ: tính căn bậc hai của 9; hẳn bạn cũng biết đáp án sẽ là 3, vì thế đây sẽ là một mẹo hay để áp dụng trong lúc thi nếu lỡ bạn quên thứ tự các nút cần bấm:
- Tìm ký hiệu căn bậc hai (√).
- Nhấn trực tiếp nút căn bậc hai hoặc phím chức năng phụ SHIFT hay 2ND rồi nhấn nút được ký hiệu bởi căn bậc hai.
- Nhấn 9
- Nhấn ENTER để nhận kết quả.
-
2Tính lũy thừa của một số. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ tiến hành bằng cách nhập số đầu tiên, nhấn nút (^) và nhập số mũ của lũy thừa.
- Ví dụ: để tính 22, bạn cần nhập 2^2 rồi nhấn ENTER.
- Để chắc chắn rằng thứ tự các số là đúng, bạn có thể thử kiểm tra bằng phép toán đơn giản 23. Nếu kết quả cũng là 8 thì bạn đã nhấn đúng thứ tự. Nếu kết quả là 9, hẳn là bạn đã nhấn 32.
-
3Thực hành với các hàm số lượng giác. Khi sử dụng các hàm SIN, COS hoặc TAN, có hai điều cần xem xét: thứ tự các phím cần nhấn và khi nào thì sử dụng radian hoặc độ.
- Thực hành một phép tính hàm SIN với kết quả dễ nhớ. Ví dụ: sin của góc 30° là 0,5.
- Trên máy tính khoa học, để tìm sin của góc 30 độ, bạn nhập 30 rồi nhấn sin. Máy tính sẽ trả về kết quả 0,5. Nếu bạn nhận được kết quả khác, nhiều khả năng máy tính đang ở chế độ khác không phải độ. Để đặt về cài đặt hiển thị độ, bạn cần tìm nút DRG. Khi bạn nhấn vào nút DRG nhiều lần, chế độ trên màn hình sẽ chuyển đổi giữa độ, radian và gradian. Hãy nhấn nút DRG cho đến khi độ hoặc DEG hiển thị trên màn hình xem, sau đó nhập 30 rồi nhấn sin sẽ ra kết quả 0,5.
-
4Thực hành nhập phương trình dài. Mọi thứ sẽ phức tạp hơn đôi chút khi bạn bắt đầu nhập những phương trình dài vào máy tính khoa học. Bạn cần xem xét thứ tự nhập và sử dụng dấu () thường xuyên. Để thực hành, hãy thử nhập phương trình sau vào máy tính: 3^4/(3+(25/3+4*(-(1^2))))
- Bạn cần lưu ý về số lượng dấu ngoặc đơn nhằm giữ nguyên công thức. Để sử dụng máy tính hiệu quả, các cặp dấu ngoặc đơn phải được đặt thích hợp.
-
5Xem qua những tính năng phức tạp trong menu MATH. Ngoài những phép toán như SIN, căn bậc hai, nghịch đảo của lũy thừa và pi thường được thể hiện trực tiếp bằng các nút hoặc chức năng phụ, bạn có thể tìm hiểu các tính năng nâng cao hơn (ví dụ: giai thừa) trong menu MATH. Để sử dụng menu MATH, hãy:
- Nhấn nút MATH.
- Sử dụng nút mũi tên lên và xuống để xuộn lên và xuống trong danh mục các phương trình.
- Sử dụng nút mũi tên sang trái và phải để cuộn sang trái hoặc phải trong những danh mục khác nhau.
- Nhấn ENTER để chọn phương trình, sau đó nhập số hoặc công thức mà bạn muốn áp dụng vào phương trình.
- Nhấn ENTER để thực hiện toàn bộ phép tính.
Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:
Biểu diễn phương trình bằng đồ thị
-
1Bạn cần biết rằng không phải máy tính khoa học nào cũng có thể biểu diễn đồ thị. Nếu máy tính hiện tại không có nút Y=, bạn sẽ không thể sử dụng để minh họa đồ thị phương trình "y=mx+b" (hay tương tự).[3]
- Bạn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính để xác định liệu máy có hỗ trợ minh họa đồ thị hay không. Nếu có, bạn sẽ tìm thấy nút Y= ở gần đầu bàn phím số.
-
2Nhấn nút "Y=". Nút này thường nằm phía trên bàn phím số của máy tính. Danh sách các giá trị Y (ví dụ: "Y1", "Y2", vân vân) thể hiện những đồ thị khác nhau sẽ hiện ra.
-
3Nhập phương trình. Nhập phương trình được cho (chẳng hạn: 3x+4) rồi nhấn ENTER. Phương trình sẽ hiện ra bên phải giá trị "Y1".
- Đối với phần X của phương trình, bạn cần nhấn nút X,T,Θ,n (hoặc tương tự).
-
4Nhấn GRAPH. Nút này thường nằm phía trên bàn phím số của máy tính.
-
5Xem kết quả. Đồ thị sẽ hiện ra trên màn hình ngay sau đó. Bạn sẽ nhìn thấy đường cong và vị trí tổng quan của đồ thị.
- Bạn có thể xem từng điểm của đồ thị bằng cách nhấn nút TABLE (hoặc ấn Shift/2ND rồi nhấn GRAPH), sau đó cuộn qua bảng kết quả.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Mỗi máy tính khoa học được bố trí khác nhau, vì thế bạn nên dành một ít thời gian để làm quen với vị trí các chức năng. Nếu như không tìm thấy chức năng cụ thể mà bạn biết máy tính có, hãy xem qua sách hướng dẫn.
Cảnh báo
- Các máy tính khoa học đời cũ (ví dụ: những loại không cho phép nhập hoặc biểu diễn đồ thị) có thể không chứa một số chức năng nâng cao như menu MATH.
Tham khảo
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Operate a Scientific Calculator
Español:usar una calculadora científica
Português:Utilizar uma Calculadora Científica
中文:使用科学计算器
Bahasa Indonesia:Mengoperasikan Kalkulator Ilmiah
Nederlands:Een wetenschappelijke rekenmachine gebruiken
Trang này đã được đọc 960 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo