Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Các đặc tính chống virus và chống vi khuẩn của gel lô hội có thể đem đến nhiều lợi ích cho da – đặc biệt là làn da mỏng manh trên mặt và cổ. Mặc dù lô hội thường là một thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm, bạn cũng có thể dùng gel lô hội nguyên chất thoa trực tiếp lên mặt. Nếu được sử dụng đúng cách, gel lô hội sẽ giúp dưỡng ẩm da, từ đó làm mờ các nếp nhăn. Ngoài ra, lô hội cũng có tác dụng giảm mụn.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Dưỡng ẩm da

  1. 1
    Dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng thoa lô hội lên mặt. Để tận dụng tối đa lợi ích của lô hội, bạn chỉ nên chấm nhẹ, không cần thiết phải mát-xa sâu vào mặt. Nếu thấm quá sâu vào da, gel lô hội có thể gây tác dụng ngược và khiến da mặt bị khô.[2]
    • Chỉ thoa một lớp mỏng gel. Bạn không cần phải phết thật dày. Lớp gel dày cũng không đem lại thêm ích lợi gì.
    • Để có hiệu quả tối ưu, bạn hãy để lô hội trên mặt khoảng 10 phút, sau đó rửa mặt bằng nước mát và thấm khô. Gel lô hội nguyên chất có thể làm khô da nếu lưu trên da quá lâu.
  2. 2
    Rửa mặt bằng gel lô hội mỗi ngày 2 lần. Gel lô hội có thể thay thế được cho cả sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm khi được sử dụng đúng cách. Bạn hãy thoa một lớp mỏng lên da vào buổi sáng và buổi tối. Rửa lại bằng nước mát và thấm khô da.[3]
    • Tránh chà xát lên da mặt, đặc biệt là vùng da mỏng quanh mắt. Bạn có thể khiến da tổn thương và yếu đi nếu chà xát lên da mặt.
  3. 3
    Làm sữa rửa mặt tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho da dầu. Nếu da của bạn thuộc loại dầu và dễ nổi mụn, bạn có thể thấy các sản phẩm dưỡng da truyền thống sẽ chỉ khiến da càng dễ nổi mụn hơn. Hãy kết hợp đường nâu và gel lô hội để tạo thành một loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng giúp tẩy các tế bào chết đang làm tắc các lỗ chân lông, đem lại cho bạn làn da ẩm và khỏe mạnh.[4]
    • Để làm sữa rửa mặt tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm, bạn hãy cho một ít đường nâu vào lòng bàn tay, sau đó thêm gel lô hội vào cho hỗn hợp ẩm đều.
    • Phết đều hỗn hợp lên khắp mặt, tránh vùng da mỏng quanh mắt. Mát-xa nhẹ nhàng khoảng 1 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát và thấm khô da.
    • Dùng sản phẩm này tối thiểu mỗi tuần 2 lần hoặc theo nhu cầu. Ngừng sử dụng nếu da tiết dầu quá mức.
  4. 4
    Dùng gel lô hội chừng mực để có hiệu quả tối đa. Gel lô hội có thể giúp dưỡng ẩm da và cải thiện màu sắc của da. Tuy nhiên, do các enzyme trong gel có tác dụng như chất tẩy tế bào chết, việc sử dụng thường xuyên có thể làm khô da.[5]
    • Da sẽ tiết nhiều dầu khi quá khô. Nếu sử dụng gel lô hội quá thường xuyên, bạn có thể kích thích da tăng sản xuất dầu quá mức. Điều sẽ dẫn đến tình trạng tắc lỗ chân lông, viêm và nổi mụn.
    • Nếu bạn chỉ mới bắt đầu sử dụng gel lô hội, hãy rửa sạch da ngay hoặc chỉ để lô hội trên da không quá 10 phút.

    Lời khuyên: Nếu muốn để lô hội trên da lâu hơn hoặc qua đêm, bạn hãy pha loãng gel lô hội với một chất lỏng dưỡng ẩm khác, chẳng hạn như dầu ô liu.

    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Trị viêm trên da bằng gel lô hội

  1. 1
    Dùng gel lô hội nguyên chất để ngăn ngừa mụn. Gel lô hội nguyên chất có các đặc tính chống virus và vi khuẩn, do đó bạn có thể dùng gel lô hội thay sữa rửa mặt thông thường. Vì có đặc tính kháng viêm, lô hội cũng nhẹ dịu và an toàn cho da nhạy cảm. Bạn có thể thay thế sữa rửa mặt thông thường bằng gel lô hội hoặc ít nhất mỗi tuần một lần và theo dõi xem có sự khác biệt không.[6]
    • Các enzyme trong gel lô hội cũng nhẹ nhàng tẩy đi lớp da bên ngoài, loại bỏ các tế bào chết vốn làm tắc lỗ chân lông khiến mụn nổi lên nhiều hơn. Làn da của bạn sẽ sáng hơn, hồng hào khỏe mạnh hơn.
  2. 2
    Làm mặt nạ với lô hội, quế và mật ong. Trộn 2 thìa canh (49 g) mật ong, 1 thìa canh (20 g) gel lô hội và ¼ thìa cà phê (1 g) bột quế trong bát nhỏ. Thoa hỗn hợp lên mặt, tránh vùng da mỏng quanh mắt. Để mặt nạ trên da 10 phút, sau đó rửa sạch.[7]
    • Vì cả mật ong và bột quế đều có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn tương tự như lô hội, loại mặt nạ này có thể hiệu quả hơn so với mặt nạ chỉ có gel lô hội.

    Một công thức khác: Trộn gel lô hội và nước cốt chanh với tỷ lệ bằng nhau. Thoa một lớp mỏng hỗn hợp lên mặt và để như vậy qua đêm. Rửa mặt như thường lệ vào sáng hôm sau. Liệu pháp này có thể giúp trị mụn đã có và ngăn ngừa mụn mới hình thành.

  3. 3
    Xoa gel lô hội lên da sau khi cạo lông. Nếu thường cạo lông mặt, bạn có thể để lại các vết xước nhỏ li ti trên da gây bỏng rát và ngứa. Thay vì dùng sản phẩm thương mại vốn có thể làm khô da thêm, bạn hãy thoa một lớp mỏng gel lô hội sau khi cạo lông.[8]
    • Vi khuẩn có thể xâm nhập vào da qua các vết xước nhỏ li ti khi bạn gãi khiến da bị viêm nhiều hơn. Gel lô hội giúp làm dịu da và giảm ngứa, vì vậy bạn cũng ít muốn gãi hơn.
  4. 4
    Thoa gel lô hội lên các đốm mụn đã mọc để giảm viêm. Vì có đặc tính kháng viêm, gel lô hội có thể giảm đỏ và sưng, giúp cho các đốm mụn ít nổi rõ. Khả năng dưỡng ẩm của lô hội cũng có lợi cho những người có bệnh về da như bệnh chàm và chứng đỏ mặt.[9]
    • Nếu đang dùng thuốc kê toa để trị các bệnh như mụn trứng cá hoặc chàm, bạn hãy trao đổi với bác sĩ da liễu trước khi bắt đầu sử dụng lô hội hoặc ngừng sử dụng các loại thuốc kê toa.
  5. 5
    Kết hợp gel lô hội với dầu tràm trà để tăng hiệu quả chống mụn trứng cá. Pha 6-12 giọt dầu tràm trà cho mỗi 15 ml gel lô hội. Ban đầu bạn nên pha 6 giọt trước, sau đó từ từ tăng dần, miễn là hỗn hợp không gây đỏ hoặc kích ứng. Chấm hỗn hợp này lên các đốm mụn sau khi rửa mặt và thấm khô da để chữa lành các nốt mụn nhỏ.[10]
    • Bạn có thể mua dầu tràm trà trên mạng hoặc tại các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Lượng dầu tràm trà cần sử dụng sẽ tùy thuộc vào độ đậm đặc của sản phẩm mà bạn mua.
    • Bảo quản lượng hỗn hợp chưa dùng đến trong lọ thủy tinh màu hổ phách đậy kín, để ở nơi tối và mát.
    • Nếu được thoa đều khắp mặt, liệu pháp này có thể giúp ngăn ngừa mụn mới hình thành. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thay cho các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Thu hoạch gel lô hội

  1. 1
    Chọn đúng loại lô hội. Lô hội (aloe) có nhiều loài khác nhau, nhưng chỉ có một loài được gọi là aloe vera. Các loài khác thường chỉ được trồng làm cảnh vì chúng tương đối dễ chăm sóc, nhưng bạn chỉ có thể thu hoạch gel lô hội ở cây aloe vera. Khi đến vườn ươm, bạn hãy kiểm tra nhãn xác định loài cây để chọn cho đúng.[11]
    • Cây aloe vera không có tính chất trang trí so với những loài lô hội khác và hiếm khi nở hoa khi trồng trong nhà.
    • Cây aloe vera có lá mỏng, màu xanh nhạt với nhiều đốm.
  2. 2
    Đổ hỗn hợp đất trồng cây xương rồng vào chậu cây cỡ trung hoặc lớn. Chậu cây cỡ trung hoặc lớn sẽ cho cây đủ không gian để phát triển, vì lô hội có xu hướng mọc tỏa ra. Chọn chậu trồng cây có khả năng thoát nước tốt để đất giữ được độ khô ráo thích hợp.[12]
    • Tìm loại chậu có một lỗ thoát nước to dưới đáy để thoát ẩm. Nếu có nước đọng trong chậu, cây lô hội có thể sẽ không phát triển.
  3. 3
    Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng. Cây lô hội rất kén ánh sáng. Mặc dù cần nhiều ánh nắng mặt trời, chúng có thể sẽ khô kiệt nếu bị phơi nắng quá nhiều. Ánh sáng mặt trời gián tiếp liên tục thường là điều kiện sinh trưởng lý tưởng của lô hội.[13]
    • Nếu ở bắc bán cầu, bạn hãy đặt cây trong nhà ở cửa số hướng nam hoặc hướng tây.
    • Hiện tượng lá cây khô và giòn có thể là dấu hiệu cho thấy cây đang bị phơi nắng trực tiếp quá nhiều. Bạn hãy thử dời cây sang vị trí khác xem tình hình có cải thiện không.
  4. 4
    Tránh tưới cây quá nhiều để giữ cho cây khỏe mạnh. Đất trồng cây phải ẩm khi bạn sờ vào nhưng không được ướt. Bạn có thể kiểm tra lá cây để xác định liệu cây có nhận được đủ nước không. Nếu sờ vào mà thấy lá cây có vẻ ẩm và mát thì nghĩa là cây có đủ nước.[14]
    • Nói chung, bạn không nên tưới lô hội trước khi đất khô hẳn. Loài cây này thường không cần tưới nhiều hơn một lần mỗi tuần. Trong những tháng lạnh, chúng không cần đến lượng nước như vậy.
    • Nếu lá cây lô hội bị khô và giòn, bạn hãy xem xét mức độ ánh nắng mà cây nhận được trước khi tưới thêm nước – nhất là khi đất vẫn còn ẩm. Nắng quá nhiều có thể làm khô lá cây.
  5. 5
    Cắt những lá dày và dài ở gốc cây. Dùng kéo hoặc dao sắc và sạch cắt rời lá cây, càng gần thân cây càng tốt. Những lá dày hơn sẽ có nhiều gel lô hội hơn ở bên trong.[15]
    • Không cố thu hoạch gel lô hội từ cây có lá khô và giòn. Bạn nên dời cây sang vị trí khác và chờ cho cây phục hồi.
    • Bạn có thể thu hoạch gel lô hội từ cây khỏe mạnh cách 6-8 tuần một lần bằng cách cắt 3-4 lá.[16]
  6. 6
    Đặt các lá lô hội thẳng đứng để cho ráo nhựa cây. Bạn hãy đặt các lá lô hội vừa cắt vào bát, mặt cắt ở dưới. Sau vài phút, một chất lỏng màu đỏ hoặc vàng sẽ bắt đầu chảy ra. Bạn cần để cho lá cây chảy nhựa trong 10-15 phút.[17]
    • Chất lỏng này có độc và có thể gây đau dạ dày khi nuốt phải. Cho dù chỉ định dùng lô hội trên mặt, bạn vẫn nên để chất lỏng này chảy đi.
  7. 7
    Gọt lớp vỏ bên ngoài của lá lô hội. Dùng dao sắc và sạch cẩn thận gọt các cạnh đầy gai của lá lô hội, sau đó cắt và bóc phần vỏ xanh của lá khỏi phần gel trong suốt bên trong. Có thể bạn cận luyện tập một chút, nhưng bạn sẽ bóc được chỉ trong một động tác mượt và gọn.[18]
    • Nhớ rửa tay trước khi lấy gel và làm việc trên mặt phẳng sạch để gel khỏi bị nhiễm bẩn.
  8. 8
    Nạo phần gel bên trong lá. Khi đã nhìn thấy lớp gel, bạn hãy lách lưỡi dao vào bên dưới lớp gel để tách ra khỏi mặt lá bên kia. Thao tác chậm rãi, và nhớ cấn thận đừng cắt vào lá.[19]
    • Chỉ cần tập luyện vài lần, bạn sẽ lấy được toàn bộ gel trong lá chỉ với một động tác gọn gàng. Tuy nhiên,, bạn cũng không cần lấy gel nguyên khúc. Nhiều khúc gel nhỏ cũng có tác dụng tương tự và có thể dễ thao tác hơn.
  9. 9
    Cất ngay gel chưa dùng đến vào tủ lạnh. Bạn có thể dùng gel lô hội ngay khi vừa thu hoạch. Nếu muốn thu hoạch nhiều để sử dụng dần, bạn hãy đựng gel lô hội trong hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh. Như vậy gel sẽ giữ được độ tươi.[20]
    • Gel lô hội sẽ giảm chất lượng qua thời gian. Bạn có thể bảo quản gel lô hội trong tủ lạnh vài ngày đến một tuần. Nếu muốn trữ lâu hơn, bạn cần phải đông lạnh.

    Bạn cũng có thể đông lạnh gel lô hội để làm các viên đá lô hội có công dụng xoa dịu. Cho gel lô hội vào máy xay sinh tố và xay 2-3 lần để tạo thành một chất lỏng mịn. Rót chất lỏng này vào khay làm đá và bỏ vào tủ đông. Các viên đá lô hội này có thể xoa trực tiếp lên da để làm mát và giảm viêm hoặc kích ứng.

    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu bạn mua gel lô hội trên mạng hoặc ở cửa hàng, hãy kiểm tra thành phần thật kỹ. Để thu được lợi ích tối đa, bạn nên tránh mua gel lô hội có chứa các hóa chất phụ gia.
  • Để gel lô hội tươi khỏi bị hỏng, bạn luôn phải bảo quản trong hộp đựng kín và đặt ở nơi khô, mát.

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 10.280 lần.
Trang này đã được đọc 10.280 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo